Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Vỡ đập chứa bùn đỏ Bình Thuận





Hình ảnh bùn đỏ tràn ngập khu vực Cty KSBT sáng ngày 18.11.2013. Ảnh: H.H
  Vỡ đập chứa, hàng ngàn khối bùn titan nhuộm đỏ môi trường 
 http://laodong.com.vn/xa-hoi/vo-dap-chua-hang-ngan-khoi-bun-titan-nhuom-do-moi-truong-157241.bld

Người dân Bình Thuận với thảm họa bùn đỏ

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2013-11-20

H9-305.jpg
Hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp nơi vào ngày 18 tháng 11 năm 2013.
RFA


Vào ngày 18 tháng 11 năm 2013, hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp mọi nơi, sức chảy của nó mạnh tương đương một trận lũ quét, nhiều vật liệu, vật dụng và gỗ khối trôi theo dòng bùn đỏ, tấp vào nhà dân. Hiện tượng bùn đỏ ở một nơi chưa bao giờ biết bùn đỏ là gì khiến cho người dân gặp nhiều phiền toái, thậm chí hoang mang khi biết được hàm lượng độc tố bên trong bùn đỏ rất cao và có thể lượng phóng xạ cũng đang giấu mình trong bùn đỏ. Tuy người dân sợ hãi, lo lắng nhưng nhà cầm quyền vẫn chưa lên tiếng.

Người dân sống trong lo lắng

Một người dân ở xã La Gi, huyện Hàm Thuận Nam, bức xúc nói: “Mỗi lần nó trượt xuống thì khu dân cư dưới đó đi hết. Nếu nó trượt hết hồ thì khả năng tràn đập, khả năng bùn cuốn đi rất cao còn hơn cả tai nạn vì dân cư dưới đó đông và thứ 2 chỗ đó dùng để chứa mà bây giờ nếu không di dời dân cho đàng hoàng thì khả năng thương vong cho con người có thể không đếm được hết. Rồi hoa màu của họ, hoa màu người ta đang vào vụ đón đầu, tổn thất hoa màu rất nhiều. Mấy cái bọn khai thác thì nó tận khai nó không có thiết kế bảo vệ môi trường cho mình. Mà trong khi đó, Việt Nam bây giờ hệ thống khoáng sản thì không quản lý được.”
Một người dân khác tên Hoạt, cùng xã với anh nông dân vừa nói, cho chúng tôi biết là hầu như toàn bộ mọi hoạt động từ lên dự án cho đến xây dựng nhà máy khai thác titan, rồi đưa vào hoạt động, người dân hoàn toàn không biết, không hề có một cuộc thăm dò ý kiến nhân dân hoặc thăm dò dư luận nào cả. Chỉ đơn giản, họ tự làm việc với nhau, doanh nghiệp đến gặp nhà cầm quyền, hai bên bắt tay nhau và làm, cứ thế mà làm, nhân dân chỉ được biết, được quan tâm đến chuyện này sau khi có sự cố xãy ra như vỡ hồ chứa lần này chẳng hạn.
Nếu nó trượt hết hồ thì khả năng tràn đập, khả năng bùn cuốn đi rất cao còn hơn cả tai nạn vì dân cư dưới đó đông và thứ 2 chỗ đó dùng để chứa mà bây giờ nếu không di dời dân cho đàng hoàng thì khả năng thương vong cho con người có thể không đếm được hết.
-Một người dân ở La Gi
Trong khi đó, mọi nguy hiểm đều hướng về phía nhân dân mà đến, vì hồ chứa lúc nào cũng có cao trình ít nhất là ngang mái nhà của nhân dân để chứa cho được lượng lớn. Nhưng cái lượng lớn bùn đỏ chứa cao ngồng ấy lại không có chỗ để thải, không hề có qui trình xử lý, chính vì thế, nó tích tụ lâu ngày sẽ vỡ. Mà không chừng, những cú vỡ đập, vỡ đê lại có lợi cho nhiều thứ, về phía nhà cầm quyền địa phương, sự cố này sẽ được xếp vào diện thiên tai, chỉ số thuế của năm sẽ được trung ương giảm thiểu, và các quan chức cũng có cơ hội hù dọa, vòi vĩnh doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, một khi bùn đỏ chứa lâu ngày mà không có chỗ thải, nếu xây dựng một qui trình xử lý sẽ tốn kém cả trăm tỉ đồng, trong khi đó, tạo ra một sự cố vỡ bờ đê, cho bùn đỏ chảy khắp nơi rồi sau đó hô toáng lên rằng chúng tôi gặp sự cố, chúng tôi bị vỡ bờ hồ, chúng tôi thành thật xin lỗi bà con nông dân, chúng tôi sẽ cố gắng rút kinh nghiệm và góp tay cùng bà con khắ phục hậu quả…. Đương nhiên, với người dân, một khi sự cố xãy ra, việc đầu tiên là tự tay khắc phục hậu quả, dọn vườn, lau chùi nhà cửa, xây dựng lại những gì bị hư hỏng chứ chẳng có ai đủ thời gian và tin tưởng vào pháp luật để mà đi kiện. Không chừng, sự cố vỡ bờ moong sẽ là một tiền lệ tốt, tập cho người dân có thêm thói quen chạy lũ bùn đỏ.
Trong trường hợp như thế, nếu có đền bù cho nhân dân thì cũng chẳng là bao nhiêu đồng, vì căn cứ trên cây cối, nông sản bị hỏng mà đền, có cây cà phê nào chết ngay vì bùn đỏ, có con heo, con gà nào tắt thở ngay vì bùn đỏ, có cái nhà nào sập trong lúc bùn đỏ chảy?.... Những câu hỏi cắc cớ như thế sẽ được công ty đặt ra và quan chức địa phương làm trọng tài, chấm cho công ty phần hơn, cuối cùng, công ty sẽ hành động như một nhà từ thiện, rót một ít tiền đền bù sự cố cho nhân dân. Sau đó lại bắt tay với quan chức địa phương, ăn nhậu vui vẻ, đút lót ấm túi để hẹn một quả khác.

Biến khu dân sinh thành bồn xả rác

H10-250.jpg
Hồ chứa bùn đỏ thuộc địa phận xã Thuận Quí, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bị sự cố vỡ bờ moong, tức là hồ chứa đã khiến cho bùn đỏ tràn ngập khắp nơi vào ngày 18 tháng 11 năm 2013. RFA PHOTO.
Sở dĩ có chuyện công ty ngang nhiên dám biến khu dân sinh thành bồn xả rác mà không hề hấn gì là vì giữa doanh nghiệp và nhà cầm quyền địa phương có nhiều sự ăn chia, cổ phần ma, có cả sự thông đồng để đạp lên mọi thứ mà kiếm lãi. Một người dân tên Thuấn, ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận bức xúc nói.
Ông Thuấn nói thêm rằng không riêng gì các công trình khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Bình Thuận, mà theo quan sát của ông, mọi công trình khai thác tài nguyên ở Việt Nam đều có chung hai tính chất, đó là tính bí mật của công trình, sự bí mật này nằm ở chỗ chỉ có nhà nước và doanh nghiệp biết với nhau, nhân dân không được biết bất kì thông tin hay thông số an toàn nào. Và bên cạnh đó, mọi công trình đều không có dự án xử lý chất thải, ví dụ như hồ chứa bùn đỏ, không thể gọi là xử lý chất thải được, bởi hồ chứa chỉ là nơi trung chuyển chất thải từ nơi sản xuất ra đến nơi xử lý. Nhưng bởi không có nơi xử lý nên hồ chứa đóng luôn vai trò này, thực ra, đó là cách ăn gian với môi trường và đạp lên đời sống, sự an toàn của người dân trong khu vực.
Và một khi lựa chọn phương án biến hồ chứa thành cái gọi là nơi xử lý chất thải, lâu ngày, chính các hồ chứa sẽ tích tụ độc tố, phóng xạ, sẽ gây nguy hại đến đời sống chung quanh. Và chắc chắn một điều, không có hồ chứa nào có thể hịu đựng được lượng chất thải đang mỗi ngày một dày lên, đầy lên, trong khi đó không có đường ra. Điều này dẫn đến một giải pháp duy nhất là những khu vườn của nông dân sẽ là bãi xử lý chất thải của công ty. Và kịch bản vỡ đập, vỡ bờ moong, vỡ hồ chứa sẽ được diễn. Chắc chắn không chỉ diễn một lần mà còn diễn đi diễn lại nhiều lần, diễn cho đến bao giờ tài nguyên cạn kiệt, công ty, doanh nghiệp cảm thấy nơi mình đang khai thác không còn gì để kiếm chác nữa thì mới thôi.
Nói đến đây, ông Thuấn lắc đầu, thở dài và bày tỏ sự lo lắng khi nghĩ đến một ngày nào đó, phía Tây Bình Thuận thì bị bùn đỏ tràn về, phía Đông thì bão đánh tạt vào và không may, một trận bão siêu mạnh như bão số 14 có tên Haiyan vừa rồi quật đổ các nhà máy điện hạt nhân, thì hỡi ôi, người Chăm Pa sẽ mất dấu trên bản đồ dân tộc học và nước Việt Nam sẽ chia làm hai phần, đường lưu thông từ Nam ra Bắc và ngược lại sẽ bị cắt đứt hoàn toàn bởi địa bàn chết đang nhiễm phóng xạ. Lúc đó thật khó mà hình dung con người sẽ sống ra sao?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


CÂU CHUYỆN BÙN ĐỎ VÀ CÔNG NGHỆ BAYER (Tựa đề do Như Thương đặt)


1.
“Bùn đỏ là tên gọi một sản phẩm chất thải của công nghệ Bayer, phương pháp chủ yếu được áp dụng trong quá trình tinh luyện bauxite để sản xuất nhôm.

Nó bao gồm một hỗn hợp các tạp chất rắn và kim loại, và là một trong những vấn đề về chất thải quan trọng nhất của ngành luyện nhôm. Màu đỏ là do hiện nay sắt bị oxy hóa, có thể chiếm đến 60% khối lượng của bùn đỏ. Bùn đỏ không thể dễ dàng xử lý.

Trong hầu hết các quốc gia mà bùn đỏ được tạo ra, nó được bơm vào ao bùn đỏ. Những “ao” chỉ đơn giản là khu vực đầy bùn đỏ. Bùn đỏ là một vấn đề vì nó chiếm diện tích và khu vực đất này không thể dùng cho xây dựng hay làm trang trại ngay khi nó đã khô. Do quá trình sản xuất bùn có độ pH cao từ 10 đến 13.

Một số phương pháp được sử dụng để giảm độ pH cấp để giảm tác động đến môi trường. Người ta đang nghiên cứu để sử dụng thích hợp bùn đỏ cho ứng dụng khác. Trong tháng mười năm 2010, khoảng một triệu mét khối bùn đỏ từ một nhà máy alumina ở Hungary đã xả vào các vùng nông thôn xung quanh, làm chết bốn người và làm ô nhiễm một vùng rộng lớn.”

Source:

Code:
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B9n_%C4%91%E1%BB%8F

CÔNG NGHỆ BAYER





Công nghệ Bayer là phương thức sản xuất chính tinh luyện quặng thô bauxit để sản xuất ra quặng tinh alumina.

Trong bauxit có đến 30-54% là alumina, Al2O3, phần còn lại là các silica, nhiều dạng ôxít sắt, và điôxít titan.[1] Alumina phải được tinh chế trước khi có thể sử dụng để điện phân sản xuất ra nhôm kim loại. Trong công nghệ Bayer, bauxit bị chuyển hóa bởi một luồng dung dịch natri hydroxit (NaOH) nóng lên tới 175 °C để trở thành hydroxit nhôm, Al(OH)3 tan trong dung dịch hydroxit theo phản ứng sau:

Al2O3 + 2 OH − + 3 H2O → 2 [Al(OH)4]−

Các thành phần hóa học khác trong bauxit không hòa tan theo phản ứng trên được lọc và loại bỏ ra khỏi dung dịch tạo thành bùn đỏ, quặng đuôi hay đuôi quặng của loại quặng bauxit. Chính thành phần bùn đỏ này gây nên vấn nạn môi trường về vấn đề đổ thải giống như các loại quặng đuôi của các khoáng sản kim loại màu nói chung. Tiếp theo, dung dịch hydroxit được làm lạnh và hydroxit nhôm ở dạng hòa tan phân lắng tạo thành một dạng chất rắn, bông, có màu trắng. Khi được nung nóng lên tới 1050 °C (quá trình canxit hóa), hydroxit nhôm phân rã vì nhiệt trở thành alumina và giải phóng hơi nước:

2 Al(OH)3 → Al2O3 + 3 H2O



Công nghệ Bayer được Karl Bayer phát minh vào năm 1887. Khi làm việc ở Saint Petersburg, Nga ông đã phát triển từ một phương pháp ứng dụng alumina cho ngành công nghiệp dệt (nó được dùng làm thuốc cẩn màu trong nhuộm sợi bông), vào năm 1887 Bayer đã phát hiện rằng nhôm hydroxit kết tủa từ dung dịch kiềm ở dạng tinh thể và có thể tách lọc và rửa dễ dàng, trong khi nó kết tủa bởi sự trung hòa dung dịch trong môi trường axít thì ở dạng sệt và khó rửa sạch.

Một vài năm trước đó, Louis Le Chatelier ở Pháp đã phát triển phương pháp để tạo ra alumina khi nung bauxit trong natri cacbonat, Na2CO3, ở 1200 °C, tạo ra natri aluminat (NaAlO2) và nước, sau đó tạo kết tủa nhôm hidroxit bằng cacbon dioxit, CO2, tiếp theo nhôm hidroxit được đem đi lọc và làm khô. Quá trình này bị lãng quên khi phương pháp của Bayer ra đời.

Công nghệ này trở nên rất quan trọng trong ngành luyện kim cùng với những phát minh về điện phân nhôm vào năm 1886. Cùng với phương pháp xử lý bằng xyanua được phát minh vào năm 1887, công nghệ Bayer khai sinh ra lĩnh vực thủy luyện kim hiện đại.

Ngày nay, công nghệ này vẫn gần như không thay đổi và nó tạo ra hầu hết alumina của thế giới, được cung cấp như một sản phẩm trung gian trong sản xuất nhôm.

1. Tham khảo: ^ Harris, Chris; McLachlan, R. (Rosalie); Clark, Colin (1998). Micro reform — impacts on firms: aluminium case study. Melbourne: Industry Commission. ISBN 0-646-33550-2.
•Habashi, F. "A short history of hydrometallurgy", Hydrometallurgy 79, tr. 15-22, 2005.

Source:
http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_Bayer






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm