Hình ảnh thất kinh tại chùa Bái Đính
Bình luận của blog Nguyễn Thông - Ôi, dân tôi
Coi cái ảnh này mình thấy thất kinh. Thật không còn cái gì thiêng liêng
nữa, con người thô thiển, thực dụng, trắng trợn đến thế này sao? Phật
nào độ trì cho chúng sinh như vậy.
Trách người, không trách phật. Nhưng chốn cửa thiền đã hết cả tôn
nghiêm. Và giờ đây đâu chỉ chùa Bái Đính mới như thế. Nghĩ mà buồn.
Khải Trí -'
Tiền đã che phủ gần hết phần thân bức tượng Phật. Quan niệm và ý thức
người dân đã thay đổi như thế nào để xuất hiện hình ảnh này?
Lên chùa phát tâm nguyện, hay cầu may xúc phạm?
Bức ảnh do bạn đọc Phan Hoài Hiệp gửi về cho VietNamNet ghi lại hình ảnh
một số khách hành hương cầu may bằng cách dán…tiền lên tượng Phật Di
Lặc ở chùa Bái Đính.
Những ngày này, rất đông khách hành hương đổ về chùa Bái Đính, ngôi chùa
lớn nhất nước tọa lạc ở Ninh Bình. Bên cạnh những ứng xử có văn hóa ở
chốn linh thiêng, tiếc rằng người ta vẫn còn chứng kiến những hành vi
phản văn hóa và tôn giáo.
Trong niềm tin về sự may mắn, lợi lộc thật khó hiểu, nhiều người chen
nhau chỉ để xoa tiền lên bề mặt tượng Phật Di Lặc. Chưa dừng ở đó, sự
cầu may còn “quyết liệt” hơn bằng cách dán hẳn những tờ tiền mệnh giá
nhỏ (500 hay 1000 đồng) lên thân tượng Phật, tạo ra một hình ảnh phản
cảm có thể gây giận giữ cho bất cứ ai minh triết về con đường của Phật
pháp.
Những đồng tiền vung vãi nơi cửa Phật dường như là hồi quang của một xã
hội sùng bái vật chất, coi thánh thần như vật đổi chác thay vì đến với
thánh thần như một hành động phát tâm nguyện.
Ảnh chụp tại chùa Bái Đính (ngày mùng 3 Tết Quý Tị) của độc giả Phan Hoài Hiệp gửi cho báo
Trả lời về ý nghĩa của việc cúng dường, ban biên tập trang web “Sáng đạo
trong đời” cho biết: “Cúng dường chư Phật nhưng không phải là để chư
Phật “thọ nhận” sự cúng dường đó mà sự cúng dường như vậy là một trong
những pháp tu của hành giả để từ từ tiến đến buông bỏ ý niệm và chấp thủ
vào một cái Ngã thường hằng bất biến, nguyên nhân lôi kéo con người vào
trong vòng luân hồi sinh tử. Vì là phương pháp tu tập của hành giả nên
không thể nói Đức Phật “ham thích”, hay “nhận” sự cúng dường đó. Đây
hoàn toàn là sự tự giác ngộ của hành giả chứ không phải vì Đức Phật muốn
hay ham thích điều đó.
Từ ý nghĩa cúng dường như vậy, Phật tử khi phát tâm cúng dường, không
nên có nhiều lo lắng cho những người thọ nhận sự cúng dường. Cúng dường
là một pháp tu buông xả của hành giả, người thọ nhận sự cúng dường, do
phước báo hay công đức được đón nhận sự cúng dường đó. Việc sử dụng của
cải cúng dường đó là việc của người đón nhận và họ sẽ hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những việc làm của cá nhân họ.
Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói, khi cúng dường, để tăng trưởng công
đức, người cúng dường không nên có tâm phân biệt cao thấp, càng không
nên “lo xa” hay đặt những điều kiện với người đón nhận sự cúng dường.
Một hạt cơm, nếu cúng dường với tâm vô phân biệt thì cao quý hơn việc
cúng dường một tấn gạo mà đòi hỏi chuyện nọ chuyện kia. Hãy xuất phát từ
cái Tâm của mình, vì một mục đích duy nhất: giải thoát khỏi mọi ràng
buộc để hướng tới giác ngộ cuối cùng”.
Khải Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm