Thu hồi toàn bộ sách "cắm cờ Trung Quốc" để chỉnh sửa
Hồng Vân (TT)
- Chỉ vài giờ sau khi bài báo “Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?”
(Tuổi Trẻ ngày 5-3) được đưa lên tuoitre.vn, chúng tôi đã nhận được gần
400 phản hồi của độc giả bày tỏ sự phẫn nộ với việc làm sách dễ dãi, cẩu
thả “không thể chấp nhận” kèm lời đề nghị phải thu hồi sách có bức
tranh này ngay.
Bìa cuốn Bé tô màu được dịch từ sách Trung Quốc - Ảnh: Thành Thơ
Tranh xe cứu hỏa dành cho bé tô màu với số cứu hỏa 119 của Trung Quốc- Ảnh: Thành Thơ
Sáng 5-3, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Bùi Thị Hương - giám đốc NXB Dân Trí
- cho biết đã có công văn chính thức gửi Công ty TNHH văn hóa Hương
Thủy đề nghị thu hồi toàn bộ số bản sách Phát triển toàn diện trí thông
minh cho trẻ (Tuổi Trẻ ngày 4-3) để chỉnh sửa.
Bà Hương cho biết chiều tối 4-3 đã yêu cầu Công ty Hương Thủy trình hợp
đồng gốc với đối tác Trung Quốc và kiểm tra quy trình biên tập, in ấn.
“Đây là việc chúng tôi sẽ phải rút kinh nghiệm. Tôi đã đề nghị công ty
liên kết làm bộ sách này phải thay đổi lời giới thiệu, không để bạn đọc
hiểu nhầm là sách biên soạn theo chương trình của Bộ GD-ĐT VN, ghi rõ bộ
sách là phiên bản Việt được mua bản quyền của Trung Quốc tại bìa sách
và bỏ cờ Trung Quốc trên bức tranh vẽ trường học” - bà Hương nói.
Cùng ngày, ông Nguyễn Thanh Giang - giám đốc Công ty TNHH Hương Thủy -
cũng có văn bản gửi báo Tuổi Trẻ. Nội dung văn bản viết: Đây là cuốn
sách chúng tôi mua bản quyền của NXB Công Nghiệp Hóa Học Trung Quốc, nên
sách được biên tập dựa trên chương trình giáo dục mầm non của Bộ GD -
ÐT Trung Quốc và trong quá trình biên tập, in ấn chúng tôi sơ suất không
bỏ hình lá cờ Trung Quốc trong cuốn sách, chúng tôi thành thật xin lỗi
độc giả và quý báo. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã kiểm điểm
và khắc phục bằng cách thu hồi toàn bộ sách phát hành và thay lại trang
bìa, trang 1, 3, 4 và trang 15, 16. Xin chân thành cảm ơn những ý kiến
quý báu của quý độc giả và quý báo đã phản ánh giúp chúng tôi khắc phục
sửa chữa những sai sót này.
Công ty Hương Thủy cũng gửi Tuổi Trẻ nội dung “Lời giới thiệu” đã chỉnh
sửa. Theo đó, phần ghi “biên soạn dựa theo chương trình giáo dục mầm non
của Bộ GD-ĐT” được cắt bỏ. Bìa sách sửa lại ghi “Cuốn sách này xuất bản
theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa NXB Công Nghiệp Hóa Học
Trung Quốc và Công ty TNHH văn hóa Hương Thủy”. Trang 16, bức tranh vẽ
trường học đã xóa bỏ lá cờ.
Bạn đọc Nguyễn Thành Thơ ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ viết:
“Đọc qua bài “Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?”, tôi xin gửi tiếp cho
Tuổi Trẻ một quyển sách khác của Nhà xuất bản Thời Đại cũng có nội dung
chủ yếu về Trung Quốc. Quyển sách này tôi mua năm 2012 ở một nhà sách
tại Cần Thơ. Đó là quyển Bé tô màu nói về phương tiện giao thông. Quyển
sách có 20 trang nội dung, trang 15 có hình xe cứu hỏa nhưng trên xe lại
có số 119. 119 có phải là số điện thoại của lực lượng phòng cháy chữa
cháy ở VN?”.
________________
Không!
Những số điện thoại khẩn cấp cần thuộc lòng
http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/11/nhung-so-dien-thoai-khan-cap-can-thuoc-long/?p=4__________________________________________
Hôm nay thấy và rinh về từ bên http://www.danchimviet.info/
Sách học vần tiếng Việt lại vẽ cờ Trung Quốc
Sau chuyện “cổng trường cắm cờ Trung Quốc” (Tuổi Trẻ ngày 5 và 6-3), lại có một cuốn sách nữa do tác giả Việt Nam biên soạn dạy tiếng Việt cho trẻ em cũng in cờ Trung Quốc.
Kiểm tra thông tin do bạn đọc cung cấp cho biết sách học vần của trẻ em cũng vẽ cờ Trung Quốc, chúng tôi dễ dàng tìm thấy ở nhà sách Lý Thường Kiệt và nhà sách Tiền Phong (Hà Nội) cuốn Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1) của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, được nộp lưu chiểu tháng 1-2012. Ở bài 14 (học chữ C) có in những con vật, đồ vật có chữ cái là “C”, trong đó có lá cờ của Trung Quốc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, vị phụ huynh lỡ mua sách này cho con bức xúc: “Tuy không có quy định sách bán tại Việt Nam chỉ được in cờ Việt Nam nhưng những loại sách dạy trẻ em Việt Nam học tiếng Việt mà lại in cờ nước khác là việc khó chấp nhận được. Cờ Tổ quốc là biểu tượng thiêng liêng cần để cho trẻ em làm quen với hình ảnh này, không thể giới thiệu cờ nước khác cho những đứa trẻ lần đầu tiếp cận với tiếng Việt”.
Ông Đinh Văn Vang – tổng biên tập của NXB Đại học Sư Phạm, người chịu trách nhiệm về nội dung các đầu sách của NXB phát hành – cho biết: “Chúng tôi tiếp nhận từ tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà nội dung cuốn sách, gồm cả phần chữ và hình ảnh. Chúng tôi phát hiện trong một bài có vẽ cờ Trung Quốc và đã đề nghị sửa vì không phù hợp khi sử dụng cho đối tượng trẻ em Việt Nam. Hiện tại bản sách chúng tôi phát hành đã in cờ Việt Nam”.
Như vậy đúng theo lời ông Vang thì hiện có hai bản sách (cùng một tên sách, tên tác giả và tên NXB) cũng được nộp lưu chiểu vào thời điểm tháng 1-2012, một bản in cờ Việt Nam, một bản in cờ Trung Quốc. Nhưng tại hai nhà sách kể trên chỉ xuất hiện bản “in cờ Trung Quốc” mà không tìm thấy bản “in cờ Việt Nam”. Giải thích về sự khó hiểu này, ông Vang cho biết: “Chúng tôi đang liên lạc với tác giả để làm rõ chuyện này. Nếu cuốn sách được in ra với bản có “cờ Trung Quốc” thì chắc chắn là bản in mạo danh NXB Đại Học Sư Phạm” – ông Vang khẳng định.
Theo tác giả cuốn sách, bà Nguyễn Thị Thúy Hà thì những cuốn sách “vẽ cờ Trung Quốc” chỉ là bản in thử được mang gửi ở một số nhà sách(?).
Ông Vang cho biết chiều 6-3 đã đề nghị tác giả đi thu hồi toàn bộ cuốn sách “in thử” có vẽ cờ Trung Quốc.
Đọc thêm: Sao cổng trường cắm cờ Trung Quốc?
Nguồn: Tuổi Trẻ
__________________________________________
Hay hé! DCT rinh về nhà :))
Trả lờiXóaHồi nảy có thấy bên Mul ,qua đây mới thấy Còm này hehehe
XóaTớ là người Việt gốc Trung hoa đấy nhưng tớ cũng thấy những sách đơn giản này VN cũng có thể viết được, sao mà phải in lại của TQ nhỉ ?
Trả lờiXóaMổi quốc gia có cách giáo dục riêng ,có thể gom góp học hỏi cái hay của quốc gia khác ,nhưng sao tụi nó lại lấy nguyên xi cách giáo dục dân của xứ khác về cho mình .Giáo dục cho một thế hệ không phải là chiện chơi chơi như cái vụ này ,thấy giống như hổng có kiểm tra gì cả ,ai muốn làm gì thì làm ,chờ khi nào dân phát hiện mới thay đổi sửa chửa .....Thử hỏi nếu không phát hiện và la lên thì kết quả nó như thế nào cho tương lai của xứ Việt .
Xóa