Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

4sang chầu tàu ...với món quà Phạm Viết Đào

Ông Trương Tấn Sang sắp đi Trung Quốc

Hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang trong chuyến thăm của ông Tập tới Việt Nam
Ông Tập Cận Bình đã từng thăm Việt Nam tháng 12/2012 trong cương vị Phó Chủ tịch Trung Quốc

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp có chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ 19/6-21/6.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói với các nhà báo hôm thứ Năm 13/6 tại Hà Nội:"Trong thời gian ở thăm Trung Quốc, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình và gặp các lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc, thăm tỉnh Quảng Đông. Hai bên dự kiến sẽ ký kết một số thỏa thuận và văn kiện hợp tác".
Thông tin về chuyến thăm Trung Quốc của ông Sang đã được đưa ra từ Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt-Trung hồi tuần trước.
Lúc đó giới chức quốc phòng hai bên cho hay đang thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác về biên phòng để có thể ký kết trong chuyến thăm sắp tới của ông chủ tịch nước.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Việt Nam sau khi Trung Quốc có ban lãnh đạo mới.
Theo ông Lương Thanh Nghị, chuyến đi này của ông chủ tịch "nhằm tăng cường sự tin cậy chính trị và hợp tác hữu nghị giữa hai Đảng, hai nhà nước, định ra phương hướng lớn cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước..."
Giới quan sát đang chú ý tới chi tiết ông Trương Tấn Sang là lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam thăm Trung Quốc kể từ sau Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thông thường tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người làm công việc này vì quan hệ truyền thống giữa hai Đảng.
Tin về chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Sang sang Trung Quốc đã được báo chí nước này đăng tải.
Tờ Hoàn cầu Thời báo không đề cập đến chuyện Biển Đông và trích truyền thông Việt Nam để viết rằng:
"Trong bốn tháng đầu năm nay, bất chấp thách thức với nền kinh tế ở cả hai nước, quan hệ thương mại Việt - Trung tiếp tục tăng, đạt 14,3 tỷ USD, tăng 20,6% so vớu cùng kỳ năm ngoái".
Báo Trung Quốc cũng nêu hai nước có mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỷ USD vào năm 2015.


Xoa dịu quan hệ nhưng không đổi mục tiêu

Hai ông Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang khi ông Tập tới thăm Việt Nam trong cương vị Phó Chủ tịch nước
Đây là chuyến đi tới TQ đầu tiên của ông Sang trên cương vị Chủ tịch nước.
Nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang sang Trung Quốc tới đây, có nhà quan sát nói vấn đề nổi bật là lãnh hải và lập trường 'không thay đổi' về biển đảo của Trung Quốc.
Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 19-21 tháng 6 theo lời mời của Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình.

"Đây là chuyến đi thăm cấp nhà nước bình thường, tuy nhiên trong bối cảnh quan hệ Việt Trung hiện nay thì nó cũng mang một ý nghĩa nào đó khi các nhà lãnh đạo cao cấp hai nước gặp nhau," ông Dương Danh Dy nói với BBC Việt Ngữ hôm 14/6/2013.
Khi được hỏi cuộc gặp có thể dẫn tới một vài ký kết nào đó nhưng liệu những ký kết này có ý nghĩa gì hay tác động như thế nào tới quan hệ giữa hai nước hay không, ông Dương Danh Dy cho rằng vấn đề khúc mắc cơ bản và lớn nhất giữa hai nước là chuyện lãnh hải, biển đảo.
Ông nói cụ thể là việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam và hiện đang nhăm nhe chiếm nốt quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Quan điểm của Việt Nam thì đã rõ rồi nhưng theo tôi thì ý đồ của Trung Quốc muốn chiếm 80% các quần đảo là không có gì thay đổi cho nên tất cả những chuyện giải quyết về biên phòng, đi lại thăm viếng nhau chỉ có thể làm dịu bớt căng thẳng, giảm nguy cơ xảy ra xung đột.
"Mấu chốt cuối cùng vẫn là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của hai bên ở Biển Đông. Căn cứ vào thái độ lập trường của Trung Quốc hiện này thì không thể nào giải quyết được và những biện pháp như thăm viếng chỉ có tính cách làm dịu bớt căng thẳng," ông Danh Dy nói.

'Quan hệ hòa hiếu'

Mới đây, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, diễn đàn hàng năm về an ninh châu Á, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng cũng đã nhắc tới các quốc gia có hành động tại khu vực biển đảo có tranh chấp và cũng đặt hy vọng và niềm tin vào hai cường quốc là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Theo ông Danh Dy, chuyến viếng thăm này của Chủ tịch Sang là cơ hội cho cả Việt Nam và Trung Quốc cố gắng không để lộ ra với bên ngoài những bất đồng sâu sắc hay căng thẳng và sẽ đạt được kết quả tốt.
Ông Danh Dy cũng tin rằng Việt Nam và Trung Quốc "đủ sáng suốt, bình tĩnh và kiềm chế để thỏa thuận được với nhau một số vấn đề và để chứng minh cho thế giới rằng hai bên vẫn tiếp tục hòa hiếu nhưng bất đồng then chốt giữa hai nước như hiện nay thì không thể giải quyết trong chuyến viếng thăm này được".
Sau khi lên cầm quyền chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình, đã có những hoạt động ngoại giao đáng kể như tới thăm Nga, một số nước châu Mỹ Latinh và nay sắp đón tiếp đoàn Việt Nam sang thăm, ông Dy nhận định.
"Đây là một thủ đoạn quen dùng của ban lãnh đạo Trung Quốc, luôn luôn lợi dụng mâu thuẫn và dùng mọi cách, dưới nhiều hình thức, với nhiều ý đồ đan xen vào nhau. Theo tôi chính sách bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Quốc vẫn không thay đổi."
Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự VN tại Quảng Châu
"Tất cả những động thái đó là nhằm cho thế giới thấy rằng Trung Quốc cũng muốn tìm cách giải quyết vấn đề bằng thương lượng hòa bình mặc dù trên thực tế vẫn có những động thái căng thẳng với Nhật Bản ở Senkaku/Điếu Ngư và với Philippines ở vùng biển Trường Sa.
"Đây là một thủ đoạn quen dùng của ban lãnh đạo Trung Quốc, luôn luôn lợi dụng mâu thuẫn và dùng mọi cách, dưới nhiều hình thức, với nhiều ý đồ đan xen vào nhau. Nếu chỉ nhìn từng sự kiện riêng rẽ thì sẽ không thấy hết những ẩn ý sâu sa nhất của Trung Quốc. Theo tôi chính sách bành trướng bá quyền nước lớn của Trung Quốc vẫn không thay đổi."
Tuần đầu tháng 6, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ tư, trong đó Việt Nam đề xuất Thỏa thuận không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển giữa hải quân hai nước.
Tuy nhiên, đáp lại đề xuất của phía Việt Nam, phía Trung Quốc nói họ 'sẽ nghiên cứu'.
Ông Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước, chứ không phải trên cương vị Tổng Bí thư Đảng, đã mời Chủ tịch Trương Tấn Sang, chứ không phải trên cương vị Tổng Bí thư và mới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có lẽ là do nội dung cuộc họp chủ yếu là các vấn đề nhà nước, theo nhà quan sát từ Hà Nội.
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam từ khi ông Tập Cận Bình lên chính thức làm Chủ tịch nước.

VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ?

Hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt cách nhau một tháng
Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Bình về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung.
Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.
Nay, trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các vụ này:
"Người ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,"
"Điều đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.
“Họ bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”
Cùng lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Theo ông Thayer, các vụ bắt blogger này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.
Riêng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Thayer bình luận:
“Tôi đã từng nói một cách mỉa mai rằng lời hứa duy nhất Thủ tướng Dũng đã thực hiện được chính là chuyện trấn áp blogger.”
"Các đối thủ của ông Dũng cũng đồng ý với ông rằng để nhiều blogger phê phán tham nhũng, phê phán sự bất lực trong quản trị của chính phủ và kêu gọi hãy đứng lên đối mặt với Trung Quốc theo cách các blogger muốn, sẽ chỉ khiến chính quyền rơi vào vị thế khó khăn."

Bực giận lan rộng

Từ Hà Nội, hôm 14/6/2013, hãng tin AP của Hoa Kỳ bình luận:
“Vụ bắt ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, cho thấy mức độ lo ngại trong Đảng Cộng sản về mối đe dọa từ các cuộc vận động trên mạng Internet. Cho tới vài năm trước, Đảng có toàn quyền kiểm soát thông tin trong nước. Nay, nhiều blog, trang Facebook tự lập ra đã đăng tải tin tức chua cay về sự kém cỏi, về đấu đá nội bộ, và các tin bài này đã đến với hàng triệu người, khiến sự bực giận lan ra trước vị thế nắm quyền lâu của Đảng.
Chỉ trong năm 2013, theo AP, có 46 cây bút hoặc nhà hoạt động dân chủ bị bắt, xử tù hoặc giam cầm, nhiều hơn cả số người bị bắt vì vi phạm luật an ninh quốc gia trong cả năm 2012.
AP cũng nói dù các chính phủ nước ngoài, gồm cả Hoa Kỳ đã phê phán những vụ trấn áp, kêu gọi thả các nhà vận động nhưng cũng không có phương tiện để gây áp lực với chính quyền Việt Nam.
Giáo sư Thayer cũng nói về làn sóng bắt bớ này:
"Chính quyền Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ trong việc trấn áp các cây viết trên mạng. Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình."
Cùng thời gian, cộng đồng mạng tại Việt Nam cũng có một số bình luận đáng chú ý về vụ bắt các ông Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.
Trung Quốc có nhiều ví dụ dùng bộ máy an ninh ngăn chặn vận động đòi dân quyền
Bài ký tên Bấm Đàm Mai Đạo đăng trên trang blog Nguyễn Tường Thuỵ hôm nay 14/6 nêu ra sự khác biệt, theo nhận định riêng của tác giả về hai người:
"Trong khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào..."
Bài viết cho rằng ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn Hóa, "cũng như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện 'văn chương thế sự' như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân".
"Ông Phạm Viết Đào, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ "quản" được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với 'phong thái' 'bắt người định tội' của chính thể này.
Còn trên trang blog Tễu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người từng tham gia các cuộc vận động chống Trung Quốc tại Việt Nam thì thông báo tối 13/6 giờ Việt Nam rằng trang blog http://phamvietdao4.blogspot.com/ không còn truy cập được nữa.
Vào ngày 9/7 tới, dự kiến tòa án ở Hà Nội sẽ đưa luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vì tội Trốn thuế vào, sau hơn sáu tháng tạm giam.
Còn cây bút, Bấm Hồ Hải thì viết trên Facebook hôm 14/6 về hai ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào rằng "nếu viết để chửi cụ thể bất kỳ một lãnh đạo nào ở nước Việt khi luật pháp còn mơ hồ, thì chuyện bị bắt theo điều luật 258 là chuyện rất bình thường".
"Và thậm chí với 3 điều luật 79, 88 và 258 mơ hồ chính quyền có thể bắt hết tất cả dân Việt bất kỳ lúc nào muốn bắt, mà không cần viết gì cả."

Blogger Phạm Viết Đào bị bắt

 

Thông tấn xã Việt Nam nói công an Hà Nội bắt "khẩn" blogger Phạm Viết Đào và ông này có "thái độ chấp hành".
Hãng tin chính thức của Việt Nam nói: "Cơ quan an ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội ra Lệnh khám xét khẩn cấp và Lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Phạm Viết Đào, sinh ngày 10/4/1952 tại Nghệ An; hiện thường trú tại...Hà Nội."

Ông Phạm Viết Đào
Ông Phạm Viết Đào có nhiều bài viết chỉ trích chính quyền
"Ông Phạm Viết Đào có hành vi vi phạm pháp luật theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Thông tấn xã Việt Nam nói ông Đào đã có "thái độ chấp hành" và công an đang "tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi vi phạm" của blogger này.
Hôm 9/6 ông Đào đã bình luận với BBC về đợt lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên của Quốc hội và nói đây là "thử thách cho nền chính trị của Việt Nam" và rằng "Quốc hội nào Chính phủ ấy".
Bình về các cố gắng thay đổi nền chính trị Việt Nam, ông Đào nói ông không hy vọng có "đột phá" nhưng "méo mó có hơn không".
Blogger cũng nhận xét và dự đoán về chiều hướng kết cục của cuộc sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được Chính quyền và Đảng cộng sản vận động từ đầu năm tới nay.

Trấn áp blogger

Ông Phạm Viết Đào từng công tác tại Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hóa và sau đó là Thanh tra của bộ này cho tới năm 2007.
Sau đó ông làm Trưởng phòng Thanh tra hành chính và phòng chống tham nhũng của Bộ Văn hóa–Thể thao và Du lịch.
Ông Đào là Hội viên Hội nhà văn và cũng từng dịch nhiều tác phẩm sang tiếng Romania, nước ông đã tới du học và tốt nghiệp đại học ngành văn chương.
Trong một lần Bấm phỏng vấn với BBC, ông Phạm Viết Đào khẳng định blog được nhiều người truy cập của ông hoạt động hoàn toàn trong khuôn khổ pháp luật và ông không làm gì sai.
Lúc đó ông cũng nói rằng nỗ lực của chính quyền nhằm ngăn chặn một số blog chỉ trích là "thiếu khôn ngoan" và "lợi bất cập hại".
Ông Đào là blogger thứ hai bị bắt trong chưa đầy một tháng qua.
Một blogger có tiếng khác, cựu nhà báo Trương Duy Nhất, cũng đã Bấm bị bắt tại Đà Nẵng hôm 26/5 và bị đưa ra Hà Nội để tiếp tục điều tra ngay trong ngày.
Các tổ chức quốc tế cũng cáo buộc Việt Nam bỏ tù hàng chục cây viết khác trong thời gian gần đây trong khi Việt Nam luôn nói họ chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm