Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc đã bị vô hiệu hóa ?
Đất hiếm, nguyên liệu cần thiết để chế tạo các sản phẩm công nghệ cao
(en.wikipedia.org)
Gần đây, khi quan hệ hai bên lại căng thẳng trên vấn đề chủ
quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh đã không ngần ngại dùng biện
pháp kinh tế để gây sức ép trên Tokyo. Thế nhưng lần này, không thấy
Trung Quốc dùng đến loại vũ khí đất hiếm, từng chứng tỏ hiệu quả cách
nay hai năm, khi họ hạn chế việc xuất khẩu loại nguyên liệu thiết yếu
cho nền công nghiệp Nhật Bản, buộc được đối thủ lùi bước trong cuộc đọ
sức cũng về chủ quyền biển đảo.
Nguyên do rất đơn giản. Rút kinh nghiệm lúc ấy, Tokyo, cùng với
nhiều nước khác, đã tìm cách hóa giải ngón đòn này của Bắc Kinh và đã
có dấu hiệu thành công.
Một bài phóng sự đăng trên nhật báo Mỹ Washington Post vào hôm qua, 27/10/2012, đã mô tả cụ thể một phần trong chiến lược được Nhật Bản và Hoa Kỳ áp dụng để phá vỡ thế lệ thuộc vào nguồn đất hiếm, mà cho đến gần đây Trung Quốc hầu như nắm độc quyền : Đó là tự mình đầu tư khai thác, chứ không còn trông chờ vào một nhà cung cấp duy nhất.
Ví dụ được tờ báo Mỹ nêu bật là trường hợp của tập đoàn Nhật Hitachi Metals, đã qua tận bên Mỹ, đầu tư vào một cơ sở sản xuất nam châm công nghệ cao từ đất hiếm. Nhà máy đặt tại một thành phố nhỏ bé, không đầy 4000 dân tại tiểu bang North Carolina, mang một cái tên tiền định là China Grove. Dù chỉ sử dụng 70 nhân công, nhà máy này là một thí dụ nhỏ cho thấy là việc vận dụng thế lực của thị trường đôi khi có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng thương mại của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thống trị việc sản xuất các loại nam châm hi-tech đó, một phần bởi vì Trung Quốc hầu như có độc quyền trên việc khai thác và tinh chế các nguyên liệu đất hiếm dùng để làm ra các sản phẩm này.
Có 14 loại đất hiếm thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp cao cấp, chẳng hạn như giúp chiếu sáng các loại ống nhòm nhìn đêm, tạo chất màu tỏa sáng màn hình của điện thoại thông minh...
Riêng về loại nam châm đất hiếm đang được đầu tư sản xuất ở Mỹ, chất liệu này nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn nam châm kim loại truyền thống, nên cực kỳ hữu dụng trong các bình ắc quy cung cấp năng lượng trong xe hơi chạy bằng điện. Mục tiêu của hãng Hitachi Metals là nhằm cung ứng cho các nhà sản xuất xe chạy bằng điện hay chạy bằng cả điện lẫn xăng.
Chiến lược thoát khỏi vòng kềm tỏa của Bắc Kinh đã được ông Koshi Okamoto, giám đốc điều hành chi nhánh tại Mỹ của Hitachi Metals giải thích : " Tương tự như mọi nhà cung cấp khác, chúng tôi đang cố gắng để khỏi phải lệ thuộc vào các nguồn từ Trung Quốc ".
Phải nói là cách nay hai năm, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới về việc Bắc Kinh đã lợi dụng thế độc quyền của mình trên các khoáng sản, để dùng đất hiếm như một vũ khí chính trị và kinh tế - cụ thể là để trừng phạt Nhật Bản vì dám tranh chấp các hòn đảo ở Biển Hoa Đông với Trung Quốc, và để lôi kéo các công ty nước ngoài di dời các nhà máy qua Trung Quốc bằng miếng mồi " được cung cấp đất hiếm giá rẻ ".
Tương tự như Hitachi của Nhật, công ty Mỹ Molycorp trụ sở tại Colorado đã kết hợp với một số đối tác ở Úc và ở nơi khác, để phá vỡ thế thống trị của Trung Quốc. Molycorp đã cho mở cửa trở lại một mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, bang California. Mỏ này đã bị đóng cửa một thập kỷ trước đây vì không đương cự được trước nguồn cung cấp đất hiếm giá rẻ đến từ Trung Quốc.
Chủ tịch Molycorp Mark A. Smith cho biết là công ty của ông đã tăng số nhân công làm việc tại mỏ từ 55 lên thành 420 trong những năm gần đây, hằm sản xuất khoảng 40.000 tấn một năm vào năm 2013, chiếm khoảng 30% nguồn cung dự trù cho toàn thế giới.
Theo doanh nhân Mỹ này, chiến lược thoát khỏi sự lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc đang đơm hoa kết trái. Trước đây, vào lúc uy lực đất hiếm của Trung Quốc cực mạnh, giá sản phẩm làm ra tại Trung Quốc rẻ hơn những nơi khác đến 40%, khiến cho các nơi sản xuất ngoài Trung Quốc phải đóng cửa. Thế nhưng, hiện nay, theo ông Smith, giá của Trung Quốc đã gần như ngang bằng với nơi khác. Điều này làm cho vũ khí đất hiếm của Trung Quốc mất đi hiệu quả.
Từ hai năm nay, vị trí độc quyền của Trung Quốc trong địa hạt đất hiếm đang bị sói mòn dần dần. Nhật Bản, nước tiêu thụ hàng đầu, ngày càng đa dạng hóa nguồn cung cấp, đi tìm đất hiếm ở Mông Cổ, Việt Nam, hay ở Mỹ như nói trên…
Mới đây, báo The Asahi Shimbun của Nhật đã tiết lộ khả năng Tokyo nhập khẩu một khối lượng đất hiếm lớn từ Ấn Độ, có thể đáp ứng được 15% nhu cầu của Nhật Bản. Thương vụ quan trọng này dự trù được ký kết nhân chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Manmohan Singh vào tháng 11 tới đây.
Theo các nhà quan sát, động thái hoàn toàn không vô ích trong bối cảnh Trung Quốc vẫn duy trì các hành động gây căng thẳng với Nhật Bản vì tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Một bài phóng sự đăng trên nhật báo Mỹ Washington Post vào hôm qua, 27/10/2012, đã mô tả cụ thể một phần trong chiến lược được Nhật Bản và Hoa Kỳ áp dụng để phá vỡ thế lệ thuộc vào nguồn đất hiếm, mà cho đến gần đây Trung Quốc hầu như nắm độc quyền : Đó là tự mình đầu tư khai thác, chứ không còn trông chờ vào một nhà cung cấp duy nhất.
Ví dụ được tờ báo Mỹ nêu bật là trường hợp của tập đoàn Nhật Hitachi Metals, đã qua tận bên Mỹ, đầu tư vào một cơ sở sản xuất nam châm công nghệ cao từ đất hiếm. Nhà máy đặt tại một thành phố nhỏ bé, không đầy 4000 dân tại tiểu bang North Carolina, mang một cái tên tiền định là China Grove. Dù chỉ sử dụng 70 nhân công, nhà máy này là một thí dụ nhỏ cho thấy là việc vận dụng thế lực của thị trường đôi khi có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng thương mại của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thống trị việc sản xuất các loại nam châm hi-tech đó, một phần bởi vì Trung Quốc hầu như có độc quyền trên việc khai thác và tinh chế các nguyên liệu đất hiếm dùng để làm ra các sản phẩm này.
Có 14 loại đất hiếm thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp cao cấp, chẳng hạn như giúp chiếu sáng các loại ống nhòm nhìn đêm, tạo chất màu tỏa sáng màn hình của điện thoại thông minh...
Riêng về loại nam châm đất hiếm đang được đầu tư sản xuất ở Mỹ, chất liệu này nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn nam châm kim loại truyền thống, nên cực kỳ hữu dụng trong các bình ắc quy cung cấp năng lượng trong xe hơi chạy bằng điện. Mục tiêu của hãng Hitachi Metals là nhằm cung ứng cho các nhà sản xuất xe chạy bằng điện hay chạy bằng cả điện lẫn xăng.
Chiến lược thoát khỏi vòng kềm tỏa của Bắc Kinh đã được ông Koshi Okamoto, giám đốc điều hành chi nhánh tại Mỹ của Hitachi Metals giải thích : " Tương tự như mọi nhà cung cấp khác, chúng tôi đang cố gắng để khỏi phải lệ thuộc vào các nguồn từ Trung Quốc ".
Phải nói là cách nay hai năm, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới về việc Bắc Kinh đã lợi dụng thế độc quyền của mình trên các khoáng sản, để dùng đất hiếm như một vũ khí chính trị và kinh tế - cụ thể là để trừng phạt Nhật Bản vì dám tranh chấp các hòn đảo ở Biển Hoa Đông với Trung Quốc, và để lôi kéo các công ty nước ngoài di dời các nhà máy qua Trung Quốc bằng miếng mồi " được cung cấp đất hiếm giá rẻ ".
Tương tự như Hitachi của Nhật, công ty Mỹ Molycorp trụ sở tại Colorado đã kết hợp với một số đối tác ở Úc và ở nơi khác, để phá vỡ thế thống trị của Trung Quốc. Molycorp đã cho mở cửa trở lại một mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, bang California. Mỏ này đã bị đóng cửa một thập kỷ trước đây vì không đương cự được trước nguồn cung cấp đất hiếm giá rẻ đến từ Trung Quốc.
Chủ tịch Molycorp Mark A. Smith cho biết là công ty của ông đã tăng số nhân công làm việc tại mỏ từ 55 lên thành 420 trong những năm gần đây, hằm sản xuất khoảng 40.000 tấn một năm vào năm 2013, chiếm khoảng 30% nguồn cung dự trù cho toàn thế giới.
Theo doanh nhân Mỹ này, chiến lược thoát khỏi sự lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc đang đơm hoa kết trái. Trước đây, vào lúc uy lực đất hiếm của Trung Quốc cực mạnh, giá sản phẩm làm ra tại Trung Quốc rẻ hơn những nơi khác đến 40%, khiến cho các nơi sản xuất ngoài Trung Quốc phải đóng cửa. Thế nhưng, hiện nay, theo ông Smith, giá của Trung Quốc đã gần như ngang bằng với nơi khác. Điều này làm cho vũ khí đất hiếm của Trung Quốc mất đi hiệu quả.
Từ hai năm nay, vị trí độc quyền của Trung Quốc trong địa hạt đất hiếm đang bị sói mòn dần dần. Nhật Bản, nước tiêu thụ hàng đầu, ngày càng đa dạng hóa nguồn cung cấp, đi tìm đất hiếm ở Mông Cổ, Việt Nam, hay ở Mỹ như nói trên…
Mới đây, báo The Asahi Shimbun của Nhật đã tiết lộ khả năng Tokyo nhập khẩu một khối lượng đất hiếm lớn từ Ấn Độ, có thể đáp ứng được 15% nhu cầu của Nhật Bản. Thương vụ quan trọng này dự trù được ký kết nhân chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Manmohan Singh vào tháng 11 tới đây.
Theo các nhà quan sát, động thái hoàn toàn không vô ích trong bối cảnh Trung Quốc vẫn duy trì các hành động gây căng thẳng với Nhật Bản vì tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm