Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

“Những trang web giả mạo” và “trò chơi quyền lực” (1)

Tiếp theo bài trước bàn về “trò chơi quyền lực”, quanh việc kỷ niệm các cuộc chiến với Trung Cộng, loạt bài này bàn về một hệ thống hết sức quy mô các trang Web/Blog/Facebook/Youtube/Twitter/Flickr mang danh hàng chục lãnh đạo nhà nước, đảng CSVN từ chóp bu xuống tới nhiều địa phương, đơn vị (cả cấp tổng cục), nhưng lại cũng rất liên quan tới “trò chơi quyền lực”, theo một cách hoàn toàn khác, rất độc đáo, có một không hai trên thế giới.
Có lẽ khởi đầu câu chuyện là gần 2 năm trước, khi cư dân mạng phát hiện một bài viết chỉ trích Trung Cộng rất mạnh mẽ, tựa đề “Trung Quốc bất tín trong quan hệ với Việt Nam“, cùng được khởi đăng trên một loạt các trang web mang tên các lãnh đạo cao nhất của nhà nước, ĐCSVN (Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn DũngPhùng Quang ThanhTrần Đại Quang, Phạm Bình Minh, …). Bài viết gieo vào lòng không ít người niềm hy vọng, rằng phải chăng lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN muốn thông qua kênh thông tin không chính thức đó để lên tiếng về những hành động ngang ngược của Trung Cộng, vừa tránh được phiền toái trong quan hệ ngoại giao, nhưng lại vẫn góp phần nuôi niềm tin vào chế độ, khích lệ lòng yêu nước trong nhân dân.
Một tháng sau, ngày 24/4/2012, xuất hiện lần đầu tiên một bài báo như để “bạch hóa” hiện tượng khó hiểu đó, tựa đề “Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo“, trên báo Quân đội nhân dân.
Hai tháng sau, ngày 10/6/2012, trên báo Người lao động có bài “Làm giả trang web của lãnh đạo“.
Ba tháng sau nữa, ngày 14/9/2012, lại có tiếp một bài báo nữa, tựa đề “Cơn bão ‘vi rút độc’ từ web, blog ‘đen’”, vẫn trên Quân đội nhân dân.
Tìm hiểu về hình thức, quy mô và hoạt động của hệ thống các trang web, blog … này, có thể phỏng đoán nó sẽ tiêu tốn từ vài trăm ngàn cho tới cả triệu đô la mỗi tháng, thu hút một lượng nhân lực hàng chục người. Vậy nó ở đâu ra, có phải đúng như 2 bài viết vừa nêu ám chỉ đến, mục đích nhắm tới những gì, sẽ xảy ra những hệ lụy gì, v.v.. ? Trước hết xin được điểm qua giao diện vài trang web nổi trội trong hệ thống này và 3 bài báo vừa nêu. Bài tiếp theo sẽ đi sâu phân tích.

2
3
4
6
[...]
—————-
Quân đội nhân dân

Bài 3: Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo

QĐND – Thứ ba, 24/04/2012 | 21:31 GMT+7
QĐND – Không chỉ trực tiếp tấn công bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, những thông điệp vô căn cứ như “Việt Nam có nền báo chí tự do tồi tệ nhất”, “Việt Nam là kẻ thù của internet”, thời gian gần đây, một số thế lực từ bên ngoài còn ngang nhiên lập ra những trang web và blog mạo danh là trang thông tin cá nhân của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an và một số bộ, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.
1
Vi phạm pháp luật Việt Nam
Các trang web, blog trên đều có đặc điểm chung là được thiết kế theo dạng trang thông tin trực tuyến, có giao diện trình bày theo một mô-típ khá giống nhau và nội dung là các thông tin hoạt động đối nội, đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo. Ngôn ngữ hiển thị phần lớn là tiếng Việt và một phần tiếng Anh. Theo một chuyên viên Phòng Thông tin điện tử thuộc Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay có khoảng 30 trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo, nhưng địa chỉ trang mạng, máy chủ lưu trữ thông tin đều đặt ở nước ngoài và được giấu chủ sở hữu tên miền. Các trang web này được tạo lập theo dạng web chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng kèm theo ảnh minh họa khá bắt mắt và thu hút sự tìm kiếm của người đọc.
Đại diện các cơ quan chức năng là Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và A87 (Tổng cục An ninh 2-Bộ Công an) đều khẳng định rằng: Hiện nay chỉ duy nhất có một trang thông tin điện tử chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận là “Trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”, hoạt động từ tháng 8-2007. Còn lại tất cả các trang web, blog giả, mạo danh đều không có tên miền “.vn” và không được cấp phép hoạt động của các cơ quan quản lý của nước ta và  không được các đồng chí lãnh đạo cho phép, đồng ý. Đề cập đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nêu rõ: Việc lập các trang web giả, mạo danh các đồng chí lãnh đạo không chỉ là việc làm thiếu đàng hoàng, không trung thực, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Những khẳng định trên của các cơ quan chức năng và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn toàn có cơ sở. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nêu rõ: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Một trong những hành vi bị nghiêm cấm cũng được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác”. Bên cạnh đó, việc giả danh này nhằm vào các đồng chí lãnh đạo còn mang dấu hiệu về “Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” nên vi phạm vào Điều 265, Bộ luật Hình sự. Đấy là chưa nói đến việc công khai hóa những thông tin hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chính thống của Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tỉnh táo trước “ma trận thông tin” 
Trước sự hoạt động công khai, trái phép của các trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo, ông Vũ Đình Thường, Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Bất cứ một tổ chức, cá nhân nào am hiểu luật pháp quốc tế, tôn trọng những giá trị cơ bản của quyền con người thì không bao giờ tự ý mình lập ra những trang web, blog mang tên của nguyên thủ quốc gia mình và các quốc gia khác. Bởi vì, nguyên thủ quốc gia, trước hết với tư cách là một công dân, đều có quyền riêng tư của mình được luật pháp bảo hộ nên không ai được phép xâm hại cả về danh dự, uy tín, nhân phẩm. Việc lập các trang web, blog cá nhân hoặc là do cá nhân tự làm, hoặc phải được phép của cá nhân đó và đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì nó mới có giá trị về mặt pháp lý. Còn việc “khoác tên” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… của Việt Nam vào các trang web, blog có xuất xứ từ nước ngoài là một trong những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, làm tổn hại đến hình ảnh quốc thể của Việt Nam.
Nhưng không dừng lại ở đó. Việc “chủ sở hữu” và “tác giả” làm ra các trang web, blog giả mạo các đồng chí lãnh đạo còn có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc. Nó tinh vi ở chỗ: Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên đã chủ động cung cấp những thông tin nhanh, nhạy, chính xác như các cơ quan báo chí chính thống, có uy tín của Việt Nam. Càng về sau và đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường.
Đến đây thì bạn đọc càng thấy rõ, cuộc đấu tranh thông tin trên internet đang diễn ra gay gắt và quyết liệt như thế nào. Các thế lực thù địch và phản động dùng mọi thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt để tấn công vào mặt trận tư tưởng, trong đó báo chí-truyền thông là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất. Chắc chắn, những trang web kia được lập ra không để phục vụ cho mục đích cung cấp và định hướng thông tin đúng đắn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Chúng ta cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị của những người cố tình lợi dụng tự do internet, tự do báo chí để chống phá cách mạng Việt Nam. Mỗi người, mỗi cơ quan tổ chức phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không bị sa vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo quyệt của các phần tử xấu.
Kiên quyết ngăn ngừa hiểm họa
Nguyên do nào mà họ lại cố tình dựng nên những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo nước ta như vậy? Theo một chuyên gia của A87, đây là một “phép thử” như một lời “thách thức” Việt Nam rằng, nếu không cho phép báo chí tư nhân được hoạt động công khai và các blogger trong nước “bày tỏ các quan điểm dân chủ, tự do”, thì sẽ xây dựng những trang web, trang blog “chính thống” như ở Việt Nam!
Quả là một sự “bài binh bố trận” rất bài bản, chuyên nghiệp, nhưng được biểu hiện dưới một hình thức mới. Thông qua các trang mạng này, một mặt họ tỏ rõ “cái vẻ khách quan” trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo mà không cần “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại khác từng làm dễ bị phản ứng; nhưng mặt khác, họ đang tìm cách “nín thở”, kiên trì chờ đợi và tận dụng một thời cơ nhất định để thực hiện ý đồ khuất tất của mình. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của cộng đồng “dân cư mạng”, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các đồng chí lãnh đạo, đều có thể bị “sập bẫy” vào mục đích không lành mạnh từ chủ nhân của các trang mạng này.
Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, họ càng triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để ra sức hô hào, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do internet” nhằm mở hướng tấn công mới, chống phá cách mạng thông tin. Từ việc làm nhiễu loạn thông tin đến việc làm nhiễu loạn dư luận xã hội, làm cho người dân suy giảm niềm tin, phân hóa, chia rẽ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo hệ tư tưởng tư sản. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời cần đưa ra những quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi cao để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, thông tin, văn hóa và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
THIỆN VĂN
————–
ĐỦ KIỂU WEBSITE, BLOG GIẢ MẠO

Làm giả trang web của lãnh đạo

Chủ Nhật, 10/06/2012 23:47
Nhiều cá nhân, tổ chức đã lập ra các trang thông tin giả mạo của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả báo điện tử giả để tung những thông tin sai sự thật.
Có hàng chục website, blog giả như vậy. Một số đã được các cơ quan chức năng xử lý, một số khác vẫn ngang nhiên hoạt động, tiếp tục cập nhật thông tin.
Giả mạo báo điện tử
Trên mạng internet Việt Nam hiện nay xuất hiện hàng chục website, blog tự xưng là trang thông tin của các vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam, đăng các thông tin về hoạt động của các vị này được sao chép lại từ các báo điện tử trong nước. Các website, blog này được thiết kế khá chuyên nghiệp, có bố cục các phần tin tức được phân chia theo lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế, thế giới, đối ngoại… với ngôn ngữ tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Các website, blog giả mạo này đã thu hút hàng triệu lượt truy cập.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi nhận thấy đa phần các website, blog giả mạo này đều có cách bố cục giống nhau, các thông tin đăng tải cũng giống nhau chứng tỏ do một cá nhân hay tổ chức đứng ra thực hiện. Tất nhiên là vì giả mạo nên, các website, blog này cũng không cung cấp thông tin về đơn vị chủ quản, giấy phép hoạt động. Hiện tại các website, blog này vẫn ngang nhiên hoạt động và cập nhật các thông tin hằng ngày.

Những ngày đầu tháng 6 vừa qua, cộng đồng mạng internet Việt Nam xôn xao khi một số website, blog đưa tin được cho là của một báo điện tử nổi tiếng trong nước về việc tăng giá xăng.
5
Hình ảnh này ngay lập tức đã lan tràn trên mạng với tốc độ chóng mặt khiến cộng đồng mạng xôn xao. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra kỹ, cộng đồng mạng phát hiện đó là thông tin giả mạo do một cá nhân tạo ra trên nền giao diện của một báo điện tử nổi tiếng. Sau đó, chủ nhân của website ấy đã xóa bài báo trên website giả mạo và phát biểu rằng đây chỉ là một trò đùa để trêu bạn bè và không ngờ sự việc lại đi quá xa đến như vậy.
Trước đó, từ tháng 5 đến tháng 7-2011, trang tin điện tử giả mạo Báo Trà Vinh (http://www.baotravinh.net) đã trích dẫn các bài viết, hình ảnh từ Cổng thông tin điện tử Trà Vinh, cùng các báo điện tử khác viết về Trà Vinh và sử dụng tên là Báo Trà Vinh. Tháng 9-2011, trên mạng internet cũng xuất hiện trang web http://baocantho.net/ tự nhận là báo điện tử của Báo Cần Thơ.
Các trang web giả mạo các website của các báo điện tử chính thống đó ngang nhiên đăng lời kêu gọi, chào mời đặt quảng cáo với giá cụ thể và địa chỉ liên lạc trực tiếp trên website.
Nhiều trang web chúng tôi nhận thấy có đặt rất nhiều banner quảng cáo như những tờ báo chính thống. Hai trường hợp này đã bị Sở Thông tin – Truyền thông hai tỉnh trên xử phạt hành chính với số tiền 10-12 triệu đồng. Cùng thời điểm này, Báo Người Lao Động đã phát hiện 2 website giả mạo là báo điện tử của tỉnh Kiên Giang và báo điện tử Sài Gòn Tiếp Thị và cung cấp thông tin liên lạc để chào mời quảng cáo.
Truy tìm chủ nhân các website, blog giả
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và An ninh mạng Athena, cho biết hiện nay trên một số website, blog giả mạo đều có nhúng virus. Người dùng khi truy cập các trang này thì máy tính sẽ bị nhiễm virus. Nếu người dùng cung cấp tên, mật khẩu trên các trang giả mạo này thì sẽ bị mất ngay tài khoản. Ngoài ra, virus sau khi nhiễm vào máy tính của người dùng có thể đánh cắp mọi thông tin cá nhân trên ổ cứng và truyền về cho hacker.
Theo ông Võ Đỗ Thắng, trong trường hợp website, blog giả mạo đặt máy chủ, có tên miền của Việt Nam thì hoàn toàn có thể dễ dàng xác định chủ nhân bằng cách liên hệ với nhà cung cấp tên miền, máy chủ trong nước. Với các trường hợp website, blog có tên miền, máy chủ hoạt động từ nước ngoài thì cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ ISP, nhà cung cấp tên miền, máy chủ để định vị cá nhân, tổ chức sở hữu website, blog này và hoàn toàn có thể xử lý được theo luật pháp Việt Nam.
Có thể khởi tố về tội phá hoại an ninh
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM: Hành vi giả mạo các trang báo điện tử uy tín có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngoài việc giả mạo các báo điện tử để lừa dối các cá nhân, tổ chức khác đăng quảng cáo để lấy lợi nhuận, các trang này còn có khả năng tung những thông tin sai sự thật, gây nhiễu loạn thông tin rất nguy hiểm.
Các chủ thể là tác giả các blog, website này sẽ bị truy cứu theo rất nhiều các tội danh khác nhau như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ Luật Hình sự, tội phá rối an ninh theo điều 89 Bộ Luật Hình sự…
CHÁNH TRUNG
—————
Làm thất bại “Chiến lược diễn biến hòa bình”: “Thông tin ảo” và “hiểm họa thật”
QĐND – Thứ sáu, 14/09/2012 | 23:24 GMT+7

 Bài 1: Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog “đen”

QĐND - Hàng trăm trang web, blog “đen” do hơn 400 tổ chức phản động trong và ngoài nước lập lên xen lẫn hàng trăm trang web, blog cá nhân với thông tin tốt – xấu, thật – giả lẫn lộn, có loại ẩn chứa âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch; có loại vô tình “nối giáo cho giặc”, “quá mù ra mưa”… Đỉnh điểm của hiểm họa từ những trang web, blog “đen” phải kể đến việc nhiều trang web đưa tin sai lệch, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước gần đây làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Thực trạng vấn đề này như thế nào, quản lý và xử lý loại “nấm độc thông tin” này ra sao? Nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã điều tra, tìm hiểu, bước đầu làm rõ về hiện tượng này…
Hàng nghìn trang web, blog “đen”
Những ngày vừa qua, giữa lúc Đảng ta đang đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về “Một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay” và tình hình kinh tế – xã hội trong nước, thế giới đứng trước nhiều khó khăn thách thức do suy giảm kinh tế, một số trang web, blog “đen” đã lợi dụng tung ra nhiều thông tin “hậu trường” nhạy cảm. Những thông tin này liên quan đến nhiều chính sách kinh tế vĩ mô, đến vấn đề ngân hàng, tài chính và nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước nên đã tạo ra dư luận xã hội tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng, suy giảm niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều tờ báo phản động hải ngoại và báo chí nước ngoài đã thi nhau “tung hứng”, suy diễn hoạt động các trang này giống như chúng được “tiếp tay” từ nội bộ, gắn với các vấn đề nhân sự cấp cao nhạy cảm. Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, đại diện cơ quan chức năng cho biết: Rồi đây, sự thật về những trang web, blog “đen” này sẽ được làm rõ nhưng thật ra, đây là hiện tượng không mới và không khó để nhận diện. Ngay từ năm 2000, khi có cái gọi là “Nghị hội liên kết người Việt tự do tại Mỹ” thì các thế lực thù địch đã xác định phải tận dụng công nghệ hiện đại để “phá vỡ sự bưng bít thông tin của cộng sản” và từ đó sự liên kết giữa phản động lưu vong với nội địa ngày càng chặt chẽ, từ chỗ chỉ qua thư tín rồi dần qua internet là chủ yếu. Theo thống kê của cơ quan chức năng thì đến nay, các tổ chức phản động bên ngoài đã lập ra hơn 400 trang web để truyền bá, phá hoại tư tưởng chống Việt Nam. Ngoài ra, còn có khoảng 380 báo, tạp chí và 60 đài phát thanh tiếng Việt cùng nhiều hãng thông tấn, tổ chức tôn giáo ở nhiều quốc gia cũng lập trang web chống phá Việt Nam. Cùng với đó, phải kể đến hàng trăm trang web, blog do một số trí thức, văn nghệ sĩ và các phần tử bất mãn trong nước lập nên lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để xuyên tạc, kích động chống đối Đảng, Nhà nước.
Nhận diện “chiêu thức” hoạt động
Theo Đại tá, PGS, TS Nguyễn Trọng Đạo, Phó cục trưởng Cục A87, hoạt động lợi dụng internet chính là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm để truyền bá, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.
Từ tìm hiểu, khảo sát của nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân, có thể khái quát một số hình thức hoạt động của các loại web, blog chứa đựng thông tin độc hại như sau:
Thứ nhất, loại blog, trang web tự xưng danh đại diện cho cộng đồng chống tham nhũng, dân oan đấu tranh đòi quyền lợi xung quanh giải phóng mặt bằng, những người đòi tự do thông tin, các nhà dân chủ,… để hoạt động như một tờ báo điện tử, đưa thông tin kích động, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Nội dung căn bản của những trang này vẫn là phá hoại tư tưởng, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bôi nhọ hình ảnh, uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc, tung tin về sự chia rẽ, phe phái, xung đột trong nội bộ Đảng, Nhà nước, Quốc hội; kích động khiếu kiện đất đai, chính sách dân tộc, tôn giáo… “Bọn phản động lưu vong triệt để lợi dụng internet lập nên các trang web, blog nhưng chúng “lập lờ” thông tin thật giả, tốt xấu nên có khi người dân rất khó biết có phải trang phản động hay không, chỉ cơ quan an ninh mới biết rõ. Chính vì thủ đoạn dùng 50-70% thông tin đúng sự thật nên nhiều người dễ dàng bị lôi cuốn theo chúng ” – Đại diện cơ quan chức năng cho biết. Đến nay, theo điều tra của cơ quan chức năng, đã có cơ sở cho thấy, tổ chức phản động lưu vong Việt Tân là một trong những nơi sản sinh ra nhiều web, blog phản động. Hiện nay, tổ chức này đang chuẩn bị “đại hội” nên càng ráo riết lợi dụng web, blog để “diễu võ dương oai”. Còn một trang mạng khác gần đây đang được tung hô đình đám, theo cơ quan chức năng đây cũng là sản phẩm của phản động lưu vong chứ không phải có nguồn gốc từ trong nước như thông tin suy đoán. Có trang web do tổ chức phản động lưu vong đứng sau chỉ trong 3 tháng qua đã đăng hàng trăm tin, bài xuyên tạc. Những âm mưu ấy là không mới, phản động lưu vong đã dùng “chiêu” này từ lâu. Gần đây, chúng cho “kích nổ” dồn dập hơn nhằm phá hoại việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của ta.
Thứ hai, cũng có không ít trang đi theo hướng “chuyên đề” như trang của ông N.X.C tự xưng là “chuyên gia kinh tế”, “Thủ tướng tương lai”, “nhà tiên tri tài chính”. Trang này chủ yếu đưa thông tin liên quan đến tình hình kinh tế nhưng thực chất là xuyên tạc, phá hoại về kinh tế. “Nhà tiên tri” này đưa ra nhiều dự báo sai, lạc lõng so với thực tế, giống như một “nhà kinh tế… hoang tưởng” mà một số người tin theo, làm theo đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Lại có trang lượm lặt thông tin từ báo chí Việt Nam và nước ngoài, thậm chí cả các blog kèm theo những bình luận, suy diễn thiên lệch…
Thứ ba, phải kể đến loại web, blog của một số nhân sĩ, trí thức, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, trong đó có cả một số người đang công tác (hoặc đã từng công tác) tại các cơ quan Nhà nước nhưng thường xuyên đăng tải, phát tán thông tin tốt xấu lẫn lộn, có nhiều tin bài không chính xác, thậm chí sai trái, phản động…Hiện nay, có một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người từng là cán bộ quản lý cấp cao viết bài, phát tán nội dung trái với đường lối quan điểm của Đảng, Nhà nước và bị lôi kéo, lợi dụng. Cùng với đó phải kể đến một số trí thức, văn nghệ sĩ và thành phần bất mãn, chống đối lợi dụng danh nghĩa “phản biện xã hội” để phê phán, phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết quan hệ Việt – Trung ở Biển Đông, dự án Bô-xit Tây Nguyên, thổi phồng, bôi đen những tiêu cực xã hội… Đáng chú ý là những trang web, blog này được các thế lực thù địch phản động thường xuyên lấy lại tin bài, thậm chí “tài trợ” để tạo dựng ngọn cờ, tạo dư luận, tập hợp lực lượng chống đối. Theo Cục A87, điển hình như vụ việc xảy ra ở Tiên Lãng – Hải Phòng, một đối tượng thông qua blog cá nhân đã viết hàng trăm tin bài sau đó tập hợp xin xuất bản cuốn sách “Tiên Lãng” nhằm phê phán, kích động thiếu căn cứ.
Thứ tư, các thế lực thù địch và cực đoan đang triệt để lợi dụng các diễn đàn, mạng xã hội, nhiều nhất là trên facebook, youtube là những mạng có khả năng phát tán nhanh, tác động mạnh đến nhiều tầng lớp trong xã hội để chống phá, kêu gọi biểu tình, tán phát tài liệu phản động, hình ảnh, phim, clip bôi nhọ, xuyên tạc…
Thứ năm, xuất hiện nhiều trang web, blog có máy chủ đặt tại nước ngoài mạo danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước tuy chưa có nhiều thông tin sai trái nhưng đều không phải là trang tin chính thức, có thể gây nhiễu loạn thông tin và ẩn chứa những động cơ đen tối. Những trang này số lượng lên tới hàng trăm, riêng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mỗi đồng chí có tới 4-5 trang bị mạo tên, trang nào cũng rất nhiều tin, bài, hình ảnh, clip cập nhật, lượm lặt từ báo chí và nhiều nguồn khác nhau. Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Bí thư thành ủy Đà Nẵng là một trong những nạn nhân của những trang tin giả mạo này đã phải chính thức lên tiếng trên báo chí nói rõ sự thật. Cơ quan chức năng cho biết, đứng đằng sau những trang web mạo danh này, không ai khác, vẫn là phản động lưu vong.
Đánh giá về tác hại nguy hiểm của các trang web, blog phản động, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho rằng: “Việc tiếp tục phát tán thông tin như vậy vào Việt Nam là hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng, gây hoài nghi trong nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, gây tác động rất xấu trong dư luận xã hội”.
(Còn nữa)
NGUYÊN MINH, NGUYỄN HÒA, NGỌC HƯNG
Nguồn :
http://chepsuviet.com/2014/02/14/nhung-trang-web-gia-mao-va-tro-choi-quyen-luc-1/
nhân sự kiện Thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, thử điểm 01qua vài bài viết liên quan trên các trang web bị cho là “giả mạo” của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, cũng là để hiểu dần bản chất và nguồn gốc của hệ thống truyên truyền khổng lồ này.


Trước hết, rất chuyên nghiệp, biểu trưng của trang mang tên phamquyngo.net đã được chuyển sang màu xám, dấu hiệu “chủ trang” đã từ trần.
Thử vào các trang mang tên của các vị  trong Bộ chính trị, như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, … tìm các bài về Tướng Ngọ, thì thấy một số lượng đáng nể. Chỉ trong 3 ngày qua, mà đã có tới khoảng 40 bài trên mỗi trang quanh sự ra đi của ông.
Ngoài việc phần lới bài trong đó đều ca ngợi Tướng Ngọ, còn có những chi tiết rất đáng quan tâm của những bài mang danh nào đó gọi là “bạn đọc”, chỉ trích việc khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” liên quan Tướng Ngọ và những người có trách nhiệm cao nhất của ĐCSVN trong cuộc chống tham nhũng hiện nay, ám chỉ hoặc đánh đồng họ vào với “một số thế lực thù địch”.
Thử tìm ngẫu nhiên một bài đáng quan tâm, trong số tên các ủy viên (hoặc “dự khuyết”) trung ương ĐCSVN, thì đều thấy có đăng, như Nguyễn Khắc Toàn - Bí thư Cam Ranh, Võ Văn Phuông - Bí thư Tây Ninh, … Có nghĩa những bài này sẽ có mặt ở cả ngàn trang web/blog. Sức tuyên truyền thật là lớn!
Dưới đây xin trích một trong những bài đó, lại được đăng ở cả trang mang danh TBT Nguyễn Phú Trọng, và một bài trên chính trang “của” Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, nhưng cũng được đăng trên cả ngàn trang web/blog cùng loại, tung ra nghi vấn chính ông chỉ đạo Viện và Tòa Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng. 
nguyenphutrong.net

Ông Phạm Quý Ngọ không phải chết vì bệnh ung thư gan?

“(Bạn đọc) - Thẳng thắng, cởi mở, công tâm với trọng trách được giao; suốt bao năm giữ chức vụ trong ngành, Thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã làm được biết bao việc cho đời khi xử lý thành công biến động ở Thái Bình năm 1997, giám sát vụ Tiên Lãng, Hải Phòng,… Ấy vậy mà, chỉ vì một lời khai bịa đặt của kẻ tội phạm đầy gian xảo Dương Chí Dũng, một số thế lực thù địch đã lợi dụng cơ hội tấn công lực lượng phòng chống tội phạm, “chĩa mũi nhọn” về phía Tướng Ngọ khiến cho ông chết phải mang theo nỗi uất hận
[...] Trong thời gian nằm viện, ông hết sức phẫn nộ về lời khai gian dối của Dương Chí Dũng. Ông lo lắng trong vụ đại án Vinalines, có quá nhiều “con cáo” đội lốt cừu; có quá nhiều người không đủ nghiệp vụ điều tra để dẫn dắt dư luận và làm sáng tỏ vụ đại án; rồi ông lo, khi có quá nhiều thành phần xấu, ngụy trang kỹ như thế này thì người dân sẽ sống trong cơ cực. Chính vì vậy mà, tại giường bệnh, trong những ngày cuối cùng, ông đã bày tỏ mong muốn rằng Đảng và Nhà nước cần gấp rút làm rõ trắng đen sự việc trước khi ông chết. Tướng Ngọ cũng bày tỏ có nhiều nơi đã đăng tin ác ý, thay vì tập trung xử lý tội phạm thì quay ngược lại nghi ngờ người chấp pháp nghiêm minh; làm cho một số kẻ cơ hội đã lợi dụng lời khai của tội phạm để tấn công lực lượng chống tội phạm. Rất đáng tiếc là nhiều người đã sập bẫy thâm độc này của bọn tội phạm đục khoét, phá hoại đất nước.
Mặc cho Tướng Ngọ phủ nhận: “Lời khai đó không đúng phần trăm nào, toàn là bịa đặt” nhưng một số cá nhân “thiếu sáng suốt” đã đề xuất ban Nội chính T.W đình chỉ công tác đối với Tướng Ngọ [...]
————-
phamquangnghi.net

Vì sao Dương Chí Dũng tấn công lãnh đạo Bộ Công an?

[... ] Vụ việc này đang được giới truyền thông trong và ngoài nước đưa tin tràn ngập, trắng đen, phân tích, bình luận đủ kiểu. Các thế lực thù địch đang lợi dụng sự kiện này, xuyên tạc tình hình, làm cho lòng dân bất ổn. Chúng ta cần tỉnh táo trước những thông tin đang hùa nhau một chiều đó. Phải chăng đây là kế sách của “ai đó” đã tính toán trước bước đi này?
Có thông tin cho rằng L.S Trần Đình Triển đã “chỉ đạo” Dương Chí Dũng khai tại phiên tòa sau chứ không phải phiên tòa trước, có sự phối hợp nhịp nhàng gì ở đây?
Dư luận đang có lời bàn tán rằng, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội “mớm lời” cho Dương Chí Dũng lật lại lời khai tại tòa và hứa có thể kéo dài, giảm nhẹ hình phạt cho y, nhưng tôi tuyệt đối không tin đó là sự thật.
Nguồn :
http://chepsuviet.com/2014/02/22/nhung-trang-web-gia-mao-va-tro-choi-quyen-luc-2/

1 nhận xét:

  1. Để duy trì một trang web mà phải tốn từ vài trăm ngàn đến cả triệu đô la thì kinh thật!

    Trả lờiXóa

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm