“Bên Thắng Cuộc”:
Một Nửa Sự Thật Của Tấn Bi Kịch Lớn
Sơn Tùng
Hiếm
khi thấy trong cộng đồng người Việt hải ngoại có một cuốn sách được ra
mắt ồn ào và được nhiều người chú ý, bàn tán như cuốn Bên Thắng Cuộc trong mấy tuần nay.
Bên Thắng Cuộc
là một cuốn biên khảo bên lề lịch sử của tác giả Huy Đức gồm hai tập,
tập I (Giải Phóng) gồm 11 chương với những câu chuyện về biến cố
30.4.1975 và tiếp theo sau đó qua cái nhìn của một người ở “bên thắng
cuộc”. Tâp II chưa xuất bản.
Theo
chính lời tác giả thì ông là “một cậu bé mười ba” ở miền Bắc khi miền
Nam “được giải phóng” năm 1975, năm 1983 có một năm huấn luyện ở Sài
Gòn trước khi được đưa tới Campuchia làm “chuyên gia quân sự”, từng là
phóng viên của báo Tuổi Trẻ, hiện đang du học ở Boston, Hoa Kỳ.
Trong
“Mấy lời của tác giả”, ông Huy Đức mở đầu bằng câu: “Không ai có thể
đi tới tương lai một cách vững chắc nếu không hiểu trung thực về quá
khứ, nhất là một quá khứ mà chúng ta can dự và có phần cộng đồng trách
nhiệm”, và được kết luận như sau: “Đây là công trình của một nhà báo
mong mỏi đi tìm sự thật. Tuy tác giả có những cơ hội quý giá để tiếp cận
với các nhân chứng và những thông tin quan trọng, cuốn sách chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, và sẽ còn được bổ sung khi một số tài
liệu được Hà Nội công bố. Hy vọng bạn đọc sẽ giúp tôi hoàn thiện nó
trong những lần xuất bản sau. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy
ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ
cuộc.”
Trong Bên Thắng Cuộc,
ông Huy Đức đã viết ra nhiều sự thật, khởi đi từ cột mốc ngày
30.4.1975. Trừ những sai lầm đang được một số người vạch ra, những điều
tác giả nói đến không có gì mới mẻ, và đã được nhiều người viết trước
đây, tuy nhiên, đúng như ông Huy Đức viết, “tác giả có những cơ hội quý
giá để tiếp cận với các nhân chứng và những thông tin quan trọng” mà
những người khác không có.
Nhưng
đọc hết cuốn sách, tôi có cảm tưởng tác giả đã bỏ qua nhiều sự thật
quan trọng khiến cho người đọc có thể bị dẫn dắt đến chỗ “không hiểu
trung thực về quá khứ”, hay là chỉ thấy một phần của lịch sử, không
phải là “lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra”, như chính lời của
ông Huy Đức.
Ông Huy Đức cũng viết “cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót”. Vâng, Bên Thắng Cuộc
đã có những thiếu sót quan trọng, vô tình hay cố ý, khiến cuốn sách
của ông trở thành một tập tài liệu hợp thức hoá việc Đảng Cộng sản Việt
Nam vi phạm Hiệp Định Paris 1973, và làm giảm nhẹ những tội ác của
“bên thắng cuộc” đối với dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đồng bào của ông
ở miền Nam.
Ông
Huy Đức đã lấy “Sáng sớm ngày 30-4-1975” để khởi đầu cuốn sách của
ông. Đây là thiếu sót lớn nhất. Muốn biết lịch sử “như nó đã từng xảy
ra”, không thể bắt đầu vụ “giải phóng” từ “sáng sớm ngày 30-4-1975”. Ít
nhất thì nó cũng phải khởi đầu từ Hiệp Định Paris năm 1973 mà chính phủ
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (hay đúng hơn là Đảng Cộng sản VN khi còn
đội lốt là Đảng Lao Động) đã long trọng ký vào để rồi ngay sau đó đã ra
Nghị quyết số 21, và Trung ương Cục miền Nam cũng ban hành Nghị quyết
số 12 đồng thanh tuyên bố dùng bạo lực cách mạng để thống nhất đất
nước.
“Bạo
lực cách mạng” được thực thi với vụ đánh chiếm tỉnh Phước Long vào
cuối năm 1974 và tiếp theo là Chiến dịch 275 và Chiến dịch Hồ Chí Minh
tiến tới “giải phóng” toàn miền Nam.
Đã
không thể có “sáng sớm ngày 30-4-1975” nếu không có Hiệp Định Paris
1973 mà miền Bắc (CSVN) cam kết tôn trọng và đã coi như tờ giấy lộn
ngay khi vừa khô mực. Từ đó tới “sáng sớm ngày 30-4-1975” đã có rất
nhiều sự thật diễn ra trong hậu trường Đảng CSVN mà người viết sử chân
chính, lương thiện không thể bỏ qua.
Cũng
không thể bỏ qua vụ đánh chiếm tỉnh Phước Long và sau đó là cao nguyên
và miền Trung khiến hàng triệu thường dân đã bỏ nhà cửa, ruộng vườn
“chạy giặc” đi theo các đoàn quân miền Nam “di tản chiến thuật” và đã
bị “quân giải phóng” truy kích, tàn sát khiến đã diễn ra bao nhiêu thảm
cảnh không bút mực nào tả xiết.
Những
gì đã xảy ra tại miền Nam VN từ khi có Nghị quyết số 21 của “Đảng Lao
Động VN”, xé bỏ Hiệp Định Paris, xua toàn lực đánh chiếm miền Nam,
không có gì là vinh quang cho “bên thắng cuộc”. Đó là những sự thật
lịch sử phơi bày bản chất lường gạt, tráo trở, tàn bạo, phi nghĩa của
Đảng Cộng sản VN, cũng như mọi đảng cộng sản khác trên thế giới.
Đó không phải là “cách mạng” và cũng không phải là “giải phóng”.
Để
tỏ ra “khách quan” và “can đảm”, ông Huy Đức đã trích dẫn một câu được
coi như “danh ngôn” in trang trọng làm tiền đề ở đầu sách: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân đều bại”.
Sự
thật, lịch sử đã chứng minh nhân dân chỉ bại khi bên thắng là bên
không có chính nghĩa. Nổi bật nhất là sau trận Thế Chiến II, Hoa Kỳ và
các nước Đồng Minh là bên thắng, trục Đức-Ý-Nhật là bên thua. Nhân dân ở
các nước thắng cũng như bại thuộc “Thế giới Tự do” đều là những người
được hưởng phúc lợi của việc chấm dứt chiến tranh. Nhật và Tây Đức (hai
nước bại trận) đã phát triển nhanh và mạnh, trở thành hai cường quốc
kinh tế hàng thứ hai và thứ ba thế giới chỉ sau không đầy hai thập
niên. Trong khi ấy, Liên-bang Sô-viết và các nước Đông Âu dưới sự cai
trị của các chính quyền cộng sản đắm chìm trong nghèo khổ và áp bức.
Việt
Nam cũng vậy. Trong khi các nước khác ở Đông Nam Á, cũng bị ngoại
thuộc như Việt Nam, được trao trả độc lập mà không hao tổn, hay hao tổn
rất ít xương máu và đã phát triển nhanh chóng dưới các thể chế tự do,
Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt trong 30 năm với
biết bao đau thương, tàn phá, chỉ vì những người cộng sản Việt Nam đem
chủ nghĩa Mác-Lê gắn liền với “kháng chiến” để đánh Tây và “chống
Mỹ-ngụy”. Cuối cùng, “bên thắng cuộc” đã đem đến cho dân tộc Việt Nam
những gì mà ông Huy Đức đã diễn tả một phần trong cuốn sách nhỏ của
ông.
Nếu
bên thắng cuộc không phải là miền Bắc mà là miền Nam thì lịch sử có
diễn ra như trong cuốn sách của Huy Đức hay không? Để trả lời, chỉ cần
nhìn vào cuộc di cư một chiều từ bắc vào nam năm 1954-55 và cảnh người
dân miền Nam bỏ nhà cửa ruộng vườn chạy giặc khi “giải phóng” xuất
hiện, cùng với làn sóng người bỏ nước ra đi cho đến nay chưa chấm dứt,
bằng cách này hay bằng cách khác.
Phải chăng ông Huy Đức dẫn chứng câu “danh ngôn” ở đầu sách chỉ để biện hộ cho những tội ác của Đảng Cộng sản VN?
Những
tội ác ấy không phải là những sai lầm của một vài kẻ nắm quyền sinh
sát trong Đảng CSVN như ông Huy Đức đã viết. Những tội ác ấy cũng đã
diễn ra ở bên Tàu, bên Nga, và các nước khác dưới sự cai trị của các
chế độ cộng sản, cho đến khi các chế độ chuyên chế phi nghĩa ấy sụp đổ.
Cuốn
sách của ông Huy Đức đóng góp vào nỗ lực đang diễn ra tại Việt Nam để
sự sụp đổ của chế độ tội ác mau diễn ra, hay để kéo dài tiến trình gian
khổ ấy?
Những
ai mơ tưởng sự “sửa sai” sẽ giúp cho chế độ cộng sản mang một bộ mặt
nhân bản để tồn tại đều là những người không “hiểu trung thực về quá
khứ”, không thuộc những bài học lịch sử. Nếu một chế độ cộng sản có thể
“đổi mới” để tồn tại thì Liên-sô và các chư hầu Đông Âu, các bậc thầy
và đàn anh của Cộng sản Việt Nam, đã không sụp đổ. Đúng như nhà văn Nga
Alexander Solzhenitsyn đã nói: “Cộng sản không thể sửa đổi, chỉ có chết”.
Và không gì có thể ngăn chặn được tiến trình sụp đổ của một chế độ cộng sản. Chỉ có sớm hay muộn. Đổ máu hay không đổ máu.
Đọc hết cuốn sách của ông Huy Đức, tôi bỗng nhớ tới bộ phim The Century
của Peter Jennings năm 2000, một tài liệu truyền hình lịch sử trên đài
ABC về những biến cố lớn trong Thế kỷ 20, trong đó có tập The Fall (thời lượng một giờ) nói về ngày 30.4.1975 tại Việt Nam. Để tỏ ra khách quan và trung thực, khi lập dự án thực hiện cuốn The Fall,
những phụ tá của Peter Jennings đã thảo ra một danh sách 29 người Việt
Nam ở hải ngoại để tiếp xúc và phỏng vấn thu hình như những nhân chứng
về phiá miền Nam VN, gồm nhiều sĩ quan các cấp và ngành nghề khác
nhau, từ cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trở xuống. Ông Thiệu từ chối
phỏng vấn, có lẽ không tin vào sự trung thực của truyền thông Mỹ, nhưng
một số người đã nhận lời hợp tác, trong đó có Tướng Phạm Duy Tất,
người đã chỉ huy cuộc triệt thoái của Quân đoàn II khỏi cao nguyên năm
1975 và ông đã uất ức ứa nước mắt khi thuật lại những gì đã diễn ra.
Nhưng khi cuốn The Fall được chiếu trên ABC, cuộc phỏng vấn này
cũng như các cuộc phỏng vấn những nhân vật Nam VN khác đã bị loại bỏ,
chỉ thấy ông Nguyễn Ngọc Ngạn, một sĩ quan cấp nhỏ vào năm 1975, xuất
hiện với câu chuyện hợp với ý muốn của Peter Jennings: ngồi chờ không
thấy người Mỹ tới cứu nên vứt súng xuống giếng và tìm đường di tản.
Peter
Jennings đã chỉ cho khán giả xem một phần sự thật về lịch sử ngày
30.4.1975 tại Việt Nam, phần hợp với ý muốn của ông ta.
“Một nửa cái bánh là bánh, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật.”
Có lẽ ông Huy Đức cũng biết rõ câu này.
Sơn Tùng
Virginia, ngày cuối năm 2012.
___________________
Trong khi Việt + khoe :
Quân giải phóng đánh chiếm cầu 38 giải phóng từ Vĩnh Thiện đến Đồng Xoài (Phước Long), tháng 12 năm 1974..."]
Trong khi Việt + khoe :
Quân giải phóng đánh chiếm cầu 38 giải phóng từ Vĩnh Thiện đến Đồng Xoài (Phước Long), tháng 12 năm 1974..."]
Và sự thật xảy ra cho dân miền Nam :
Trong tỗng số hơn 300 ngàn thưòng dân di tản theo đoàn quân triệt thoái, chỉ có khoãng 60,000
Hàng ngàn người dân chạy nạn cộng sản từ phía Bắc sau khi cộng quân tiến chiếm Ban Mê Thuột
26 Mar 1975, Tuy Hoa, South Vietnam
Tránh họa Cộng Sản dân lành đã quyện vào người lính Cộng Hòa để tìm sự che chở bảo bọc
Trong tỗng số hơn 300 ngàn thưòng dân di tản theo đoàn quân triệt thoái, chỉ có khoãng 60,000
là về đến Tuy Hoà. Đọan đường này đã trở thành Quốc Lộ Máu, một Đại Lộ Kinh Hoàng của năm 1975 !
Hàng ngàn người dân chạy nạn cộng sản từ phía Bắc sau khi cộng quân tiến chiếm Ban Mê Thuột
26 Mar 1975, Tuy Hoa, South Vietnam
Tránh họa Cộng Sản dân lành đã quyện vào người lính Cộng Hòa để tìm sự che chở bảo bọc
Dân lành vô tội chết trong những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến khi VC nã hàng loạt đạn pháo vào những khu dân cư trong nội thành Sải Gòn suốt buổi sáng 30/4/1975
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm