Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Dân Việt ăn 8 triệu con gà cần tiêu hủy của tàu+ rồi ồ ạt cung cấp gạo Việt cho bọn chúng .

 8 triệu con gà nhập lậu "tuồn" vào Việt Nam

(Dân trí) - Chênh lệch giá giữa gà nhập và gà trong nước, giá gà thải loại không rõ nguồn gốc ở bên kia biên giới khoảng 15.000 đồng/kg, về đến Móng Cái (Quảng Ninh) có giá gấp đôi 30.000-35.000 đồng/kg. Khi về đến các chợ, giá lên đến 65.000-70.000 đồng/kg.
 >> Gà thải TQ sang VN là loại gà... cần tiêu hủy

Theo thông tin được đưa ra tại dự thảo Đề án "Ngăn chặn nhập khẩu, vận chuyển và kinh doanh gia cầm không được phép nhập khẩu" do Bộ Công thương soạn thảo, gia cầm thải loại nhập lậu có dùng thuốc kháng sinh, các loại hóa chất khác cao quá mức và 100% mẫu xét nghiệm cho thấy tồn dư kháng sinh vượt quá mức cho phép.

Nguy cơ lây lan dịch bệnh từ gia cầm nhập lậu sang đàn gia cầm trong nước rất cao do có tới 60% mẫu được kiểm nghiệm chứa vi rút gia cầm, trong đó có một số chủng vi rút gây dịch bệnh mà niện nay nước ta chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa.



Bộ Công thương cho biết, riêng tại chợ Hà Vỹ, Thường Tín, Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2012, hàng ngày có khoảng 80 tấn gà nhập lậu được đưa vào tiêu thụ.


4 tấn gà nhập lậu bị bắt tại bến phà Quang Minh, Ba Vì, Hà Nội.
4 tấn gà nhập lậu bị bắt tại bến phà Quang Minh, Ba Vì, Hà Nội.

Sau khi có công điện số 1108 ngày 31/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ thì chỉ còn vài hộ kinh doanh với khối lượng không nhiều. Tuy nhiên, từ tháng 9, do không thấy các lực lượng chức năng kiểm tra kiểm soát quyết liệt thì việc kinh doanh gia cầm nhập lậu tại chợ Hà Vỹ lại gia tăng trở lại.

Thời gian vừa qua, tại địa bàn 8 tỉnh, thành phố Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý hơn 900 vụ, phạt hành chính 6,6 tỷ đồng, tịch thu 243 tấn gia cầm, hơn 152.000 trứng gia cầm.

9 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra xử lý hơn 6.400 vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm với số tiền phạt hành chính khoảng gần 31 tỷ đồng.

Điển hình, ngày 21/4, phát hiện khoảng 3 tấn gà lậu, gà chết không rõ nguồn gốc xuất xứ được vận chuyển từ Móng Cái về Hà Nội. Ngày 6/10, tiếp tục phát hiện 3.150 kg gà nhập lậu; ngày 2/11, phát hiện 12.000 con gà nhập lậu từ Trung Quốc.

Mới nhất, vào ngày 20/11, chi cục quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an thành phố đã bắt giữ xe tải chở hơn 200 lồng gà nhập lậu với trọng lượng trên 4 tấn tại Ba Vì (Hà Nội).

Nguyên nhân được xác định do chênh lệch giá giữa gà nhập và gà trong nước, giá gà thải loại không rõ nguồn gốc ở bên kia biên giới khoảng 15.000 đồng/kg, về đến Móng Cái (Quảng Ninh) có giá gấp đôi 30.000-35.000 đồng/kg. Khi về đến các chợ, giá lên đến 65.000-70.000 đồng/kg.

Khi các trại chăn nuôi thải loại gia cầm với số lượng lớn thị giá gia cầm rất rẻ, có thời điểm chỉ có 25.000 đồng/kg tại Móng Cái, kích thích các đầu nậu gia tăng hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu.

Việc vận chuyển gà thoải loại có nguồn gốc từ Trung Quốc được tổ chức thành đường dây, tổ chức chặt chẽ từ biên giới vào nội địa với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi.

Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân sau chuyến thị sát tại Móng Cái, có đưa ra nhận xét, từ trước tháng 8/2012, việc ngăn chặn có tác dụng kém. Theo đó, nhập lậu với quy mô lớn tại chợ Hà Vỹ với số lượng 80 tấn/ngày tương đương 26.600 con gà/ngày (3kg/con), tương đương hơn 8 triệu con gà/năm. Đó là chưa kể gà giống không có phép nhập khẩu cũng được nhập với quy mô lớn.

Sau tháng 8, mặc dù giảm đáng kể gà nhập lậu vào Việt Nam, song theo đánh giá của Phó Thủ tướng, cách làm không bền vững, chỉ có thể làm có tính cao điểm một vài tháng, không duy trì được thường xuyên.

Tại Dự thảo Đề án, Bộ Công thương cho biết, việc ngăn chặn gà lậu sẽ được triển khai trong vòng 1 năm. Trong đó, từ ngày 15/12/2012 đến 15/2/2013 mở một đợt cao điểm, sau đó sẽ sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để bổ sung cho các đợt kế tiếp.

Đề án cũng đưa ra yêu cầu phải kiểm soát và ngăn chặn việc nhập lậu ở các tỉnh biên giới, chỉ để lọt không quá 20-30% gà nhập lậu vào nội địa.

Riêng Hà Nội, kiểm soát vận chuyển trên địa bàn 90% vào 30/1/2013 và đến trước 31/3/2013 sẽ kiểm soát được 100% gà nhập lậu.
  
Bích Diệp

-_____________________

Trung Quốc ồ ạt nhập gạo Việt Nam


Trung Quốc là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới và nước này hoàn toàn không khan hiếm gạo...



Nhập khẩu gạo vào Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2013, sau khi chính sách hỗ trợ thu nhập cho khu vực nông thôn của Bắc Kinh đẩy giá gạo nội địa tăng cao.

Báo Bangkok Post của Thái Lan dẫn thông tin từ Cơ quan Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho biết, nhập khẩu gạo của Trung Quốc trong năm tới có thể đạt mức 2,3-2,4 triệu tấn, so với mức dự báo 2 triệu tấn đưa ra hồi tháng trước và mức nhập khẩu 600.000 tấn trong năm 2011.

Trung Quốc là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới và nước này hoàn toàn không khan hiếm gạo. Tuy nhiên, theo ông Bai Peipei, một nhà phân tích của công ty tư vấn Beijing Shennong Kexin Agribusiness Consulting, các công ty chế biến gạo của nước này thời gian qua đã tăng cường nhập khẩu để hưởng lợi từ mức chênh lệch giữa giá gạo trong và ngoài nước.

FAO nhận định, nhập khẩu gạo của Trung Quốc tăng có thể hỗ trợ cho giá gạo thế giới trong bối cảnh lượng gạo tồn kho trên toàn cầu đạt mức kỷ lục nhờ sản lượng của nông sản này đạt mức cao chưa từng có. Giá gạo, loại lương thực được một nửa thế giới sử dụng, đã tăng 4,4% trong năm nay, nhưng vẫn thấp hơn 16% so với mức đỉnh của 3 năm thiết lập vào tháng 9 năm ngoái.

Điều đáng nói, trước đây, Trung Quốc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái Lan, nhưng năm nay đã chuyển sang nhập từ Việt Nam là chính.

“Năm 2012 đánh dấu bước chuyển lớn trong hoạt động nhập khẩu gạo của Trung Quốc. Không ai có thể biết chắc chắn khối lượng gạo đang nằm trong các kho chứa ở nước này”, ông Conception Calpe, một chuyên gia kinh tế cấp cao của FAO, viết trong một e-mail.

Theo số liệu của FAO, giá gạo giống Indica ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc tính đến tháng 9 đã tăng 11% lên mức 3.900 Nhân dân tệ, tương đương 625 USD/tấn.

Trong khi đó, giá gạo loại 5% tấm của Việt Nam chỉ ở mức 451 USD/tấn. Thậm chí, giá gạo loại này của Việt Nam còn giảm về mức 446 USD/tấn vào tháng 11 vừa qua. Giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan ở mức 598 USD/tấn.

“Chính phủ Trung Quốc tiếp tục mua thóc lúa từ nông dân với mức giá cao để hỗ trợ hoạt động sản xuất. Một số công ty chế biến lương thực ở phía Nam của Trung Quốc đã chọn con đường nhập khẩu gạo, thay vì dùng gạo trong nước, vì như thế sẽ có lợi hơn nhiều”, ông Bai cho hay.

Theo một báo cáo của FAO hồi tháng 11, mức giá tối thiểu mà Chính phủ Trung Quốc mua thóc Indica từ nông dân đã tăng 18% so với đầu năm, lên mức 120 Nhân dân tệ/bao 50 kg. Chính sách này giúp tăng sản lượng gạo của Trung Quốc, nhưng cũng đẩy giá thóc gạo ở nước này tăng, FAO cho biết.

Cũng theo chuyên gia Calpe, trong 10 tháng đầu năm 2012, Trung Quốc đã nhập 1,43 triệu tấn gạo từ Việt Nam, nâng tổng mức nhập từ tất cả các nhà cung cấp lên 2 triệu tấn. Khối lượng nhập gạo này của Trung Quốc tăng gấp 4 lần so với mức nhập 505.244 tấn cùng kỳ năm 2011, chủ yếu từ Pakistan, Lào, Myanmar và 4 nhà cung cấp khác.

Tốc độ nhập khẩu gạo được đẩy nhanh của Trung Quốc đã khiến Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) nâng mức dự báo nhập khẩu gạo của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới này trong năm 2013 thêm 1/3, lên mức 2 triệu tấn trong dự báo đưa ra vào tháng 11 vừa qua, từ mức 1,5 triệu tấn đưa ra trong lần dự báo trước đó. “Cũng giống như năm 2012, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu ròng gạo trong năm 2013”, USDA viết trong một báo cáo ra ngày 13/11. Trong lần dự báo mới nhất hôm 11/12, USDA giữ nguyên các dự báo này.

FAO nhận định, lượng gạo trong các kho chứa trên toàn cầu sẽ tăng 6,6% lên mức kỷ lục 169,8 triệu tấn trong năm 2012-2013 sau ba vụ lúa có sản lượng kỷ lục cao vượt nhu cầu.

Theo USDA, sản lượng gạo của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục 143 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu vào ngày 1/7 năm nay. Trong khi đó, khối lượng gạo tiêu thụ ở quốc gia này sẽ tăng 3,2%, đạt mức kỷ lục 144 triệu tấn.

Cũng theo cơ quan này, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt kỷ lục 7,5 triệu tấn trong năm 2012. Trong khi đó, xuất khẩu gạo của Thái Lan được dự báo sẽ giảm 39%, còn 6,5 triệu tấn.  


___________________
Cập nhật lúc :9:31 AM, 12/12/2012
(ĐVO) Gà nhập lậu tồn dư kháng sinh rất nguy hiểm cho người tiêu dùng nhưng chưa được kiểm soát triệt để.
Hôm qua (11/12), cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra  tại Hà Nội.
Những thông tin tại cuộc họp tiếp tục dấy lên mối quan ngại, lo lắng trong người dân về vấn đề an toàn thực phẩm.
Theo ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y,  gà thải loại Trung Quốc giá từ 33.000-40.000 đồng/kg còn khi nhập lậu qua biên giới chỉ khoảng 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đáng chú ý là gia cầm thải loại nhập lậu sang Việt Nam qua kiểm tra của Bộ Y tế cho kết quả 100% đều tồn dư kháng sinh, trong đó có những loại kháng sinh cấm sử dụng ở Việt Nam và rất độc hại.
Cục Thú y đã kiểm tra các mẫu gia cầm nhập lậu tại Lạng Sơn thì có đến 60% là nhiễm virus cúm A.
Trước đó, PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, Phó trưởng Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã phân tích rất rõ về sự độc hại của gà tồn dư kháng sinh.
Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, đây là loại gà siêu đẻ trứng. Dòng đời của gà kéo dài 1,5 năm, trong khi gà siêu thịt chỉ khoảng 1,5 tháng; còn gà  ta khoảng 4 - 5 tháng.
Loại gà này thường cắt cụt mỏ để khỏi mổ cắn nhau. Trong suốt đời gà siêu trứng, người chăn nuôi đã tiêm ít nhất 12 - 15 lần văcxin các loại vào cơ thể gà. Trong đó, có kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành do gây độc hại cho vật nuôi và con người.
Tất cả các loại văcxin và kháng sinh nói trên không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gà mẹ mà tích tụ dần dần, cho đến khi bị loại thải thì trong cơ thể gà có quá nhiều thuốc và kháng sinh tồn dư.
Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng. Cụ thể, dễ bị dị ứng. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị.
Việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh. Thậm chí, một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.
Đáng lo ngại, để phát hiện được mức độ tồn dư kháng sinh cần phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm, còn người tiêu dùng thì... chịu.
Trong khi đó, ông Đỗ Văn Hoan, Phó trưởng phòng Gia súc nhỏ, Cục Chăn nuôi cho biết số lượng gia cầm nhập lậu vào nội địa qua biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) hiện đã giảm nhưng tại huyện Phú Xuyên (Hà Nội), gà choai nhập lậu qua biên giới Lạng Sơn vẫn được các đối tượng lén lút buôn bán.
Trước đó trên Báo Hải Quan, ông Đào Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho hay, đường đi của gà nhập lậu rấ t phức tạp, chủ yếu qua đường mòn, lối mở và khu có dân cư, thường vận chuyển vào ban đêm qua những con đường dích dắc nên khó kiểm tra, kiểm soát. Bên cạnh đó, nội tạng động vật là mặt hàng cấm nhập khẩu nhưng vẫn còn một lượng thẩm lậu từ biên giới vào.
Một cán bộ quản lý thị trường (xin được giấu tên) cho hay, việc kiểm soát gà nhập lậu hiện nay rất khó khăn và thực sự chưa thể kiểm soát được. Vị này cho rằng, số lượng những vụ kiểm soát,  bắt được gia súc, gia cầm bẩn phải tiêu hủy còn rất nhỏ so với số  lượng hàng thẩm lậu.
Như vậy, có thể thấy gà nhập lậu trong đó có thải loại chưa được kiểm soát, lại chứa nhiều chất độc hại. Trong khi người tiêu dùng không thể phân biệt được để tự bảo vệ mình. Vì thế, nếu các lực lượng chức năng không đẩy mạnh tăng cường kiểm soát việc nhập lậu gia cầm qua biên giới thì chắc chắn thực phẩm bẩn, độc hại sẽ tiếp tục tấn công, hủy hoại giống nòi người Việt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm