Dân đào được cục 'đá lạ' bị huyện tịch thu
Tảng đá đang được PC46 Công an tỉnh Đắk Nông tạm giữ được cho là có giá hàng chục tỷ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tin một số báo hôm Thứ Sáu, cách đây mấy ngày, ông Nguyễn Chí Thanh đào được một hòn đá có màu sắc lạ, nằm sâu dưới đất rẫy cà phê nhà mình tại xã Dăk Gằn, huyện Dăk Mi tỉnh Đắc Nông, nên đã thuê người cùng xe xúc đến kéo hòn đá.
Hòn đá khá lớn, dài khoảng 4 mét, rộng 3.5 mét, cao 1.3 mét, nặng ước chừng 27 tới 30 tấn.
Nhà cầm quyền địa phương không biết gì cho tới khi phóng viên của báo Người Lao Động mách cho nhà cầm quyền xã và công an xã tới “lập biên bản tạm giữ” và “bảo vệ hòn đá” sau khi nó được kéo 5 km từ rẫy ra tới quốc lộ 14.
Mới nhìn vào màu sắc và không qua một giám định khoa học nào của tảng đá thì ông Nguyễn Hữu Trung - trưởng phòng khoáng sản Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Nông cho rằng tảng đá nói trên “thuộc dạng đá Canxedon, hình thành bởi sự phong hóa về địa chất.”
“Thường thì loại đá này chỉ nhỏ bằng nắm tay. Người dân khai thác và bán với giá từ 20,000-50,000 đồng/kg để chế tác làm đá phong thủy, nghệ thuật. Đá Canxedon có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, hồng, vàng nhạt là những màu cơ bản. Đá càng to giá trị càng cao...” Ông này nói.
Hồi tháng 3, 2012, một gia đình nông dân Trần Thị Sắc ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai đào ao lấy nước tưới rẫy thì thấy một tảng đá có hình thù và màu sắc hơi đẹp mắt, kích thước khoảng 3 mét khối, trọng lượng gần 8 tấn. Bà vận chuyển về nhà trưng bày thì nhà cầm quyền huyện biết tin. Không những nhà cầm quyền huyện Chư Sê đã tới tịch thu tảng đá mà còn phạt bà 2 triệu đồng vì “vận chuyển khoáng sản trái phép.”
Bà Sắc đã đi kiện đòi lại tảng đá vì cho rằng mình không làm gì sai trái. Nhà cầm quyền huyện đem tảng đá về cơ quan rồi làm một cái cũi sắt kiên cố giam tảng đá, gây một trận bão cười trong dư luận về hành xử quái đản của quan huyện Chư Sê. Dùng dằng cả năm, tòa án huyện mới đem ra xử và bà Sắc bị xử thua.
“Về mặt quy định pháp luật, như cả luật sư bảo vệ quyền hợp pháp cho bà Trần Thị Sắc và người dân đều nhận thấy rất rõ rằng, rất nhiều văn bản ban hành trong quá trình kiểm tra, xử phạt, thu hồi... của chính quyền đều sai từ hình thức văn bản đến nội dung và trái quy định pháp luật, nhưng tòa huyện vẫn không để ý đến,” báo Lao Động ngày 23 tháng 8, 2013 viết.
Tờ Lao Động dựa vào các văn bản pháp quy và cách hành sử của nhà cầm quyền từ huyện đến tỉnh đều thấy nhà cầm quyền huyện Chư Sê “làm việc một cách tùy tiện và qua mặt quy định.” (TN)
++++++++++++++++++++++++++
Một hai năm trước đã từng có một Hòn đá bị nhốt
http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/dao-duoc-hon-da-chuc-ty-dong-trong-ray-ca-phe-3151601.html
ĐẮC NÔNG (NV)
- Một người dân đào được một cục đá lớn trong rẫy nhà mình, hì hục tính
mang về nhà nhưng đã bị nhà cầm quyền huyện ra lệnh “tạm giữ” để “đưa
về cơ quan chờ xử lý.”
Tảng đá đang được PC46 Công an tỉnh Đắk Nông tạm giữ được cho là có giá hàng chục tỷ đồng. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tin một số báo hôm Thứ Sáu, cách đây mấy ngày, ông Nguyễn Chí Thanh đào được một hòn đá có màu sắc lạ, nằm sâu dưới đất rẫy cà phê nhà mình tại xã Dăk Gằn, huyện Dăk Mi tỉnh Đắc Nông, nên đã thuê người cùng xe xúc đến kéo hòn đá.
Nhà cầm quyền địa phương không biết gì cho tới khi phóng viên của báo Người Lao Động mách cho nhà cầm quyền xã và công an xã tới “lập biên bản tạm giữ” và “bảo vệ hòn đá” sau khi nó được kéo 5 km từ rẫy ra tới quốc lộ 14.
Mới nhìn vào màu sắc và không qua một giám định khoa học nào của tảng đá thì ông Nguyễn Hữu Trung - trưởng phòng khoáng sản Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Đắk Nông cho rằng tảng đá nói trên “thuộc dạng đá Canxedon, hình thành bởi sự phong hóa về địa chất.”
“Thường thì loại đá này chỉ nhỏ bằng nắm tay. Người dân khai thác và bán với giá từ 20,000-50,000 đồng/kg để chế tác làm đá phong thủy, nghệ thuật. Đá Canxedon có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, hồng, vàng nhạt là những màu cơ bản. Đá càng to giá trị càng cao...” Ông này nói.
Hồi tháng 3, 2012, một gia đình nông dân Trần Thị Sắc ở huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai đào ao lấy nước tưới rẫy thì thấy một tảng đá có hình thù và màu sắc hơi đẹp mắt, kích thước khoảng 3 mét khối, trọng lượng gần 8 tấn. Bà vận chuyển về nhà trưng bày thì nhà cầm quyền huyện biết tin. Không những nhà cầm quyền huyện Chư Sê đã tới tịch thu tảng đá mà còn phạt bà 2 triệu đồng vì “vận chuyển khoáng sản trái phép.”
Bà Sắc đã đi kiện đòi lại tảng đá vì cho rằng mình không làm gì sai trái. Nhà cầm quyền huyện đem tảng đá về cơ quan rồi làm một cái cũi sắt kiên cố giam tảng đá, gây một trận bão cười trong dư luận về hành xử quái đản của quan huyện Chư Sê. Dùng dằng cả năm, tòa án huyện mới đem ra xử và bà Sắc bị xử thua.
“Về mặt quy định pháp luật, như cả luật sư bảo vệ quyền hợp pháp cho bà Trần Thị Sắc và người dân đều nhận thấy rất rõ rằng, rất nhiều văn bản ban hành trong quá trình kiểm tra, xử phạt, thu hồi... của chính quyền đều sai từ hình thức văn bản đến nội dung và trái quy định pháp luật, nhưng tòa huyện vẫn không để ý đến,” báo Lao Động ngày 23 tháng 8, 2013 viết.
Tờ Lao Động dựa vào các văn bản pháp quy và cách hành sử của nhà cầm quyền từ huyện đến tỉnh đều thấy nhà cầm quyền huyện Chư Sê “làm việc một cách tùy tiện và qua mặt quy định.” (TN)
++++++++++++++++++++++++++
Một hai năm trước đã từng có một Hòn đá bị nhốt
Hòn đá vô tri vô giác được UBND huyện Chư Sê "nhốt" cẩn thận như một mãnh thú
Bỗng dưng đào được tài sản trị giá hàng chục tỷ phải làm sao?
Tổ chức, cá nhân phát hiện hoặc tìm thấy tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm mà không thông báo, không giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ bị xử lý hành chính và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
==> http://www.baomoi.com/Bong-dung-dao-duoc-tai-san-tri-gia-hang-chuc-ty-phai-lam-sao/58/16066156.epi
+++++++++++++++++++http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/dao-duoc-hon-da-chuc-ty-dong-trong-ray-ca-phe-3151601.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm