Hàng trăm nông dân vây trụ sở xã đòi lại ruộng đất
Wednesday, November 21, 2012 7:11:33 PM
HẢI PHÒNG (NV) - Hàng trăm gia đình nông dân tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đã bao vây trụ sở xã liên tiếp mấy ngày qua để đòi lại ruộng đất đã bị nhà cầm quyền địa phương cướp đoạt.
Theo tin báo Dân Việt hôm Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012, sau rất nhiều
lần kiện cáo và “thanh tra,” những đòi hỏi công bằng của người nông dân
xã Lập lễ vẫn bị lờ đi, nông dân đã tập trung vây trụ sở xã đòi lại
ruộng đất đã bị nhà cầm quyền lợi dụng chủ trương “dồn điền đổi thửa” từ
năm 2004 để “chiếm dụng của dân.”
Người dân địa phương hoặc bị cướp trắng, hoặc bị cắt bớt phần đất canh tác, theo nguồn tin.
“...Năm 1993, mỗi nhân khẩu trong xã được 14 thước ruộng, nhưng năm 2004 sau khi dồn điền đổi thửa thì mỗi hộ chỉ được nhận 12 thước. Cũng theo người dân thì sau khi dồn điền đổi thửa, nhiều nông dân không được chia ruộng đất,” nguồn tin kể.
Một trong những bằng chứng, theo báo Dân Việt, “Chị Ðinh Thị Vân ở thôn Ðồng Mới bức xúc cho biết: Năm 1993, nhà chị được Nhà nước giao 5 sào ruộng để sản xuất, diện tích đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng năm 2004, xã Lập Lễ dồn điền đổi thửa thì gia đình chị không được chia một thước đất để sản xuất. Bây giờ gia đình có 5 nhân khẩu, chị là nông dân nhưng không có ruộng, hiện phải đi thuê ruộng của người khác để cấy cày.” Chị Vân không phải là trường hợp duy nhất. Nguồn tin đưa thêm ra một số trường hợp tương tự để chứng minh sự sai trái của nhà cầm quyền.
Cuối tháng 5 vừa qua, báo Dân Việt từng đề cập chuyện này. Tờ báo dẫn lời ông Nguyễn Ðức Chiện, chủ tịch UBND xã Lập Lễ “thừa nhận, việc không chia ruộng cho gần 100 hộ dân trong xã là có thật, lý do là UBND xã đã trả ruộng cho họ bằng đất nuôi trồng thủy sản.”
Truy nhiên, khi được nhà báo phỏng vấn, ông Lại Ðức Long - Trưởng phòng Tài Nguyên-Môi Trường Thủy Nguyên lại nói: “Việc xã không chia ruộng cho các hộ dân là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai.”
Theo ông này, “Nếu việc phản ánh của người dân là có thật thì đây là việc làm hết sức tắc trách của UBND xã Lập Lễ, bởi vì không thể đánh đồng giữa đất nông nghiệp đã được giao cho người dân sử dụng lâu dài với đất nuôi trồng thủy sản mà xã cho các hộ dân thuê.”
Ðược biết, “huyện Thủy Nguyên đang thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra toàn diện về công tác dồn điền đổi thửa ở xã Lập Lễ.” Nhưng suốt 6 tháng qua, cái cơ quan “thanh tra, kiểm tra” này vẫn thấy nín lặng.
Tháng 4, 2012, hàng ngàn người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) tập trung tại trụ sở của UBND xã “phản đối những sai phạm quản lý đất đai của nhà cầm quyền xã, đòi trả lại đất,” theo tin báo Tuổi Trẻ ngày 27 tháng 4, 2012.
Tờ Tuổi Trẻ nói ngày 26 tháng 4, 2012, rất đông người dân trên địa bàn xã Liên Hiệp kéo nhau về trụ sở UBND xã, mang theo băng rôn, khẩu hiệu có nội dung đề nghị chính quyền, cán bộ xã “trả lại ruộng đất,” thậm chí mang cả xoong nồi để nấu cháo ngay tại sân trụ sở UBND xã.” Thấy nguy “lãnh đạo và cán bộ UBND xã Liên Hiệp phải lánh tạm đi nơi khác, bộ máy chính quyền xã tạm dừng hoạt động trong hai ngày 26 và 27 tháng 4.”
Hàng ngày, hàng đoàn người dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tập trung ở Hà Nội, đi từ cơ quan này đến cơ quan khác khiếu kiện vì bị nhà cầm quyền cướp đất sản xuất, đẩy họ từ đời sống sung túc sang thành những kẻ vô nghề nghiệp, đói khổ.
Ngày 24 tháng 4, 2012, khoảng 3 ngàn cán Bộ Công An được đưa tới Văn Giang cưỡng chế rầm rộ và hung bạo được nhiều mạng xã hội đưa hình ảnh, video clips lên Internet đã làm xấu mặt chế độ Hà Nội không ít.
Hàng ngày, rất nhiều người dân oan khắp nơi, tập trung ở Hà Nội khiếu kiện trong vô vọng. Một số người còn bị đánh đập hay bắt giữ. Tin trong ngày Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012 cho hay cụ Nguyễn Xuân Hiền, 75 tuổi, một cụ ông trong số hàng chục người từ Ðà Nẵng tới thủ đô Hà Nội khiếu kiện ở trung ương, đã bị công an hành hung nằm xỉu.
Tin của Blog Ba Sàm nói rằng lực lượng an ninh, công an và dân phòng
của quận Tây Hồ và phường Thụy Khuê đã xô đẩy và giằng các biểu ngữ của
họ. Cụ bà Lê Hiền Ðức, người thường đứng ra bênh vực dân oan khiếu kiện
đã bị công an “xô ngã, dập đầu vào vỉa hè.”
Ngày 12 tháng 11, 2012 vừa qua, một cụ bà tên Hà Thị Nhung, 76 tuổi, đã chết “trong khi bị công an đưa đi” khi khiếu kiện ở vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội. Bà cụ này được mô tả là “mẹ Việt Nam anh hùng,” có “nhiều thành tích và huân chương kháng chiến hạng nhì.” (PL)
Wednesday, November 21, 2012 7:11:33 PM
HẢI PHÒNG (NV) - Hàng trăm gia đình nông dân tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, đã bao vây trụ sở xã liên tiếp mấy ngày qua để đòi lại ruộng đất đã bị nhà cầm quyền địa phương cướp đoạt.
|
Nông dân bao vây trụ sở UBND xã hôm 17 tháng 11, 2012. (Hình: Dân Việt)
|
Người dân địa phương hoặc bị cướp trắng, hoặc bị cắt bớt phần đất canh tác, theo nguồn tin.
“...Năm 1993, mỗi nhân khẩu trong xã được 14 thước ruộng, nhưng năm 2004 sau khi dồn điền đổi thửa thì mỗi hộ chỉ được nhận 12 thước. Cũng theo người dân thì sau khi dồn điền đổi thửa, nhiều nông dân không được chia ruộng đất,” nguồn tin kể.
Một trong những bằng chứng, theo báo Dân Việt, “Chị Ðinh Thị Vân ở thôn Ðồng Mới bức xúc cho biết: Năm 1993, nhà chị được Nhà nước giao 5 sào ruộng để sản xuất, diện tích đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng năm 2004, xã Lập Lễ dồn điền đổi thửa thì gia đình chị không được chia một thước đất để sản xuất. Bây giờ gia đình có 5 nhân khẩu, chị là nông dân nhưng không có ruộng, hiện phải đi thuê ruộng của người khác để cấy cày.” Chị Vân không phải là trường hợp duy nhất. Nguồn tin đưa thêm ra một số trường hợp tương tự để chứng minh sự sai trái của nhà cầm quyền.
Cuối tháng 5 vừa qua, báo Dân Việt từng đề cập chuyện này. Tờ báo dẫn lời ông Nguyễn Ðức Chiện, chủ tịch UBND xã Lập Lễ “thừa nhận, việc không chia ruộng cho gần 100 hộ dân trong xã là có thật, lý do là UBND xã đã trả ruộng cho họ bằng đất nuôi trồng thủy sản.”
Truy nhiên, khi được nhà báo phỏng vấn, ông Lại Ðức Long - Trưởng phòng Tài Nguyên-Môi Trường Thủy Nguyên lại nói: “Việc xã không chia ruộng cho các hộ dân là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đất đai.”
Theo ông này, “Nếu việc phản ánh của người dân là có thật thì đây là việc làm hết sức tắc trách của UBND xã Lập Lễ, bởi vì không thể đánh đồng giữa đất nông nghiệp đã được giao cho người dân sử dụng lâu dài với đất nuôi trồng thủy sản mà xã cho các hộ dân thuê.”
Ðược biết, “huyện Thủy Nguyên đang thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra toàn diện về công tác dồn điền đổi thửa ở xã Lập Lễ.” Nhưng suốt 6 tháng qua, cái cơ quan “thanh tra, kiểm tra” này vẫn thấy nín lặng.
Tháng 4, 2012, hàng ngàn người dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) tập trung tại trụ sở của UBND xã “phản đối những sai phạm quản lý đất đai của nhà cầm quyền xã, đòi trả lại đất,” theo tin báo Tuổi Trẻ ngày 27 tháng 4, 2012.
Tờ Tuổi Trẻ nói ngày 26 tháng 4, 2012, rất đông người dân trên địa bàn xã Liên Hiệp kéo nhau về trụ sở UBND xã, mang theo băng rôn, khẩu hiệu có nội dung đề nghị chính quyền, cán bộ xã “trả lại ruộng đất,” thậm chí mang cả xoong nồi để nấu cháo ngay tại sân trụ sở UBND xã.” Thấy nguy “lãnh đạo và cán bộ UBND xã Liên Hiệp phải lánh tạm đi nơi khác, bộ máy chính quyền xã tạm dừng hoạt động trong hai ngày 26 và 27 tháng 4.”
Hàng ngày, hàng đoàn người dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên tập trung ở Hà Nội, đi từ cơ quan này đến cơ quan khác khiếu kiện vì bị nhà cầm quyền cướp đất sản xuất, đẩy họ từ đời sống sung túc sang thành những kẻ vô nghề nghiệp, đói khổ.
Ngày 24 tháng 4, 2012, khoảng 3 ngàn cán Bộ Công An được đưa tới Văn Giang cưỡng chế rầm rộ và hung bạo được nhiều mạng xã hội đưa hình ảnh, video clips lên Internet đã làm xấu mặt chế độ Hà Nội không ít.
Hàng ngày, rất nhiều người dân oan khắp nơi, tập trung ở Hà Nội khiếu kiện trong vô vọng. Một số người còn bị đánh đập hay bắt giữ. Tin trong ngày Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012 cho hay cụ Nguyễn Xuân Hiền, 75 tuổi, một cụ ông trong số hàng chục người từ Ðà Nẵng tới thủ đô Hà Nội khiếu kiện ở trung ương, đã bị công an hành hung nằm xỉu.
|
Ông cụ Nguyễn Xuân Hiền, 75 tuổi, từ Ðà Nẵng về Hà Nội khiếu kiện bị công an hành hung, nằm xỉu ở khu tượng đài Lý Tự Trọng, Hà Nội ngày 21 tháng 11, 2012. (Hình: Blog Lê Hiền Ðức) |
Ngày 12 tháng 11, 2012 vừa qua, một cụ bà tên Hà Thị Nhung, 76 tuổi, đã chết “trong khi bị công an đưa đi” khi khiếu kiện ở vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội. Bà cụ này được mô tả là “mẹ Việt Nam anh hùng,” có “nhiều thành tích và huân chương kháng chiến hạng nhì.” (PL)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm