Một số điều mà hành khách đi máy bay ít biết
REUTERS
Máy bay giờ đây là phương tiện giao thông gần như phổ biến,
nhưng vẫn còn nhiều điều mà hành khách không biết khi đi máy bay và
chính các hãng hàng không cũng không muốn nói rõ. Vừa qua, trang mạng
Slate.fr đã gặp một phi công của hãng Air France để hỏi một số điều và
những câu trả lời của chuyên gia này gây ngạc nhiên, thậm chí gây lo sợ
cho những ai vốn không ưa thích đi máy bay.
Trước hết, khi xẩy ra trường hợp áp suất bên trong máy bay bị
tụt giảm đột ngột và hành khách phải đeo mặt nạ để thở oxy. Ít ai biết
được là lượng oxy này đủ dùng trong bao lâu. Giới chuyên gia cho biết,
chỉ có 13 phút mà thôi và đây là thời gian đủ để xử lý sự cố. Ở độ cao
10 ngàn mét, nếu áp suất trong máy bay đột ngột tụt giảm thì sẽ làm mất
oxy trong không khí. Chỉ cần phi công nhanh chóng cho máy bay hạ độ cao
xuống khoảng 3000 mét thì áp suất trở lại bình thường và trong không khí
có đủ oxy.
Nếu oxy cho hành khách là 13 phút thì phi công lại có tối thiểu là 15 phút để luôn luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Mặt khác, trên máy bay còn có máy chế oxy hỗ trợ, được dùng khi một hành khách bị đau tim, cần phải cấp cứu trong suốt hành trình bay.
Một câu hỏi khác : Tại sao khi máy bay chuẩn bị hạ cánh vào ban đêm, toàn bộ đèn trong khoang hành khách được tắt ? Câu trả lời có thể làm cho mọi người lo sợ : Tắt đèn là để cho hành khách làm quen với bóng tối, không bị lóa mắt, khi phải sơ tán khẩn cấp trong đêm, lúc máy bay hạ cánh có sự cố. Thời gian quy định trên lý thuyết để sơ tán toàn bộ hành khách là 90 giây, quá ít để mắt của hành khách có thể thích ứng với bóng đêm.
Ai chả thích máy bay hạ cánh nhẹ nhàng, êm ái. Thế nhưng, hành khách không được đáp ứng điều này khi trời mưa, máy bay hạ cánh rất mạnh, thậm chí gây sốc vừa phải. Vì sao ? Chắc chắn không phải vì phi công non tay, mà họ buộc phải hạ cánh mạnh để trách hiện tượng trơn trượt do mặt đường băng bị ướt. Xin nói thêm, về lý thuyết, phi công không bắt buộc phải hạ cánh êm nhẹ - thường gọi kiss – landing, vì kiểu này sẽ kéo dài thêm đoạn đường hạ cánh. Mối quan tâm của phi công là bánh máy bay tiếp xúc đúng điểm cần thiết và do vậy, máy bay không vượt ra ngoài đường băng.
Một câu hỏi khác thường được nêu ra là tại sao hành khách phải tắt điện thoại di động cũng như các máy thu phát sóng khác khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Thực ra, việc không tắt điện thoại di động không thể làm máy bay rơi, nhưng gây nhiễu sóng trao đổi thông tin giữa phi công và nhân viên không lưu, tạo những tiếng rít rất khó chịu, giống như khi đặt điện thoại di động bên cạnh vô tuyến hay đài phát thanh.
Có một thắc mắc mà hành khách thường nghĩ đến nhưng ít khi dám nói ra, nhất là khi đi máy bay : Điều gì sẽ xẩy ra nếu chỉ có một động cơ hoạt động ? Giới chuyên gia khẳng định : Tất cả các máy bay dân dụng hiện đại đều có thể bay, thậm chí cất cánh với một động cơ. Hơn nữa, các phi công đều được luyện tập thường xuyên với tình huống cất cánh, hạ cánh và bay với một động cơ.
Chi tiết nhỏ khác liên quan đến thức ăn trên các tuyến bay đường dài : Bạn có biết rằng theo quy định hàng không, thức ăn của hai phi công, cơ trưởng và lái phụ, bắt buộc phải do hai hãng chế biến khác nhau, nhằm tránh hiện tượng cả hai người đều bị ngộ độc thực phẩm. Chế độ này được áp dụng đối với các bữa ăn trên máy bay cũng như trước khi bay.
Nếu oxy cho hành khách là 13 phút thì phi công lại có tối thiểu là 15 phút để luôn luôn tỉnh táo trong mọi trường hợp. Mặt khác, trên máy bay còn có máy chế oxy hỗ trợ, được dùng khi một hành khách bị đau tim, cần phải cấp cứu trong suốt hành trình bay.
Một câu hỏi khác : Tại sao khi máy bay chuẩn bị hạ cánh vào ban đêm, toàn bộ đèn trong khoang hành khách được tắt ? Câu trả lời có thể làm cho mọi người lo sợ : Tắt đèn là để cho hành khách làm quen với bóng tối, không bị lóa mắt, khi phải sơ tán khẩn cấp trong đêm, lúc máy bay hạ cánh có sự cố. Thời gian quy định trên lý thuyết để sơ tán toàn bộ hành khách là 90 giây, quá ít để mắt của hành khách có thể thích ứng với bóng đêm.
Ai chả thích máy bay hạ cánh nhẹ nhàng, êm ái. Thế nhưng, hành khách không được đáp ứng điều này khi trời mưa, máy bay hạ cánh rất mạnh, thậm chí gây sốc vừa phải. Vì sao ? Chắc chắn không phải vì phi công non tay, mà họ buộc phải hạ cánh mạnh để trách hiện tượng trơn trượt do mặt đường băng bị ướt. Xin nói thêm, về lý thuyết, phi công không bắt buộc phải hạ cánh êm nhẹ - thường gọi kiss – landing, vì kiểu này sẽ kéo dài thêm đoạn đường hạ cánh. Mối quan tâm của phi công là bánh máy bay tiếp xúc đúng điểm cần thiết và do vậy, máy bay không vượt ra ngoài đường băng.
Một câu hỏi khác thường được nêu ra là tại sao hành khách phải tắt điện thoại di động cũng như các máy thu phát sóng khác khi máy bay cất cánh, hạ cánh. Thực ra, việc không tắt điện thoại di động không thể làm máy bay rơi, nhưng gây nhiễu sóng trao đổi thông tin giữa phi công và nhân viên không lưu, tạo những tiếng rít rất khó chịu, giống như khi đặt điện thoại di động bên cạnh vô tuyến hay đài phát thanh.
Có một thắc mắc mà hành khách thường nghĩ đến nhưng ít khi dám nói ra, nhất là khi đi máy bay : Điều gì sẽ xẩy ra nếu chỉ có một động cơ hoạt động ? Giới chuyên gia khẳng định : Tất cả các máy bay dân dụng hiện đại đều có thể bay, thậm chí cất cánh với một động cơ. Hơn nữa, các phi công đều được luyện tập thường xuyên với tình huống cất cánh, hạ cánh và bay với một động cơ.
Chi tiết nhỏ khác liên quan đến thức ăn trên các tuyến bay đường dài : Bạn có biết rằng theo quy định hàng không, thức ăn của hai phi công, cơ trưởng và lái phụ, bắt buộc phải do hai hãng chế biến khác nhau, nhằm tránh hiện tượng cả hai người đều bị ngộ độc thực phẩm. Chế độ này được áp dụng đối với các bữa ăn trên máy bay cũng như trước khi bay.
Biết đến nick Nam Ròm đã lâu qua hình ảnh bạn bè gửi trên email. Vừa rồi lại gặp trên FB chị GM nên lò dò vào thăm. Âu cũng là duyên. Chúc vạn an.
Trả lờiXóaFB Nam Ròm đây nè hehehe
Xóahttps://www.facebook.com/namrom64
Biết một số điều cũng tốt.
Trả lờiXóalại biết thêm một số điều mới :)
Trả lờiXóa