Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Kết quả nghiên cứu tác hại của ngô biến đổi gien gây tranh luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc các chứng bệnh u, bướu cao và tuổi thọ giảm đi nhiều nơi nhóm chuột được nuôi bằng ngô biến đổi gien.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc các chứng bệnh u, bướu cao và tuổi thọ giảm đi nhiều nơi nhóm chuột được nuôi bằng ngô biến đổi gien.
Wikipédia

Minh Anh
Đề tài trên các báo Pháp hôm nay khá đa dạng. Nhưng đáng chú ý nhất là kết quả nghiên cứu gây chấn động của giáo sư Gilles-Eric Seralini (trường đại học Caen Pháp) đăng trên tạp chí Food and Chemical Toxicology về các tác hại của giống ngô biến đổi gien của hãng Monsanto của Mỹ lên loài chuột. Hầu hết các báo Pháp đều nhận định kết quả nghiên cứu buộc xem xét lại quy trình nhập khẩu các giống ngô của hãng Monsanto.

Trong bài viết đề tựa « Nghiên cứu gây tranh luận sôi nổi về các sản phẩm biến đổi gien », Le Monde nhận định rằng lần đầu tiên một nghiên cứu đề cập đến các tác hại trên chuột của việc tiêu thụ ngô biến đổi gien NK 603, có kèm theo hay không thuốc diệt cỏ Roundup do tập đoàn Monsanto cung cấp.
Trước đó, tạp chí Food and Chemical Toxicology cũng đã từng đăng một kết quả nghiên cứu khác do giáo sư Yaxi Zhu thuộc đại học nông nghiệp Bắc Kinh, đánh giá tính độc hại của một giống ngô, kháng cùng loại thuốc diệt cỏ, trên cùng loài gặm nhấm. Tuy nhiên nghiên cứu của vị giáo sư này lại không truy ra được các vấn đề.
Lần này, điểm độc đáo trong nghiên cứu của GS Seralini và các cộng sự là đã thực hiện một khảo sát thực nghiệm đầy tham vọng. Lượng mẫu khảo sát dồi dào (hai trăm chú chuột được sử dụng) và thí nghiệm kéo dài trong vòng hai năm. Thường thì, kiểu khảo sát như thế chỉ kéo dài trong vòng ba tháng. Một thời hạn được cho là quá ngắn ngủi, nhưng vì đó là các tiêu chuẩn do OCDE đưa ra, theo như nhận định của ông Eric Meunier, thuộc Hiệp hội thông tin sản phẩm biến đổi gien, đăng trên báo L’Humanité.
Kết quả nghiên cứu do GS Seralini chủ trì cho thấy tỉ lệ mắc các chứng bệnh u, bướu cao và tuổi thọ giảm đi nhiều nơi nhóm chuột được nuôi bằng ngô biến đổi gien có sử dụng chất diệt cỏ Roundup, so với nhóm chuột đối chứng được nuôi bằng ngô thường.
Điều muốn nói là kết quả này đã thận trọng đặt lại vấn đề về nhiều nghiên cứu độc hại học được tiến hành trước đó trên nhiều loại sản phẩm biến đổi gien khác nhau và nhiều giống thực vật khác mà không chỉ ra được tác hại giữa nhóm động vật đối chứng và nhóm được nuôi dưỡng bằng thực vật có gien biến đổi.
Theo Le Monde, phần đông các nghiên cứu đó được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, chưa tới hai năm với các tham số kiểm tra ít, và thường là do các tập đoàn công nghiệp tài trợ. Còn những nghiên cứu nào ghi nhận có sự độc hại, lại không chỉ rõ đó là giống ngô NK 603.
Một điểm khác nữa là, nghiên cứu lần này là được tài trợ phần đông bởi các doanh nghiệp chuyên về phân phối lớn, Bộ Nghiên cứu của Pháp và Ủy ban nghiên cứu và thông tin độc lập về kỹ thuật gien - hiệp hội chuyên đấu tranh chống lại các ngành công nghệ sinh học.
Cũng liên quan đến chủ đề này, Libération cho biết Pháp nói riêng và châu Âu nói chung phải xem lại chính sách nhập khẩu giống ngô biến đổi gien, kết quả nghiên cứu của ông Seralini cũng gây nhiều tranh luận trong giới khoa học.
Tuy nhiên, GS Seralini đã có phản ứng mạnh mẽ từ chối việc Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (Efsa) nắm lấy bản nghiên cứu này. Theo ông, sẽ xảy ra xung đột quyền lợi vì chính cơ quan này đã cho phép nhập khẩu giống ngô NK-603.
Mặt khác, nghiên cứu cũng làm dấy lên các tranh cãi trong giới khoa học, đặt vấn đề về phương pháp làm việc của một nhóm nghiên cứu công khai chống lại các thực phẩm biến đổi gien. Họ chỉ ra ba điểm đáng tranh cãi trong nghiên cứu : Thứ nhất, giống chuột được đem thử nghiệm là giống Sprague-Dowley, một giống chuột dễ dàng phát bệnh ung thư. Thứ hai, thời gian nghiên cứu kéo dài hai năm cũng tương đồng với tuổi thọ của chuột. Và cuối cùng, khó khăn trong việc thẩm định kết quả cũng như là thời hạn thử nghiệm.

http://www.viet.rfi.fr/diem-bao/ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm