HỒNG KÔNG : Dân chúng tham gia biểu tình cùng sinh viên.
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông ra tối hậu thư
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông ra tối hậu thư
Joshua Wong được thả
Theo SCMP, Joshua Wong – thủ lĩnh sinh viên 17 tuổi – được cảnh sát thả vào khoảng 8 giờ 39 phút tối 28-9 mà không có bất kỳ cáo buộc nào. Đây là phán quyết của tòa án tối cao Hồng Kông sau khi cho rằng Wong "bị giam quá lâu mà không có cáo buộc".Wong bị bắt hôm 27-9 khi biểu tình trước trụ sở chính quyền đặc khu.
Thẩm phán Patrick Li Hon-leung tối 28-9 cũng yêu cầu cảnh sát phải đối xử "công bằng" với 2 người đang bị giam giữ còn lại là Alex Chow Yong-kang và Lester Shum. Đây là 2 lãnh đạo của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông.
Các luật sư cho biết họ sẽ sớm đệ đơn yêu cầu trả tự do cho Chow và Shum.
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông ra tối hậu thư
Theo đó, tới nửa đêm nay, chính quyền đặc khu và chính quyền trung ương phải đáp ứng yêu cầu của sinh viên, nếu không họ sẽ tăng cường hành động bằng cách bãi khóa vô thời hạn. Sinh viên cũng kêu gọi người dân Hồng Kông và giới doanh nhân tham gia đình công.
Những yêu cầu chính của sinh viên gồm:
- Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh và các quan chức chịu trách nhiệm cải cách chính trị từ chức
- Rút lại các quyết định đưa ra hôm 31-8 của Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (về việc hạn chế ứng viên tranh cử vị trí người đứng đầu đặc khu trong cuộc bầu cử năm 2017).
- Cho phép ứng cử tự do cho chức đặc khu trưởng
Hồng Kông thành chiến trường
Trong ngày chủ nhật (28-9), cảnh sát Hong Kong đã phải sử dụng tới hơi cay và nhiều công cụ hỗ trợ khác để trấn áp người biểu tình.
Cảnh sát cho biết họ sẽ còn dùng biện pháp mạnh bạo hơn nữa nếu đám đông không chịu giải tán. Ngày hôm nay đã có hàng ngàn người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở một tòa nhà chính phủ để đưa yêu sách đến với Bắc Kinh.Sau nhiều nỗ lực vẫn không giải tán được người biểu tình, cảnh sát đã quăng hơi cay vào đám đông khiến nhiều người bị ngạt và bỏng nhẹ. Nhiều người bỏ chạy, nhưng cũng nhiều người quay trở lại, cố bám trụ vị trí.
Tường
thuật trực tiếp của tờ South China Morning Post (SCMP) mô tả đường phố
Hồng Kông đã biến thành chiến trường do người dân tức giận trước việc
cảnh sát bắn hơi cay vào sinh viên.
Lúc 10 giờ 20 phút tối 28-9 (giờ địa phương), nhiều người nói với SCMP rằng chính những hình ảnh cảnh sát bắn hơi cay vào sinh viên chiếu trên TV đã khiến họ ra khỏi nhà và hòa vào đám đông biểu tình phía trước trụ sở chính quyền đặc khu.
Bà Michelle Chow, 53 tuổi, nói bà sốc nặng khi thấy cảnh sát dùng bạo lực với những thanh thiếu niên đưa tay lên đầu chống đỡ.“Trách nhiệm công dân của tôi là phải ủng hộ các sinh viên. Chính quyền phải biết sợ khi dùng vũ lực phi lý” – bà Chow nhấn mạnh.
Tương tự, kỹ sư công nghệ thông tin 23 tuổi Kenneth Kwok bày tỏ lý do anh có mặt tại hiện trường:
“Người dân Hồng Kông cần đoàn kết và đứng sau những sinh viên biểu tình phi bạo lực. Chính quyền đã quá vô trách nhiệm”.
Còn sinh viên Colby Lee, 20 tuổi, bị thôi thúc vì “có chuyện rồi. Không ai biết cảnh sát sẽ còn làm gì nếu không có thêm người đến”.
"Thật tàn nhẫn khi cảnh sát sử dụng bạo lực khắc nghiệt như vậy đối với những người biểu tình rất ôn hòa như chúng tôi”, Cecily Lui, một nhân viên 30 tuổi trong đoàn biểu tình nói. Người này nói tiếp: “Thay vì cho chúng tôi cơ hội đối thoại với ông Leung Chun-ying (lãnh đạo Hong Kong) thì tất cả những gì họ làm chỉ khiến người dân thêm giận dữ. Đến cả học sinh cũng đã xuống đường”.
Những người biểu tình đã chuẩn bị thêm dù để tự bảo vệ mình, thậm chí trang bị cả mũ bảo hiểm và mặt nạ phòng độc. Đám đông hàng ngàn người vẫn đang tràn xuống đường phố, gây ra một quang cảnh hết sức hỗn loạn.
Khoảng nửa tiếng trước đó, cảnh sát bắn hơi cay trên đường Connaught gần tòa thị chính. Vào khoảng 9 giờ 30 phút tối cùng ngày, chừng 100 cảnh sát tràn lên cây cầu nhìn xuống đường Harcourt gần trụ sở chính quyền đặc khu, nơi hàng ngàn người đang tập trung biểu tình.
Hiệp hội Giáo viên Hồng Kông (PTU) đã kêu gọi đình công từ ngày 29-9 để phản đối cảnh sát “dùng vũ lực và vũ khí” giải tán người biểu tình.
“Cảnh sát đã tự biến mình thành kẻ thù của nhân dân. Chính quyền đặc khu đã phớt lờ đòi hỏi dân chủ của công dân, dẫn đến sự giận dữ ngày càng tăng và gây ra tình trạng đối đấu giữa người dân và chính quyền. PTU cực kỳ tức giận và lên án mạnh mẽ hành động điên rồ của chính quyền và cảnh sát” – ông Fung Wai-wah, chủ tịch PTU, tuyên bố.
Khoảng 8 giờ tối cùng ngày, Hội đồng Hành pháp (Exco) ra thông cáo đề nghị người dân hành động vì an ninh và sự ổn định của đặc khu Hồng Kông, đồng thời “không tham gia bất cứ hành động bất hợp pháp nào của phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm”.
Bất chấp kêu gọi, nhiều sinh viên và cả học sinh tiếp tục bám trụ trên đường Harcourt. Cậu bé 13 tuổi Matthew Chow có mặt trong cuộc biểu tình ngồi tại đây nói với SCMP: “Em ở đây 2 ngày qua rồi và em không thể tin được là cảnh sát lại bắn hơi cay. Mắt em đau lắm, còn phổi em như bốc cháy”.
Alvin Au, một giáo viên có mặt tại hiện trường để trông nom các học sinh biểu tình cho biết, họ rất bất ngờ về điều “ngoài sức tưởng tượng này”. Ông nói: “Người Hong Kong chúng tôi phải chiến đấu vì điều tốt. Chính quyền đang ngày càng phi lý”.
Người biểu tình đã sử dụng một công viên gần trụ sở chính quyền Hong Kong làm “căn cứ” của mình. Nhờ đó, họ đã phong tỏa được nhiều tuyến phố chính của thành phố, buộc giới chức phải chuyển hướng cho khoảng 80 tuyến xe bus.
Những người tổ chức biểu tình cho hay ít nhất 30.000 người tham gia phe của họ.
Cảnh sát đã bắn hàng loạt đạn hơi cay vào đám đông ít nhất 3 lần vào chiều 28/9, theo các nguồn tin trực tuyến. Điều này buộc nhiều người biểu tình phải rút lui và sử dụng đến nước và khăn giấy để chống đỡ. Cảnh sát đe dọa sẽ dùng bạo lực nhiều hơn nữa nếu phe biểu tình không chịu giải tán. Tuy nhiên nhiều người biểu tình đã quay lại ngay để tiếp tục cuộc “chiến đấu”.
Phe biểu tình tự trang bị đồ bảo hộ để đối phó với hơi cay, như mặc áo mưa mỏng, đeo kính bảo hộ và khẩu trang, quấn giấy bóng (loại dùng bọc thức ăn) quanh mặt và tay.
Ít nhất 30 người đã bị thương kể từ khi bắt đầu có biểu tình, trong số đó có 4 cảnh sát và 11 nhân viên chính quyền. Một cảnh sát viên bị thương do bị ô đâm phải khi chiếc ô này được dùng để chắn đạn hơi cay.
Benny Tai, lãnh đạo phe biểu tình bực tức nói:
“Tôi hoàn toàn bất ngờ… Bắc Kinh giờ lộ mặt rồi đó; thế giới giờ thấy rồi đó…”
Trung Quốc hiện quản lý thuộc địa cũ của Anh theo mô hình “1 nước, 2 chế độ”.
Bắc Kinh hứa hẹn, từ năm 2017 sẽ cho Hong Kong quyền phổ thông đầu phiếu để bầu ra người đứng đầu đặc khu hành chính này, nhưng những người cải cách tỏ ra bực bội về các hạn chế mà Bắc Kinh áp đặt lên tiến trình bầu cử này, như việc kiểm soát các ứng viên thông qua ủy ban đề cử bao gồm những người thân cận với Bắc Kinh.
Những người biểu tình lo sợ bản sắc và quyền tự trị của đặc khu Hong Kong sẽ dần bị Bắc Kinh làm cho xói mòn.
Những người biểu tình gồm hai nhóm chính là các nhà hoạt động dân sự và các học sinh-sinh viên.
NGUYỆT-SAN VIỆT-NAM
Anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn. Truyền thông nhà nước Trung quốc gọi anh là một ngươi “cực đoan”. Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe.
Chàng thanh niên gầy, đeo kính, nhìn hiền hòa này đã xây dựng một phong trào thanh niên ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông trong hai năm qua. Lập lại ý chí của tuổi trẻ TC từng tràn ngập Thiên an Môn năm 1989.
Anh muốn kích động một làn sóng bất tuân dân sự trong giới học sinh ở Hồng Kông. Mục tiêu của anh ? Để gây áp lực bắt Trung Cộng phải chấp nhận cho Hồng Kông được bầu cử tự do.
Phong trào của Joshua Wong xây dựng sau những năm tháng thất vọng vì bị dồn nén ở Hồng Kông. Năm 2011 mới 15, anh đã phẫn nộ với chương trình ủng hộ cộng sản TC trong các trường công lập ở Hồng Kông.
Cùng với vài người bạn, Wong bắt đầu hình thành một nhóm sinh viên chống đối. Sau đó, phong trào đã tăng lên quá giấc mơ ngông cuồng nhất: vào tháng 9 năm 2012, phong trào mang tên Scholarism của anh tụ họp được 120.000 người biểu tình – trong đó có 13 người tuyệt thực – chiếm trụ sở chính quyền Hồng Kông, buộc các nhà lãnh đạo thành phố phải rút lại chương trình giáo dục thân Cộng sản.
Đó là khi Wong nhận ra tinh thần bất khuất của tuổi trẻ Hồng Kông.
“Năm năm trước, không ai tưởng tượng là học sinh Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị,” anh nói. “Nhưng đã có sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục quốc dân xảy ra. Giờ đây, tất cả chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị.”
Tuần này, nhóm thanh niên học sinh do anh lãnh đạo đồng loạt bước ra khỏi lớp học- một hành động quan trọng trong thành phố có tiếng là tôn trọng việc học – để gửi thông điệp ủng hộ dân chủ đến Bắc Kinh.
Cuộc bãi khóa đồng loạt này của sinh viên học sinh nhận được ủng hộ rộng rãi. các ban Quản trị đại học và giảng viên đã cam kết tha thứ cho sinh viên bỏ giờ học, giáo viên và công đoàn lớn nhất của Hồng Kông ra kiến nghị tuyên bố “Không bỏ rơi các em học sinh sinh viên”
Phản ứng của Trung Cộng là ngược lại: truyền thông trong đại lục xem tổ chức Scholarism của anh là nhóm “cực đoan”. Wong nói rằng anh bị xem là kẻ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đe dọa đến ổn định nội bộ của Đảng Cộng Sản.
Tuy nhiên, anh và các bạn trẻ không lùi bước. “Mọi người không nên sợ chính quyền”, anh nói, trích dẫn bộ phim “V for Vendetta”, “Chính phủ nên sợ hãi người dân.”
Những ngày này, các trang mạng xã hội ở Việt Nam liên tiếp đưa hình ảnh về phong trào bãi khoá của sinh viên, học sinh Hong Kong .
Điển hình là trường hợp thanh niên đấu tranh dân chủ Hong Kong Joshua Wong, 17 tuổi kèm lời bình được trích từ nguồn CNN, "Tôi chưa đủ tuổi hợp pháp để lái xe nhưng đủ lớn để thay đổi cả thế hệ."
“Bãi khóa phải xảy ra. Bất tuân lệnh và hãy nắm bắt vận mệnh của bạn”, đó là một trong những biểu ngữ được trương lên trong cuộc bãi khóa dự kiến kéo dài một tuần nhằm tập dượt cho cuộc biểu tình được cho là quy mô hơn vào ngày 1.10 tới của sinh viên Hong Kong .
Ông Tập sẽ làm gì?
Theo dõi cao trào đấu tranh dân chủ này, giới quan sát đặt ra câu hỏi.
Một khi lực lượng dân chủ, dẫn đầu là giới trí thức và sinh viên thực hiện ý tưởng chiếm khu trung tâm tài chánh Đặc khu Hong Kong thì ông Tập Cận Bình có ra tay đàn áp đẫm máu như ông Đặng Tiểu Bình đã làm ở Thiên An Môn không?
Không khó để tìm thấy tinh thần bất diệt từ sự kiện Thiên An Môn đang lưu truyền cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự cho tương lai Hong Kong .
Không khó để thấy giới lãnh đạo Trung Nam Hải đang chuẩn bị mọi biện pháp để bắt nhân dân Hong Kong phải tuân lệnh chuyên chế.
Sau sự kiện Thiên An Môn, năm 1989, nhiều thập niên qua, vị thế kinh tế Trung cộng đã có nhiều thay đổi nhưng bản chất chuyên chế của chế độ Bắc Kinh vẫn không thay đổi.
Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi.
Nếu hiệu ứng dân chủ Hong Kong truyền tới lục địa Trung Cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội và sẽ như trường hợp ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp.
Các lãnh tụ cộng sản ở mọi thời không có kiểu sợ bản án lịch sử. Vì sinh mạng của đảng cầm quyền họ sẽ bất chấp.
Nhưng công dân Hong Kong vẫn không từ bỏ quyền đấu tranh đòi mở rộng quyền dân chủ vì một nền dân chủ thật sự.
Phản ứng trong ôn hoà của các tổ chức xã hội dân sự và công dân Hong Kong với thể chế Bắc Kinh không phải là cuộc đối đầu vì lợi quyền kinh tế, chính trị nhất thời.
Chính vì muốn chứng minh phẩm chất quyền con người trong một nền dân chủ thật sự, họ từ chối cái lồng son chính trị trong hình thức "dân chủ hiệp thương" kiểu Bắc Kinh.
Chính vì sự khao khát chứng minh phẩm chất này mà hàng ngàn sinh viên Thiên An Môn đã phải trả bằng máu.
Và dòng máu bất khuất của họ đã làm nên động lực cho mỗi trái tim trí thức học sinh Hong Kong hôm nay.
Sự kiện này ảnh hưởng thế nào đối với Trung Quốc lục địa, Việt Nam , Bắc Triều Tiên, Cu Ba? Dư luận cho rằng văn hoá bất tuân lệnh độc tài không có trong đại đa số người dân ở các nước nêu trên.
Sẽ ảo tưởng nếu cho rằng cuộc đấu tranh dân chủ của công dân Hong Kong đang diễn ra sẽ thành công.
Nhưng nếu các công dân Hong Kong đáng kính trọng thành công trong việc buộc Bắc Kinh thực hiện lời hứa để người dân Hong Kong ứng cử và bầu cử trực tiếp đặc khu trưởng thì sao?
Qua trường hợp trưng cầu dân ý về độc lập ở Scotland .
Việc xứ Scotland tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh, phe đa số chọn ở lại và phe thiểu số chọn độc lập đều cùng làm nên chiến thắng tôn vinh tinh hoa giá trị dân chủ.
Dù chính thể Bắc Kinh có quay lưng lại với việc cải cách chính trị thì giá trị dân chủ cho hôm nay và tương lai của Hong Kong cũng đã chiến thắng.
Từ Hong Kong, hiệu ứng bất tuân sự áp đặt chuyên chế sẽ là hiệu ứng văn hoá dân chủ dây chuyền, trở thành nguồn sáng mới cho các xứ chuyên chế còn lại của thế giới chính là điều được dự đoán.
*******************************
*****************************
Joshua Wong,
đang làm rung chuyển Hong Kong
đang làm rung chuyển Hong Kong
Anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn. Truyền thông nhà nước Trung quốc gọi anh là một ngươi “cực đoan”. Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe.
Chàng thanh niên gầy, đeo kính, nhìn hiền hòa này đã xây dựng một phong trào thanh niên ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông trong hai năm qua. Lập lại ý chí của tuổi trẻ TC từng tràn ngập Thiên an Môn năm 1989.
Anh muốn kích động một làn sóng bất tuân dân sự trong giới học sinh ở Hồng Kông. Mục tiêu của anh ? Để gây áp lực bắt Trung Cộng phải chấp nhận cho Hồng Kông được bầu cử tự do.
Phong trào của Joshua Wong xây dựng sau những năm tháng thất vọng vì bị dồn nén ở Hồng Kông. Năm 2011 mới 15, anh đã phẫn nộ với chương trình ủng hộ cộng sản TC trong các trường công lập ở Hồng Kông.
Cùng với vài người bạn, Wong bắt đầu hình thành một nhóm sinh viên chống đối. Sau đó, phong trào đã tăng lên quá giấc mơ ngông cuồng nhất: vào tháng 9 năm 2012, phong trào mang tên Scholarism của anh tụ họp được 120.000 người biểu tình – trong đó có 13 người tuyệt thực – chiếm trụ sở chính quyền Hồng Kông, buộc các nhà lãnh đạo thành phố phải rút lại chương trình giáo dục thân Cộng sản.
Đó là khi Wong nhận ra tinh thần bất khuất của tuổi trẻ Hồng Kông.
“Năm năm trước, không ai tưởng tượng là học sinh Hồng Kông sẽ quan tâm đến chính trị,” anh nói. “Nhưng đã có sự thức tỉnh khi vấn đề giáo dục quốc dân xảy ra. Giờ đây, tất cả chúng tôi bắt đầu quan tâm đến chính trị.”
Tuần này, nhóm thanh niên học sinh do anh lãnh đạo đồng loạt bước ra khỏi lớp học- một hành động quan trọng trong thành phố có tiếng là tôn trọng việc học – để gửi thông điệp ủng hộ dân chủ đến Bắc Kinh.
Cuộc bãi khóa đồng loạt này của sinh viên học sinh nhận được ủng hộ rộng rãi. các ban Quản trị đại học và giảng viên đã cam kết tha thứ cho sinh viên bỏ giờ học, giáo viên và công đoàn lớn nhất của Hồng Kông ra kiến nghị tuyên bố “Không bỏ rơi các em học sinh sinh viên”
Phản ứng của Trung Cộng là ngược lại: truyền thông trong đại lục xem tổ chức Scholarism của anh là nhóm “cực đoan”. Wong nói rằng anh bị xem là kẻ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, đe dọa đến ổn định nội bộ của Đảng Cộng Sản.
Tuy nhiên, anh và các bạn trẻ không lùi bước. “Mọi người không nên sợ chính quyền”, anh nói, trích dẫn bộ phim “V for Vendetta”, “Chính phủ nên sợ hãi người dân.”
~~~~~~~~~~~~~~~
Từ Thiên An Môn
đến bãi khoá ở Hong Kong
đến bãi khoá ở Hong Kong
Những ngày này, các trang mạng xã hội ở Việt Nam liên tiếp đưa hình ảnh về phong trào bãi khoá của sinh viên, học sinh Hong Kong .
Điển hình là trường hợp thanh niên đấu tranh dân chủ Hong Kong Joshua Wong, 17 tuổi kèm lời bình được trích từ nguồn CNN, "Tôi chưa đủ tuổi hợp pháp để lái xe nhưng đủ lớn để thay đổi cả thế hệ."
“Bãi khóa phải xảy ra. Bất tuân lệnh và hãy nắm bắt vận mệnh của bạn”, đó là một trong những biểu ngữ được trương lên trong cuộc bãi khóa dự kiến kéo dài một tuần nhằm tập dượt cho cuộc biểu tình được cho là quy mô hơn vào ngày 1.10 tới của sinh viên Hong Kong .
Ông Tập sẽ làm gì?
Theo dõi cao trào đấu tranh dân chủ này, giới quan sát đặt ra câu hỏi.
Một khi lực lượng dân chủ, dẫn đầu là giới trí thức và sinh viên thực hiện ý tưởng chiếm khu trung tâm tài chánh Đặc khu Hong Kong thì ông Tập Cận Bình có ra tay đàn áp đẫm máu như ông Đặng Tiểu Bình đã làm ở Thiên An Môn không?
Không khó để tìm thấy tinh thần bất diệt từ sự kiện Thiên An Môn đang lưu truyền cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự cho tương lai Hong Kong .
Không khó để thấy giới lãnh đạo Trung Nam Hải đang chuẩn bị mọi biện pháp để bắt nhân dân Hong Kong phải tuân lệnh chuyên chế.
Sau sự kiện Thiên An Môn, năm 1989, nhiều thập niên qua, vị thế kinh tế Trung cộng đã có nhiều thay đổi nhưng bản chất chuyên chế của chế độ Bắc Kinh vẫn không thay đổi.
Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi.
Nếu hiệu ứng dân chủ Hong Kong truyền tới lục địa Trung Cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội và sẽ như trường hợp ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp.
Các lãnh tụ cộng sản ở mọi thời không có kiểu sợ bản án lịch sử. Vì sinh mạng của đảng cầm quyền họ sẽ bất chấp.
Nhưng công dân Hong Kong vẫn không từ bỏ quyền đấu tranh đòi mở rộng quyền dân chủ vì một nền dân chủ thật sự.
Phản ứng trong ôn hoà của các tổ chức xã hội dân sự và công dân Hong Kong với thể chế Bắc Kinh không phải là cuộc đối đầu vì lợi quyền kinh tế, chính trị nhất thời.
Chính vì muốn chứng minh phẩm chất quyền con người trong một nền dân chủ thật sự, họ từ chối cái lồng son chính trị trong hình thức "dân chủ hiệp thương" kiểu Bắc Kinh.
Chính vì sự khao khát chứng minh phẩm chất này mà hàng ngàn sinh viên Thiên An Môn đã phải trả bằng máu.
Và dòng máu bất khuất của họ đã làm nên động lực cho mỗi trái tim trí thức học sinh Hong Kong hôm nay.
Sự kiện này ảnh hưởng thế nào đối với Trung Quốc lục địa, Việt Nam , Bắc Triều Tiên, Cu Ba? Dư luận cho rằng văn hoá bất tuân lệnh độc tài không có trong đại đa số người dân ở các nước nêu trên.
Sẽ ảo tưởng nếu cho rằng cuộc đấu tranh dân chủ của công dân Hong Kong đang diễn ra sẽ thành công.
Nhưng nếu các công dân Hong Kong đáng kính trọng thành công trong việc buộc Bắc Kinh thực hiện lời hứa để người dân Hong Kong ứng cử và bầu cử trực tiếp đặc khu trưởng thì sao?
Qua trường hợp trưng cầu dân ý về độc lập ở Scotland .
Việc xứ Scotland tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh, phe đa số chọn ở lại và phe thiểu số chọn độc lập đều cùng làm nên chiến thắng tôn vinh tinh hoa giá trị dân chủ.
Dù chính thể Bắc Kinh có quay lưng lại với việc cải cách chính trị thì giá trị dân chủ cho hôm nay và tương lai của Hong Kong cũng đã chiến thắng.
Từ Hong Kong, hiệu ứng bất tuân sự áp đặt chuyên chế sẽ là hiệu ứng văn hoá dân chủ dây chuyền, trở thành nguồn sáng mới cho các xứ chuyên chế còn lại của thế giới chính là điều được dự đoán.
Bảo Mai tổng hợp
Nguồn: bacaytruc online
Nguồn: bacaytruc online
Hồng Kông: Lãnh đạo sinh viên Joshua Wong bị bắt
Lãnh đạo sinh viên Joshua Wong đã gào thét, đấm đá, tuôn máu trên tay khi bị cảnh sát lôi kéo đi giữa những thanh niên sinh viên khác hát to, hô vang và giành giật cứu anh.
Trước khi bị bắt đi, Wong, người thanh niên gầy ốm 17 tuổi đã nói với đám đông ủng hộ anh: "Tương lai của Hồng Kông thuộc về các bạn"
"Tôi muốn nói với CY Leung và Tập Cận Bình rằng sứ mạng chiến đấu cho cuộc bầu cử sẽ không chỉ từ giới trẻ, mà đó là trách nhiệm của tất cả mọi người", anh hét lên khi nhắn gửi thông điệp đến nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hồng Kông.
"Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho thế hệ sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi"
Lãnh đạo sinh viên Joshua Wong đã gào thét, đấm đá, tuôn máu trên tay khi bị cảnh sát lôi kéo đi giữa những thanh niên sinh viên khác hát to, hô vang và giành giật cứu anh.
Trước khi bị bắt đi, Wong, người thanh niên gầy ốm 17 tuổi đã nói với đám đông ủng hộ anh: "Tương lai của Hồng Kông thuộc về các bạn"
"Tôi muốn nói với CY Leung và Tập Cận Bình rằng sứ mạng chiến đấu cho cuộc bầu cử sẽ không chỉ từ giới trẻ, mà đó là trách nhiệm của tất cả mọi người", anh hét lên khi nhắn gửi thông điệp đến nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hồng Kông.
"Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho thế hệ sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi"
********************************
Đường phố Hồng Kông thành chiến trường
Trong ngày chủ nhật (28-9), cảnh sát Hong Kong đã phải sử dụng tới hơi cay và nhiều công cụ hỗ trợ khác để trấn áp người biểu tình.
Cảnh sát cho biết họ sẽ còn dùng biện pháp mạnh bạo hơn nữa nếu đám đông không chịu giải tán. Ngày hôm nay đã có hàng ngàn người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở một tòa nhà chính phủ để đưa yêu sách đến với Bắc Kinh. Sau nhiều nỗ lực vẫn không giải tán được người biểu tình, cảnh sát đã quăng hơi cay vào đám đông khiến nhiều người bị ngạt và bỏng nhẹ. Nhiều người bỏ chạy, nhưng cũng nhiều người quay trở lại, cố bám trụ vị trí.
Tường thuật trực tiếp của tờ South China Morning Post (SCMP) mô tả đường phố Hồng Kông đã biến thành chiến trường do người dân tức giận trước việc cảnh sát bắn hơi cay vào sinh viên.
Lúc 10 giờ 20 phút tối 28-9 (giờ địa phương), nhiều người nói với SCMP rằng chính những hình ảnh cảnh sát bắn hơi cay vào sinh viên chiếu trên TV đã khiến họ ra khỏi nhà và hòa vào đám đông biểu tình phía trước trụ sở chính quyền đặc khu.
Bà Michelle Chow, 53 tuổi, nói bà sốc nặng khi thấy cảnh sát dùng bạo lực với những thanh thiếu niên đưa tay lên đầu chống đỡ. “Trách nhiệm công dân của tôi là phải ủng hộ các sinh viên. Chính quyền phải biết sợ khi dùng vũ lực phi lý” – bà Chow nhấn mạnh.
Tương tự, kỹ sư công nghệ thông tin 23 tuổi Kenneth Kwok bày tỏ lý do anh có mặt tại hiện trường: “Người dân Hồng Kông cần đoàn kết và đứng sau những sinh viên biểu tình phi bạo lực. Chính quyền đã quá vô trách nhiệm”. Còn sinh viên Colby Lee, 20 tuổi, bị thôi thúc vì “có chuyện rồi. Không ai biết cảnh sát sẽ còn làm gì nếu không có thêm người đến”.
"Thật tàn nhẫn khi cảnh sát sử dụng bạo lực khắc nghiệt như vậy đối với những người biểu tình rất ôn hòa như chúng tôi”, Cecily Lui, một nhân viên 30 tuổi trong đoàn biểu tình nói. Người này nói tiếp: “Thay vì cho chúng tôi cơ hội đối thoại với ông Leung Chun-ying (lãnh đạo Hong Kong) thì tất cả những gì họ làm chỉ khiến người dân thêm giận dữ. Đến cả học sinh cũng đã xuống đường”.
Những người biểu tình đã chuẩn bị thêm dù để tự bảo vệ mình, thậm chí trang bị cả mũ bảo hiểm và mặt nạ phòng độc. Đám đông hàng ngàn người vẫn đang tràn xuống đường phố, gây ra một quang cảnh hết sức hỗn loạn.
Khoảng nửa tiếng trước đó, cảnh sát bắn hơi cay trên đường Connaught gần tòa thị chính. Vào khoảng 9 giờ 30 phút tối cùng ngày, chừng 100 cảnh sát tràn lên cây cầu nhìn xuống đường Harcourt gần trụ sở chính quyền đặc khu, nơi hàng ngàn người đang tập trung biểu tình.
Hiệp hội Giáo viên Hồng Kông (PTU) đã kêu gọi đình công từ ngày 29-9 để phản đối cảnh sát “dùng vũ lực và vũ khí” giải tán người biểu tình.
“Cảnh sát đã tự biến mình thành kẻ thù của nhân dân. Chính quyền đặc khu đã phớt lờ đòi hỏi dân chủ của công dân, dẫn đến sự giận dữ ngày càng tăng và gây ra tình trạng đối đấu giữa người dân và chính quyền. PTU cực kỳ tức giận và lên án mạnh mẽ hành động điên rồ của chính quyền và cảnh sát” – ông Fung Wai-wah, chủ tịch PTU, tuyên bố.
Khoảng 8 giờ tối cùng ngày, Hội đồng Hành pháp (Exco) ra thông cáo đề nghị người dân hành động vì an ninh và sự ổn định của đặc khu Hồng Kông, đồng thời “không tham gia bất cứ hành động bất hợp pháp nào của phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm”.
Bất chấp kêu gọi, nhiều sinh viên và cả học sinh tiếp tục bám trụ trên đường Harcourt. Câu bé 13 tuổi Matthew Chow có mặt trong cuộc biểu tình ngồi tại đây nói với SCMP: “Em ở đây 2 ngày qua rồi và em không thể tin được là cảnh sát lại bắn hơi cay. Mắt em đau lắm, còn phổi em như bốc cháy”.
Alvin Au, một giáo viên có mặt tại hiện trường để trông nom các học sinh biểu tình cho biết, họ rất bất ngờ về điều “ngoài sức tưởng tượng này”. Ông nói: “Người Hong Kong chúng tôi phải chiến đấu vì điều tốt. Chính quyền đang ngày càng phi lý”.
Người biểu tình đã sử dụng một công viên gần trụ sở chính quyền Hong Kong làm “căn cứ” của mình. Nhờ đó, họ đã phong tỏa được nhiều tuyến phố chính của thành phố, buộc giới chức phải chuyển hướng cho khoảng 80 tuyến xe bus.
Những người tổ chức biểu tình cho hay ít nhất 30.000 người tham gia phe của họ.
Cảnh sát đã bắn hàng loạt đạn hơi cay vào đám đông ít nhất 3 lần vào chiều 28/9, theo các nguồn tin trực tuyến. Điều này buộc nhiều người biểu tình phải rút lui và sử dụng đến nước và khăn giấy để chống đỡ. Cảnh sát đe dọa sẽ dùng bạo lực nhiều hơn nữa nếu phe biểu tình không chịu giải tán. Tuy nhiên nhiều người biểu tình đã quay lại ngay để tiếp tục cuộc “chiến đấu”.
Phe biểu tình tự trang bị đồ bảo hộ để đối phó với hơi cay, như mặc áo mưa mỏng, đeo kính bảo hộ và khẩu trang, quấn giấy bóng (loại dùng bọc thức ăn) quanh mặt và tay.
Ít nhất 30 người đã bị thương kể từ khi bắt đầu có biểu tình, trong số đó có 4 cảnh sát và 11 nhân viên chính quyền. Một cảnh sát viên bị thương do bị ô đâm phải khi chiếc ô này được dùng để chắn đạn hơi cay.
Benny Tai, lãnh đạo phe biểu tình bực tức nói: “Tôi hoàn toàn bất ngờ… Bắc Kinh giờ lộ mặt rồi đó; thế giới giờ thấy rồi đó…”
Trung Quốc hiện quản lý thuộc địa cũ của Anh theo mô hình “1 nước, 2 chế độ”.
Bắc Kinh hứa hẹn, từ năm 2017 sẽ cho Hong Kong quyền phổ thông đầu phiếu để bầu ra người đứng đầu đặc khu hành chính này, nhưng những người cải cách tỏ ra bực bội về các hạn chế mà Bắc Kinh áp đặt lên tiến trình bầu cử này, như việc kiểm soát các ứng viên thông qua ủy ban đề cử bao gồm những người thân cận với Bắc Kinh.
Những người biểu tình lo sợ bản sắc và quyền tự trị của đặc khu Hong Kong sẽ dần bị Bắc Kinh làm cho xói mòn.
Những người biểu tình gồm hai nhóm chính là các nhà hoạt động dân sự và các học sinh-sinh viên.
Một người phát ngôn đặc khu xác nhận cảnh sát dùng hơi cay. Theo ông này, cảnh sát bình thường không mang súng khi tham gia giải tán người bình thường trong khi cảnh sát chống bạo động HK đã nạp sẵn đạn dẻo vào súng. Tuy nhiên, đến nay chưa có viên đạn nào được bắn ra.
Bắc Kinh gọi đây là cuộc biểu tình bất hợp pháp và nhấn mạnh chính quyền Hong Kong đã tỏ ra không có khả năng kiềm chế sự bất mãn của công chúng bởi làn sóng này vẫn đang lan rộng, chưa có dấu hiện dừng lại.
Joshua Wong được thả
Theo SCMP, Joshua Wong – thủ lĩnh sinh viên 17 tuổi – được cảnh sát thả vào khoảng 8 giờ 39 phút tối 28-9 mà không có bất kỳ cáo buộc nào. Đây là phán quyết của tòa án tối cao Hồng Kông sau khi cho rằng Wong "bị giam quá lâu mà không có cáo buộc". Wong bị bắt hôm 27-9 khi biểu tình trước trụ sở chính quyền đặc khu.
Thẩm phán Patrick Li Hon-leung tối 28-9 cũng yêu cầu cảnh sát phải đối xử "công bằng" với 2 người đang bị giam giữ còn lại là Alex Chow Yong-kang và Lester Shum. Đây là 2 lãnh đạo của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông.
Các luật sư cho biết họ sẽ sớm đệ đơn yêu cầu trả tự do cho Chow và Shum.
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông ra tối hậu thư
Theo đó, tới nửa đêm nay, chính quyền đặc khu và chính quyền trung ương phải đáp ứng yêu cầu của sinh viên, nếu không họ sẽ tăng cường hành động bằng cách bãi khóa vô thời hạn. Sinh viên cũng kêu gọi người dân Hồng Kông và giới doanh nhân tham gia đình công.
Những yêu cầu chính của sinh viên gồm:
- Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh và các quan chức chịu trách nhiệm cải cách chính trị từ chức
- Rút lại các quyết định đưa ra hôm 31-8 của Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (về việc hạn chế ứng viên tranh cử vị trí người đứng đầu đặc khu trong cuộc bầu cử năm 2017).
- Cho phép ứng cử tự do cho chức đặc khu trưởng
PL/NLĐ/VOV (SCMP, AP, Guardian)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm