Tàu Trung Quốc xâm phạm, không “thích phạt” chỉ “thích phóng”
09/02/2014
Gần 2 năm trước, đã xảy ra trường hợp tàu Trung Quốc xâm phạm không phải chỉ “lãnh hải”, mà vào hẳn Vịnh Nha Trang để công nhiên “hút bùn”. Báo chí nhà nước chỉ đưa một tin ngắn ngủi, rồi im lặng, không rõ có bị xử lý hay không. Trong khi đó, thông tin trên mạng tự do thì cho thấy nhiều điều đáng lo.
Ngược lại, với tàu cá của Việt Nam, đang hoạt động trong vùng biển chủ quyền của mình, lại nhiều lần bị Trung Quốc chặn bắt, cướp phá, đánh đập thuyền viên. Ngay trước đó, ngày 3/3/2012, phía Trung Quốc đã bắt giữ 2 tàu cá VN và 21 ngư dân, đòi tiền chuộc 11.000 USD. Vụ việc gần đây nhất xảy ra ngày 2-1-2014, nhưng nửa tháng sau báo mới đưa tin (mời xem Chép sử tháng 01-2014).
–
Dân tríThứ Bẩy, 08/02/2014 – 17:05
Quảng Bình:
Phóng thích tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
(Dân trí) – Chiều 8/2, tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều tàu đánh bắt của nước ngoài vi phạm lãnh hải Việt Nam. Đơn vị cũng đã phóng thích một tàu cá công suất lớn hoạt động trên khu vực biển Quảng Bình.Vào lúc 8h ngày 7/2, theo nguồn tin từ trinh sát thông báo có nhiều tàu lạ nước ngoài đang xâm phạm lãnh hải Việt Nam khai thác nguồn lợi thủy sản trái phép, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng Bình đã giao nhiệm vụ cho Hải đội 2 điều động 2 tàu lớn cùng 18 chiến sĩ do Trung tá Trần Đình Cường, Hải đội trưởng, chỉ huy Biên đội trực tiếp làm nhiệm vụ tuần tra.
Đến 13h cùng ngày, lực lượng Hải đội 2, BĐBP Quảng Bình đã phát hiện và tiến hành kiểm tra, kiểm soát tàu cá trọng tải lớn với số hiệu 12096 mang tên Quỳnh Đan Châu, do Ngô Cẩm Tùng làm thuyền trưởng, cùng 13 thuyền viên đang đánh bắt bằng nghề câu ở tọa độ 17 độ 48 phút vĩ độ Bắc, 106 độ 55 phút vĩ độ Đông; cách bờ biển Quảng Bình 25 hải lý.
Qua công tác kiểm tra, kiểm soát xác định các tàu vi phạm thủ tục, giấy tờ không đầy đủ, không có giấy phép và dấu hiệu nhận biết vào vùng đánh cá chung. Lực lượng Hải đội 2 đã kịp thời triển khai lực lượng tiến hành bắt gọn 4 thuyền câu, 1 tàu lớn cùng 14 đối tượng. Tất cả những người trên trên đều mang Quốc tịch Trung Quốc, vi phạm sâu vào vùng biển Việt Nam để đánh bắt hải sản trái phép bằng nghề câu.
Hiện lực lượng Hải đội 2 BĐBP Quảng Bình đã tiến hành lập biên bản cảnh cáo đồng thời phóng thích ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Đức Trí - Đặng Tài
——————–
Dân Việt
27/03/2012 15:08
Khánh Hòa: Đề nghị xử phạt 2 tàu Trung Quốc
(Dân Việt) – Ngày 26.3, đại tá Nguyễn Đức Phúc – Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, cho biết, cơ quan vừa đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa phạt hành chính 2 tàu Trung Quốc vì đi trên biển Việt Nam mà không mang theo giấy tờ tàu, và vào vùng biển quân sự Việt Nam không xin phép Nhà nước Việt Nam.
Theo đại tá Phúc, lúc 20 giờ ngày 23. 3, tổ công tác của Bộ đội Biên
phòng tỉnh Khánh Hòa đã phát hiện hai tàu nước ngoài chuyên dụng hút bùn
CHA LE 01 và CHA LE 58 neo đậu trái phép tại vùng biển Đầm Báy, vịnh
Nha Trang (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang), trên có 9 người
mang Quốc tịch Trung Quốc.
Mai Khuê
Mai Khuê
———————-
Hãy giành thời gian25-03-2012
Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang
Chiều 24-3, đại tá Hồ Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết:
Sáng cùng ngày, cơ quan chức
năng Biên phòng Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra hành chính, bước đầu xác
định 2 tàu Trung Quốc bị phát hiện hoạt động trái phép ở vịnh Nha Trang
vào tối 23-3 gồm Cha Le 01 và Cha Le 58, do các ông Zhang Jiang Ming
(54 tuổi) và Zeng Wang Yuan (53 tuổi) làm thuyền trưởng.
Các thành viên thuyền bộ đều có visa nhập cảnh ViệtNam theo đường bộ,
qua các của khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mộc Bài (Tây Ninh).Theo các thuyền trưởng khai báo, 2 tàu này đang trên hành trình từ Phú Quốc (Kiên Giang) đi Đà Nẵng. Nhưng họ không có giấy tờ nào chứng minh hoạt động của tàu.
Vụ việc đã được cấp báo UBND và Sở Ngoại vụ tỉnh. Hiện Biên phòng Khánh Hòa đang tiếp tục xác minh để có cơ sở xử lý vi phạm của 2 tàu trên.
Trước đó, tối 23-3, tuần tra khu vực biển Đầm Bấy (đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang), Biên phòng tỉnh Khánh Hòa phát hiện 2 tàu chuyên dụng nạo vét, hút bùn (lớn hơn tàu cá đánh bắt xa bờ cỡ lớn của ngư dân Việt Nam nhiều lần; thuyền bộ 9 người, quốc tịch Trung Quốc) ngang nhiên thả neo bất hợp pháp tại đây, nơi có xóm dân trên đảo Hòn Tre và rất nhiều lồng bè nuôi hải sản của ngư dân ta.
Theo đại tá Truyền, việc 2 tàu Trung Quốc xuất hiện tại vịnh Nha Trang mà không hề xin phép trước là vi phạm luật pháp Việt Nam. Ông cũng cho biết thêm, thuyền viên 2 tàu này khai báo rất “lung tung”. Lúc khai trên hải trình, gặp gió lớn, phải vào vịnh Nha Trang tránh gió. Khi khai bị hỏng máy bất ngờ. Lúc khai họ chỉ là “lính đánh thuê”, biết nghề đi biển, được mướn ra nước ngoài vận hành con tàu mua ở nước ngoài về Trung Quốc….
V.T.
-
Ghi chú: Báo Tuổi trẻ không (dám?) đăng tin này. Tuy nhiên, cũng có một tin trên báo giấy Tuổi trẻ sáng nay, nếu đọc thì sẽ đoán là cùng đề cập một vụ việc, vì trong tin chỉ nói “tàu nước ngoài” thôi.
A đây rồi! Đọc câu cuối, chợt nghĩ liệu có phải Tuổi trẻ rất thận trọng, chứ không phải … sợ?
Nguồn: Ba Sàm
Còn đây là bản tin trên báo Pháp luật TP/Báo Giáo dục
——————-
Tuổi trẻ29/03/2012 10:08 (GMT + 7)
21 ngư dân bị bắt: phía Trung Quốc hạ tiền chuộc
TTO – Sáng 29-3, chị Lê Thị Phúc, vợ anh Trần Hiền (một trong 21 người đang bị Trung Quốc giam tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa), cho biết đã liên lạc với anh Hiền hỏi thăm sức khỏe chồng và các ngư dân.20g tối 28-3, chị Phúc đã nhờ chị Hằng (ở TP Quảng Ngãi) chủ động liên lạc với phía Trung Quốc qua số điện thoại 13876638433 gặp anh Hiền hỏi thăm tình hình sức khỏe chồng và các ngư dân.
Dù con trai đã chào đời hơn 10 ngày nhưng ngư dân Trần Hiền vẫn chưa thấy mặt con do bị phía Trung Quốc bắt giữ. Trong ảnh: chị Phúc mới sinh con tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi
Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn không cho gia đình gặp thuyền trưởng Trần Hiền và các ngư dân mà chỉ thông báo sức khỏe 21 ngư dân vẫn bình thường. Đồng thời gặng hỏi sao không gửi tiền vào số tài khoản đã cho để thả người về. Người nhà của chị Phúc giải thích hoàn cảnh khó khăn, mới sinh con nhỏ nên không có tiền. Phía Trung Quốc lại cho rằng không có tiền sao đóng ghe ra ngoài đó và dù đã nói là phải vay nợ để đóng ghe với số tiền trên 400 triệu đồng, nhưng phía Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi tiền chuộc.
Tuy nhiên, theo chị Phúc, số tiền chuộc lần này Trung Quốc không ra giá 70.000 nhân dân tệ nữa mà hạ xuống còn “chút ít” nhưng không nói cụ thể là bao nhiêu. “Dù chút ít thì gia đình cũng không có để giao nộp”- chị Phúc cho biết.
Liên quan đến vụ việc, ngày 28-3 bốn doanh nghiệp tại TP.HCM gồm Công ty TNHH may Minh Đông, Công ty vận tải quốc tế Ambassy, Công ty CP May Sài Gòn, Công ty may Thái Sơn đã chuyển cho Liên đoàn Lao động huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng để hỗ trợ gia đình 21 ngư dân.
TRÀ GIANG
——————
Tuổi trẻ
14/01/2014 00:30 (GMT + 7)
TT – UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn chỉ đạo Bộ chỉ huy bộ đội
biên phòng tỉnh và Sở Ngoại vụ khẩn trương nắm bắt thông tin về tàu,
ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi bị Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản, đập phá
tàu và lấy tài sản.
Đồng thời, các đơn vị này tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Ngoại
giao về tình hình ngư dân Quảng Ngãi hoạt động ở vùng biển quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xua đuổi, ngăn cản, đập phá và lấy
tài sản trong thời gian qua.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, mới đây ngày 2-1 tàu cá do ngư dân Bùi Văn Thành làm thuyền trưởng cùng 15 ngư dân trên tàu (trú ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn) bị tàu kiểm ngư Trung Quốc xua đuổi, đập phá tài sản (chặt phá dây hơi, dây neo, máy xay đá, lấy đi trên 7.000 lít dầu diesel, một máy định vị, một máy Icom, một máy dò cá…) khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam, tàu chạy về cập đảo trong tình trạng hư hỏng. Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng đã có công văn xác nhận về việc này.
VIỆT HÙNG
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, mới đây ngày 2-1 tàu cá do ngư dân Bùi Văn Thành làm thuyền trưởng cùng 15 ngư dân trên tàu (trú ở thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn) bị tàu kiểm ngư Trung Quốc xua đuổi, đập phá tài sản (chặt phá dây hơi, dây neo, máy xay đá, lấy đi trên 7.000 lít dầu diesel, một máy định vị, một máy Icom, một máy dò cá…) khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam, tàu chạy về cập đảo trong tình trạng hư hỏng. Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng đã có công văn xác nhận về việc này.
VIỆT HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm