Hà Nội đã phạt 19 trường hợp không chính chủ
- Sau 5 ngày nghị định 71
có hiệu lực, CSGT Hà Nội phát hiện, xử phạt 19 trường hợp ô tô đã quá
thời gian làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu.
Tính đến ngày 15/11/2012, Phòng CSGT CATP Hà Nội đã tiếp nhận, giải
quyết 179 trường hợp chủ phương tiện (trong đó ô tô là 127 và xe máy là
52), đến làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu sau khi mua, bán.
Quá trình kiểm tra, Phòng CSGT phát hiện, xử phạt 19 trường hợp đều là ô
tô đã quá thời gian làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu.
Tâm lý người dân “ngại” nộp thuế lần 2 hoặc muốn giữ biển đẹp nên không đi sang tên đổi chủ sau khi mua bán xe.
Trung tá Đinh Văn Hòa, Đội phó Đội Đăng ký quản lý phương tiện thuộc
Phòng CSGT cho biết: “Tình trạng chủ sở hữu phương tiện không sang tên,
chuyển quyền sở hữu hiện nay còn rất lớn. Thống kê cho thấy, từ đầu năm
2012 đến nay, mới có hơn 12.600 trường hợp làm thủ tục này, trong đó xử
phạt 650 chủ sở hữu ô tô, trường hợp xe máy, mô tô bị phạt là rất ít”.
Tại các cơ sở đăng ký của CSGT đều có bảng thông báo đầy đủ thủ tục đăng ký, sang tên chuyển quyền sở hữu.
Cụ thể, người dân đến làm các thủ tục này chỉ cần xuất trình 5 loại giấy
tờ gồm: Tờ khai đăng ký, đăng ký xe, chứng từ mua bán, lệ phí trước bạ
và chứng minh nhân dân của chủ xe.
Trong trường hợp không còn đăng ký xe, chủ sở hữu chỉ cần điền thông tin
trên vào tờ khai. Cơ quan công an sẽ ra thông báo và sau 15 ngày nếu
không xảy ra kiện cáo, thắc mắc gì, hồ sơ trên sẽ được giải quyết.
CATP Hà Nội vừa có tờ trình đề nghị UBND TP giảm mức thu lệ phí trước bạ đối với xe ô tô.
Theo đó, hiện CATP đã đăng ký, quản lý trên 460 nghìn phương tiện ô tô.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều chủ phương
tiện sau khi mua, bán xe chưa làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu
theo quy định mà chỉ làm hợp đồng ủy quyền giữa người mua và bán.
Có trường hợp còn làm hợp đồng ủy quyền
nhiều lần, không chỉ khiến Nhà nước thất thu thuế mà còn gây rất nhiều
khó khăn cho công tác quản lý phương tiện, phục vụ quá trình điều tra,
giải quyết các vụ án TNGT, hình sự hoặc tội phạm sử dụng phương tiện
giao thông để hoạt động, gây án.
Một trong những lý do dẫn tới tình trạng
này bởi mức thu lệ phí trước bạ lần thứ 2 trở đi quá cao, nhất là đối
với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) là 12%.
Do vậy, để tạo điều kiện cho người dân làm
các thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định cũng như tăng hiệu quả
quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, CATP Hà Nội trình UBND TP kiến nghị
với Bộ Tài chính nghiên cứu giảm mức thu lệ phí trước bạ lần 2 trở đi
xuống dưới mức 12%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm