Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Thêm về sách cờ tàu+ và kiểu nhồi sọ theo tàu+

 Chùm tin này Ròm đem về từ bên Basàm :

Và đây là một bức xúc mới nhất của một độc giả gửi tới hồi 9h15′ ngay khi chúng tôi chuẩn bị ngưng đưa tin, thấy cần phải đưa lên ngay để báo động dư luận:


“Kính gửi “Anh Ba Sam”!
Lời đầu tiên, tôi xin gửi tới anh cùng toàn thể ban biên tập trang tin BA SÀM lời chúc sức khoẻ chân thành nhất, chúc các anh chị luôn vững niềm tin, trí và lực vào công việc của mình.
Tôi xin giới thiệu tôi là đọc giả trung thành của trang BA SÀM hơn một năm nay và tôi cũng là người phụ huynh trong email dưới đây mà tôi forward cho các anh chị.
Mấy hôm nay dư luận xôn xao về sách và tập của học sinh có in cờ Trung Quốc, càng tệ hại hơn là trong những cuốn sách và tập trên khi đụng đến Lịch sử nước nhà thì sai lệch và sai lầm đến mức không thể tưởng tượng được. Cụ thể là trong tập “Vở luyện từ và câu – Lớp 3 – tập 2″, ở trang thứ 5 viết về người đánh đuổi quân Nam Hán là Lý Thường Kiệt và “Năm 939 Lý Thường Kiệt lên ngôi vua” (có các file đính kèm). Khi đọc đến đó tôi phải thốt lên rằng “cứ đà này thì mấy trăm năm sau người ta có thể nhầm lẫn là Trần Phú là vị vua đầu tiên của triều Nguyễn” và thật sự tôi muốn chửi thề tới những người biên tập ra cuốn tập đó là “bọn chó chết”.
Tôi đã nhờ người gửi tin tới toà soạn báo Tuổi trẻ mà vẫn chưa thấy phản hồi gì nên tôi gửi đến các anh chị tiện đưa sự việc này ra công luận.
Tôi nghĩ là nên có những hình thức chế tài và kỷ luật với những người có liên quan tới cuốn tập này.
Tôi thiết nghĩ NXB Hà Nội nên bị đóng cửa, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội nên bị tước giấy phép, Giám đốc và ban biên tập phải bị cấm hoạt động biên tập trong một thơi gian nhất định và cấm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục vĩnh viễn.
Cuối cùng tôi xin chúc các anh chị sức khoẻ và luôn vững niềm tin.”



________________________

 Chùm tin đem về từ bên Basàm :

Lại thêm loại sách tiếng Việt vẽ cờ Trung Quốc bị thu hồi (VOV). 
 
Tuyệt đối không phát hành sách không đúng với pháp luật. “Không đúng với PL” là sao ta? 
 
Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: TTO
Từ vụ sách Việt in cờ Trung Quốc: Sách liên kết – không sai mới lạ! (DV). 
 
Hình ảnh cờ Trung Quốc được dùng minh họa trong một cuốn sách dạy tập đọc.
- Xử lý sai phạm trong sách “Bé làm quen với chữ cái” (GD&TĐ). 
 Trang sách dạy các em học chữ C (trong cuốn Bé làm quen với chữ cái) có in lá cờ của Trung Quốc  - Ảnh: Tuấn Phùng
Trang sách dạy các em học chữ C trong cuốn Bé làm quen với chữ cái có in hình cờ  Trung Quốc. (Ảnh: Tuổi trẻ Online)
Bộ GD-ĐT chỉ đạo thu hồi sách học vần in cờ Trung Quốc (DT).  

Bộ GD-ĐT chỉ đạo ĐH Sư phạm HN yêu cầu NXB ĐH Sư
Bộ GD-ĐT chỉ đạo ĐH Sư phạm Hà Nội yêu cầu NXB ĐH Sư Phạm thu hồi toàn bộ sách học vần có in cờ Trung Quốc và làm rõ trách nhiệm các bên liên quan.


Sách có in cờ Trung Quốc: Cứ giữ cách làm này thì thật đáng ngại (TP). 

– GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Thu hồi sách vẽ cờ Trung Quốc chưa phải là cách giải quyết tận gốc (DT). 

Bộ GD-ĐT yêu cầu kiểm điểm về sách học vần in cờ Trung Quốc (TN). 

Phát hiện thêm hai sách dành cho trẻ vẽ cờ Trung Quốc (DT). 

Dân trí phát hiện thêm 2 đầu sách dành cho trẻ in cờ Trung Quốc
PV Dân trí  phát hiện thêm 2 đầu sách dành cho trẻ có in cờ Trung Quốc.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cũng in sách có cờ Trung Quốc (Sống mới). Phải lôi cái đám Việt gian này ra ánh sáng, chúng dạy trẻ em cờ VN là thế này đây =>
http://anhbasam.files.wordpress.com/2013/03/h42.jpg



-________________________

 Sách in cờ Trung Quốc ‘gây bức xúc’ (BBC).

Sách in cờ Trung Quốc 'gây bức xúc'

Bộ Giáo dục Việt Nam yêu cầu các nhà xuất bản kiểm tra các nội dung “không phù hợp” sau phát hiện một số sách giáo dục in cờ Trung Quốc.

Văn bản do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa ký ngày 7/3 nói báo chí đã “phản ánh một số nhà xuất bản đã xuất bản và phát hành một số sách có nội dung, hình ảnh không phù hợp với đặc điểm, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam”.
Điều này “gây bức xúc trong xã hội,” theo vị thứ trưởng trong văn bản gửi nhà xuất bản Giáo dục và các trường đại học có nhà xuất bản.
Bộ Giáo dục nói phải “kiểm tra, rà soát, loại bỏ các nội dung trong xuất bản phẩm không phù hợp… lưu ý đối với các sách dịch, sách mua bản quyền, sách liên kết xuất bản”.
“Tuyệt đối không xuất bản và phát hành các loại xuất bản phẩm không đúng với pháp luật, không phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý và thuần phong mỹ tục Việt Nam,” theo văn bản.
Trong vụ mới nhất, báo Tuổi Trẻ tường thuật cuốn Bé làm quen với chữ cái của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại Học Sư Phạm, in cờ Trung Quốc trong mục đánh vần.

"Tuyệt đối không xuất bản và phát hành các loại xuất bản phẩm không đúng với pháp luật, không phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý và thuần phong mỹ tục Việt Nam."
Bộ Giáo dục Việt Nam
Bộ Giáo dục hôm 7/3 đã đề nghị NXB Đại Học Sư Phạm thu hồi cuốn này.
Trước đó, báo chí trong nước phản ánh việc một cuốn sách dành cho trẻ em chuẩn bị vào lớp một ở Việt Nam cũng in lá cờ Trung Quốc trên bìa sách.
Cuốn "Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ", được dịch lại từ nguồn sách Trung Quốc, cũng bị yêu cầu thu hồi.
L‎ý giải các vụ này, cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho rằng “nhiều nhà xuất bản bây giờ chỉ biết cấp giấy phép cho đối tác liên kết rồi phó mặc họ làm thế nào thì làm”.
Phát biểu với báo Tiền Phong, ông Thuyết nói “sách tham khảo trôi nổi, sách na ná nhau, thậm chí chép của nhau, sách có nội dung nặng hoặc sai sót quá nhiều”.
Hôm 6/3, trao đổi với BBC, nhà giáo dục Phạm Toàn từ Hà Nội cho rằng Bộ Giáo dục - Đào tạo không thể không có trách nhiệm đối với các bộ sách tham khảo ngoài sách giáo khoa.
Ông Phạm Toàn cũng nói thêm, "những người làm cái đó [in bộ sách có cờ Trung Quốc] là thiếu cả nhạy cảm về chính trị và thiếu cả cái tình cảm về dân tộc nữa."
"Lo trẻ con nữa mà cứ cho học kiểu này thì thôi mời Trung Quốc nó vào dạy hộ còn gì. Nhà giáo Việt Nam phải lo lắng cho con em mình."
________________________

Chủ nhiệm Uỷ ban Giáo dục của QH nói về sách có cờ Trung Quốc

Thứ tư 06/03/2013 07:25
(GDVN) - “Mình đang sống trong thời kỳ cần phải tiếp thu tinh hoa của tất cả các nước để phát triển mà. Việc dịch sách không liên quan đến bất cứ mối quan hệ ngoại giao nào”, ông Đào Trọng Thi nói.
Trong cuốn sách dành cho các bé chuẩn bị bước vào lớp 1 với tên: “Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ” của NXB Dân Trí có hình ảnh lá cờ Trung Quốc được cắm trên cổng trường. Và sự việc này đã thực sự thu hút sự quan tâm của dư luận khi một học sinh đặt câu hỏi “Vì sao không giống cờ nước mình?”.
GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Trao đổi với Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng:

“Nếu cuốn sách đó mua bản quyền từ tác giả Trung Quốc và dịch về tiếng Việt Nam thì người dịch không có quyền thay đổi, tức là dịch nguyên văn. Đó là nguyên tắc tôn trọng bản quyền. Nếu là sách biên soạn lại cho người Việt Nam, đã Việt Nam hoá rồi thì lại là chuyện khác.

Tôi chưa đọc và không biết nội dung của cuốn sách đó. Nếu là cuốn sách có nội dung tốt không xúc phạm đến người Việt Nam, ảnh hưởng đến chủ quyền Việt Nam thì cũng không có vấn đề gì phải băn khoăn khi có lá cờ của Trung Quốc trên nóc ngôi trường trong tranh. Vả lại đó là cuốn sách người ta viết cho dân của người ta, mình thấy hay nên dịch lại thôi”.

Ông Thi cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể dịch một cuốn sách của Mỹ hoặc nước khác và nếu có một ngôi trường của Mỹ thì chẳng lẽ ngôi trường của Mỹ lại treo cờ Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn đó là tác giả nước ngoài viết và mình dịch lại.

"Nếu sách của người Việt Nam viết thì đó là một điều sơ suất và không nên. Đây là sách dịch và người dịch phải tôn trọng tính nguyên vẹn của tác phẩm ban đầu. Nếu thay đổi so với nguyên bản thì đó lại là một việc vi phạm quy định về bản quyền", GS. Đào Trọng Thi cho hay.

Trang 16 cuốn sách Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ dành cho các em nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 của Nhà xuất bản Dân Trí đăng cờ của Trung Quốc - Ảnh: THUẬN THẮNG

Khi được hỏi về lý do cuốn sách được dịch sang tiếng Việt Nam liệu có phải là do chúng ta đang thiếu những cuốn sách hay dành cho lứa tuổi này, ông Đào Trọng Thi cho biết: “Dù chúng ta có thể đã có những cuốn sách hay cho trẻ nhỏ của các tác giả trong nước nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không cần dịch những cuốn sách hay từ nước ngoài. Bản thân, những cuốn sách hay của chúng ta cũng được người nước ngoài dịch sang tiếng nước họ. Đó là một sự giao lưu văn hoá chung của nhân loại”.

“Chúng ta đang sống trong thời kỳ cần phải tiếp thu tinh hoa của tất cả các nước để phát triển mà. Việc dịch sách không liên quan đến bất cứ mối quan hệ ngoại giao nào. Vấn đề ở phạm vi nào thì để nguyên ở phạm vi đó.

Tôi nghĩ là không nên gán ghép những vấn đề liên quan đến chính trị vào quá trình giao lưu văn hoá như thế này. Dư luận cũng cần có sự xác đáng trong việc này. Từ trước đến giờ đã có rất nhiều tác phẩm hay, kinh điển của Trung Quốc đã được dịch sang tiếng Việt và được chúng ta tiếp nhận đó thôi”, GS. Thi chia sẻ.
Quang Tuệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm