Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Những ngôi mộ bị hành hạ

Những ngôi mộ bị hành hạ

Nhóm phóng viên tường trình từ VN 2015-03-11

nghia-trang-622.jpg
Bò thả sức ăn hoa giữa nghĩa trang.
RFA PHOTO
Đầu Xuân, dịp mà con cháu đi viếng mộ ông bà, thắp nhang và cầu nguyện cho ông bà, đấng quá cố của mình được bình an nơi chín suối, được ấm áp và siêu thoát. Đó là nếp chung của người Việt, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, không riêng gì miền Trung mà hầu hết trên cả nước, nạn phá mộ vào mùa Xuân đã khiến cho không ít người phải xót xa khi chứng kiến ngôi mộ của người thân bị hư hỏng, bị dày xéo trên mọi nghĩa. Đáng sợ nhất là người dày xéo chưa đủ, trâu bò cũng tham gia cuộc dày xéo này.

Phá mộ Việt Nam Cộng Hòa

Mộ của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị phá, chuyện này nghe ra không còn xa lạ gì nữa và những tưởng câu chuyện ấy đã ngưng từ lâu nhưng không phải thế. Một người đàn ông tên Truyển, sống ở Biên Hòa, Đồng Nai, chia sẻ: “Nghĩa trang quân đội không biết còn không nữa, nó xệp xệ hết rồi, mấy chục năm rồi, tiêu điều. Họ bắt bốc cốt đi hết, không còn thông báo, họ giải phóng mặt bằng, họ bắt bốc hết, hốt hết!”.

Nghĩa trang quân đội không biết còn không nữa, nó xệp xệ hết rồi, mấy chục năm rồi, tiêu điều. Họ bắt bốc cốt đi hết, không còn thông báo, họ giải phóng mặt bằng, họ bắt bốc hết, hốt hết!
-Ông Truyển
Theo ông Truyển, hiện tại, những ngôi mộ quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam ra đến miền Trung không còn bị đập phá bởi lòng thù hận trắng trợn như xưa. Nhưng thay vào đó, những dự án, những ông chủ đầu cơ đất, những chủ dự án thường ngắm đến các khu nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, bởi những nghĩa trang này sẽ là mảnh đất màu mỡ, có giá đền bù thấp, thậm chí mức đền bù cực thấp bởi những ngôi mộ trong nghĩa trang chưa bao giờ được tôn trọng đúng nghĩa, cũng ít có người thân đến chăm sóc. Thậm chí có người thân đang sống rất gần nghĩa trang vẫn ít dám đến thắp nhang, họ chỉ dám lén lút đến chăm sóc mộ.
Đó là chuyện của những ngôi mộ đang nằm trong nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được dư luận quốc tế cũng như các chiến hữu còn sống ở khắp nơi trên địa cầu này quan tâm. Ngược lại, còn rất nhiều nôi mộ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa nằm rải rác khắp miền Trung Việt Nam bị hoang lạnh, không người nhang khói, không chút tử tế.
Không dừng lại ở đó, với lối hành xử địa phương, bất chấp luân lý và tình người, không cần biết thế nào là nghĩa tử, nghĩa tận, nhiều kẻ đã không ngần ngại gọi mộ người lính Việt Nam Cộng Hòa là “mả ngụy”, “mả giặc”. Người ta canh tác rau đậu trên mộ, tưới nước phân dơ dáy lên mộ, những ngày thu hoạch xong rau đậu, người ta lại thả trâu bò lội ngang dọc. Thậm chí, không thiếu những em nhỏ vì nghe theo tuyên truyền, mặc dù không hề sinh ra trong chiến tranh, cũng không có người thân bị thương, bị chết trong chiến tranh vẫn tỏ ra căm thù các ngôi mộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
nghia-trang-400.jpg
Nghĩa trang liệt sĩ Cộng sản được chăm sóc kỹ lưỡng. RFA PHOTO.
Ông Truyền chua xót đưa ra kết luận là hầu hết những ngôi mộ liệt sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều bị đối xử rất tệ, không thể nói cách nào khác đi được. Nếu ở thôn quê thì có thể bị di dời bất kì giờ nào, hoặc bị người ta san phẵng để canh tác như không hề có chuyện gì xảy ra dưới lưỡi cuốc của họ. Nếu ở thành phố, trong những khu nghĩa trang thì suốt ba mươi mấy, gần bốn mươi năm nay, sự dày xéo, mạ lị và hành xử tàn độc đã khiến cho các anh linh phải mồ xiêu nấm lạc, đau khổ không gì bằng.
Nếu có một chương trình nào đó nhằm kêu gọi hòa giải, hòa hợp dân tộc thì người ta lại tỏ ra chăm sóc nhưng mục tiêu nhằm làm mất hết biểu tượng, dấu hiệu của một nghĩa trang quân sự của một chế độ, càng trùng tu, nghĩa trang quân đội càng giống với nghĩa trang dân sự nhưng lại không có người thân tới lui như nghĩa trang dân sự.

Phá mộ xã hội chủ nghĩa

Một người tên Nghệ, làm nghề xây mộ lâu năm ở Biên Hòa, Đồng Nai, chia sẻ thêm: “Họ để cỏ dưới mộ. Chính những người chăm sóc nghĩa trang chính là những người thả bò. Mộ nào cũng bị hết, nó thả đại vô hết. Nghĩa trang không còn tính tôn nghiêm nữa. Vô hồn lắm, trẻ con chăn bò cũng vậy, người lớn cũng vậy, có ai chỉ cho họ biết tâm linh đâu. Họ phá nát hết cái văn hóa truyền thống, ngoài miệng thì họ nói vậy nhưng thực ra thì…”
Theo ông Nghệ, vấn đề phá mộ ở Việt Nam hiện nay đã trở thành một hiện tượng xã hội, chuyện này không từng có ở những năm trước 30 tháng Tư năm 1975. Là một người xây mộ lâu năm, nhìn hai chế độ chính trị đi qua những ngôi mộ, đi qua những chiều nghĩa trang, ông nghiệm ra được nhiều điều đau xót.
Họ để cỏ dưới mộ. Chính những người chăm sóc nghĩa trang chính là những người thả bò. Mộ nào cũng bị hết, nó thả đại vô hết. Nghĩa trang không còn tính tôn nghiêm nữa. Vô hồn lắm, trẻ con chăn bò cũng vậy, người lớn cũng vậy, có ai chỉ cho họ biết tâm linh đâu.
-Ông Nghệ
Sự đau xót đầu tiên mà ông Nghệ muốn nói đến ở đây là quá trình kinh tế tập thể, tập trung bao cấp kéo dài hơn mười năm đã đẩy một bộ phận trẻ con nghèo khổ ra nghĩa địa, và ở đây, chúng sống lây lất dựa vào xôi chuối, dựa vào sự phá phách và tự biến mình thành những bảo kê nghĩa trang. Bất kì thân nhân nào đến thăm mộ đều phải cống nộp cho chúng ít nhiều, nếu không cống nộp, chúng sẽ phá phách, làm hư hỏng mộ.
Riêng những ngôi mộ quân đội Việt Nam Cộng Hòa, có một thời người ta lén lút đào bới để tìm xác Mỹ bán cho chương trình MIA, sở dĩ có chuyện đau lòng như vậy bởi vì một số người mơ hồ rằng trong khu nghĩa trang “Mỹ Ngụy” thì làm sao mà không có xác quân nhân Mỹ, cứ như vậy, người ta nhắm vào những ngôi mộ đã bị đập phá hết bia, không có chữ để đào. Trong thời gian chương trình MIA thực hiện, nạn đập phá mộ bia ở các nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã diễn ra tràn lan, và cũng do vậy mà nạn đào phá các ngôi ở đây là chuyện không thể tránh khỏi.
Ông Nghệ nói thêm là suy cho cùng thì không riêng gì mộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, mộ dân sự dưới thời Cộng sản xã hội chủ nghĩa cũng bị đập phá không thương tiếc. Chỉ có những ngôi mộ trong các nghĩa trang liệt sĩ Cộng sản là được yên ổn, được chăm sóc kĩ lưỡng và trang nghiêm.
Một kinh nghiệm bằng máu và nước mắt mà ông Nghệ đã chứng kiến ngay trong dịp Tết Ất Mùi năm này là các nghĩa trang dân sự ở miền Trung và miền Nam bị tàn phá thậm tệ, nếu ở đó không phải là ổ chích choác, mua bán, trao đổi ma túy thì cũng là nơi trâu bò thả rông, tàn phá thậm tệ.
Ba Mươi Tháng Chạp năm Giáp Ngọ, về thăm quê, ông đã đến thắp nhang và mua hoa vào cắm ở mộ người cha trong nghĩa trang ở miền Trung. Đến sáng Mồng Một Tết, ông trở lại nghĩa trang để thắp nhang thì hỡi ôi, những chậu hoa cúc, hoa vạn thọ trên mộ người cha đã đổ nát, văng tứ tung, trái cây trên dĩa cũng không cánh mà bay. Nhìn quanh, ông thấy các ngôi mộ khác cũng y tình trạng này, một số trâu bò vẫn đang nhỡn nhơ ăn các chậu hoa và trái cây trên mộ.
Tìm hiểu kỹ, ông tá hỏa nhận ra là các chủ bán hoa trước nghĩa trang cũng chính là người nuôi bò, chiều ba mươi, họ một mặt thả bò vào nghĩa trang để chúng ăn các chậu hoa trong đó, mặt khác, tối ba mươi, họ mua tất cả các chậu hoa của nhà vườn bị ế ẩm mang về để bán vào sáng Mồng Một Tết, vì chỉ có ở nghĩa trang người ta mới trang trí hoa vào ngày này và khi thấy chậu hoa ngày hôm qua bị hỏng, xót thương người thân, họ sẽ ra mua hoa để trang trí trở lại.
Theo ông Nghệ, việc làm này đừng tưởng là thông minh, đừng bao giờ ngộ nhận sự dã man, phi nhân tính với sự khôn khéo. Nghĩa tử là nghĩa tận, nhà nước đã bán đất cho người dân làm mộ thì ngôi mộ cũng phải có chủ quyền và cần được bảo vệ xứng đáng với khoản tiền mà người thân đã bỏ ra mua đất để xây dựng. Vì điều đó là đạo đức tối thiểu của con người nói chung và của một nền chính trị nói riêng!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/the-graves-being-abused-03112015082543.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm