Hội nghị Trung ương Đảng định đoạt số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (T) nói chuyện với chủ tịch nước Trương
Tấn Sang trong lễ khai mạc Đại hội Đảng 11, Hà Nội, 12/01/2011
REUTERS/Kham
Ngày 01/10/2012 vừa qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã bất ngờ
triệu tập Hội nghị Trung ương 6 sớm hơn dự kiến đến hai tuần. Kéo dài
trong 15 ngày, Hội nghị Trung ương lần này được thông báo là chủ yếu sẽ
bàn về « quy hoạch lãnh đạo chủ chốt ». Trên thực tế, Ban Chấp
hành Trung ương sẽ định đoạt số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện
đang bị yếu thế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Việt Nam.
Được Đảng giao nắm quyền Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đầu năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng nay giống như là « chỉ mành treo chuông » như mô tả của các nhà phân tích.
Tuy ít có khả năng ông bị cách chức ngay bây giờ, nhưng theo nhận định của hãng tin AFP hôm nay, một điều chắc chắn là sau Hội nghị Trung ương lần này, quyền lực của Thủ tướng Dũng sẽ bị suy yếu nhiều, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư ngoại quốc sụt giảm mạnh, nhiều tập đoàn Nhà nước bị thua lỗ nặng nề, bê bối tài chính trong khu vực ngân hàng.
AFP trích lời ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Úc, dự đoán sẽ có đụng độ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những đối thủ của ông, mà cụ thể là phe Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Theo ông Thayer, có thể là ít nhất đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách giảm bớt những quyền hành quá lớn mà phe của ông Dũng đã thâu tóm được. Vấn đề là không biết các đối thủ của Thủ tướng Việt Nam có thể đi đến việc buộc ông Dũng từ chức hay không.
Dầu sao, trận đấu sẽ rất quyết liệt, bởi vì ngay trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị hôm thứ Hai vừa qua, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã báo trước rằng « ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này ». Theo ông Trọng, những vấn đề sẽ được bàn và quyết định đều « rất quan trọng và phức tạp ».
Chỉ trích gián tiếp năng lực quản lý kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định là trong thời gian qua, « chúng ta chỉ mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống đối phó với khó khăn về tài chính và ngân hàng, mà chưa triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ». Ông Trọng cho rằng, phải tiếp tục kềm chế lạm phát, nhưng phải « tập trung ưu tiên cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô ».
Theo nhận định của AFP, chiến lược phát triển kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gặp nhiều thất bại ê chề. Chính ông đã thúc đẩy việc hình thành những tập đoàn công nghiệp theo kiểu Chaebol của Hàn Quốc, nhưng một số tập đoàn như Vinashin và Vinalines đã bị thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất hàng tỷ đôla. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đầy nợ xấu và việc tái cơ cấu ngành này đã bị chựng lại từ cuối năm 2011. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt giữ và bị khởi tố trong vụ bê bối tài chinh ở ngân hàng ACB, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và là một trong những nhân vật thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng. Thứ Sáu tuần trước, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ bậc điểm của Việt Nam cũng chính là do quan ngại về khu vực ngân hàng.
Nay các đối thủ của Thủ tướng Dũng muốn ông phải trả giá về những thất bại đó. Nhiều trang blog cũng đang tập trung đả kích phe Nguyễn Tấn Dũng. AFP trích lời một cán bộ đảng cho rằng, « chưa bao giờ có một Thủ tướng bị công khai chỉ trích nặng nề về thất bại kinh tế và tham nhũng như thế ». Vị cán bộ này nói thêm : « Đây là cuộc đấu giữa một bên là thế lực có tiền và bên kia là thế lực có quyền, nhằm chống tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ Đảng ».
Theo các nguồn tin từ nội bộ Đảng, trong cuộc họp vào tuần trước, 14 ủy viên Bộ Chính trị đã không ra được một biện pháp kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho nên, mới cấp tốc triệu tập Hội nghị Trung ương để bàn về việc này. Nhưng theo vị cán bộ Đảng nói trên, sẽ rất khó mà cách chức được ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy ít có khả năng ông bị cách chức ngay bây giờ, nhưng theo nhận định của hãng tin AFP hôm nay, một điều chắc chắn là sau Hội nghị Trung ương lần này, quyền lực của Thủ tướng Dũng sẽ bị suy yếu nhiều, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư ngoại quốc sụt giảm mạnh, nhiều tập đoàn Nhà nước bị thua lỗ nặng nề, bê bối tài chính trong khu vực ngân hàng.
AFP trích lời ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Úc, dự đoán sẽ có đụng độ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những đối thủ của ông, mà cụ thể là phe Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Theo ông Thayer, có thể là ít nhất đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách giảm bớt những quyền hành quá lớn mà phe của ông Dũng đã thâu tóm được. Vấn đề là không biết các đối thủ của Thủ tướng Việt Nam có thể đi đến việc buộc ông Dũng từ chức hay không.
Dầu sao, trận đấu sẽ rất quyết liệt, bởi vì ngay trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị hôm thứ Hai vừa qua, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã báo trước rằng « ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này ». Theo ông Trọng, những vấn đề sẽ được bàn và quyết định đều « rất quan trọng và phức tạp ».
Chỉ trích gián tiếp năng lực quản lý kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định là trong thời gian qua, « chúng ta chỉ mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống đối phó với khó khăn về tài chính và ngân hàng, mà chưa triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ». Ông Trọng cho rằng, phải tiếp tục kềm chế lạm phát, nhưng phải « tập trung ưu tiên cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô ».
Theo nhận định của AFP, chiến lược phát triển kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gặp nhiều thất bại ê chề. Chính ông đã thúc đẩy việc hình thành những tập đoàn công nghiệp theo kiểu Chaebol của Hàn Quốc, nhưng một số tập đoàn như Vinashin và Vinalines đã bị thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất hàng tỷ đôla. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đầy nợ xấu và việc tái cơ cấu ngành này đã bị chựng lại từ cuối năm 2011. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt giữ và bị khởi tố trong vụ bê bối tài chinh ở ngân hàng ACB, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và là một trong những nhân vật thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng. Thứ Sáu tuần trước, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ bậc điểm của Việt Nam cũng chính là do quan ngại về khu vực ngân hàng.
Nay các đối thủ của Thủ tướng Dũng muốn ông phải trả giá về những thất bại đó. Nhiều trang blog cũng đang tập trung đả kích phe Nguyễn Tấn Dũng. AFP trích lời một cán bộ đảng cho rằng, « chưa bao giờ có một Thủ tướng bị công khai chỉ trích nặng nề về thất bại kinh tế và tham nhũng như thế ». Vị cán bộ này nói thêm : « Đây là cuộc đấu giữa một bên là thế lực có tiền và bên kia là thế lực có quyền, nhằm chống tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ Đảng ».
Theo các nguồn tin từ nội bộ Đảng, trong cuộc họp vào tuần trước, 14 ủy viên Bộ Chính trị đã không ra được một biện pháp kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho nên, mới cấp tốc triệu tập Hội nghị Trung ương để bàn về việc này. Nhưng theo vị cán bộ Đảng nói trên, sẽ rất khó mà cách chức được ông Nguyễn Tấn Dũng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm