Mới đây chính giới Cam Bốt Campuchia đã thông báo quan điểm là họ ủng hộ Trung Quốc chiếm đóng Biển Đông và khuyên can ASEAN không nên ủng hộ tập đoàn Cộng Sản Việt Nam tranh chấp với Trung Quốc.
Đốt cờ Cộng Sản Việt Nam là một thời thượng tại Cam Bốt

Campuchia hôm thứ Năm bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường của Trung Quốc về việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, cho rằng tranh chấp lãnh thổ nên được giải quyết giữa các bên tranh chấp và ASEAN không nên can dự.

Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia nêu lên thông điệp của mình trong một cuộc họp với các nhà ngoại giao từ 28 nước mà Campuchia triệu tập, một động thái hiếm hoi của một nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

“Những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết với các nước liên quan,” Ngoại trưởng Campuchia Soeung Rathchavy phát biểu trước báo giới sau cuộc họp kín.

“ASEAN không thể phân xử tranh chấp này. Chúng ta không phải là một định chế pháp lý, tòa án mới phân xử được ai đúng ai sai.”

Dẫm lên cờ Việt Cộng để biểu hiện lòng yêu Campuchia

Việc tổ chức cuộc họp này là động thái công khai nhất của Campuchia về vấn đề này kể từ vụ tranh cãi về lời lẽ trong một đoạn văn nói về căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trong một dự thảo thông cáo chung tại hội nghị thượng đỉnh vào năm 2012.

Campuchia, nước giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN khi đó, bị cáo buộc gây chia rẽ khối 10 thành viên này khi từ chối không lên tiếng về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, dẫn tới việc ASEAN không ra được tuyên bố chung lần đầu tiên kể từ khi thành lập vào năm 1967.

Trung Quốc cung cấp hỗ trợ kinh tế và quân sự đáng kể cho Campuchia, đồng minh thân cận nhất của nước này ở khu vực Đông Nam Á, nhưng phủ nhận gây ảnh hưởng đến hành động của Campuchia trong ASEAN. Một số nhà bình luận cho rằng Trung Quốc có sức mạnh sử dụng Campuchia như lá phiếu phủ quyết trong khối ASEAN vốn hoạt động dựa trên sự đồng thuận.

Bà Soeung Rathchavy khẳng định Campuchia không bị Trung Quốc gây ảnh hưởng.

“Chúng tôi trung lập. Trung Quốc không chỉ là người bạn thân thiết với Campuchia mà còn với những nước khác đã làm ầm ĩ,” bà nói mà không nêu tên nước nào cụ thể.


TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ LẬP VÙNG PHÒNG KHÔNG Ở BIỂN ĐÔNG
Trong vài ngày qua, chính phủ một số quốc gia, tổ chức quốc tế, chuyên gia an ninh-quốc phòng, đồng loạt đưa ra các cảnh báo về việc Trung Quốc âm mưu thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Ðông.

Hôm 7 tháng 5, ông Alexender Lobez, phó đô đốc-chỉ huy trưởng khu vực phía Tây Philippines, báo cáo với Thượng Viện Philippines rằng, trong ba tháng vừa qua, Trung Quốc đã sáu lần sách nhiễu các phi cơ của Không Quân Philippines. Tuy những phi cơ này đang thực hiện các phi vụ trong không phận quốc tế nhưng Trung Quốc đã phát cảnh báo qua liên lạc vô tuyến rằng, phi công Không Quân Philippines “xâm nhập khu vực liên quan đến an ninh, quốc phòng của Trung Quốc.”

Phó Ðô Ðốc Lobez nhận định, Trung Quốc đang thăm dò phản ứng của Philippines để công bố ADIZ tại biển Ðông.

Ðã có nhiều chuyên gia an ninh-quốc phòng trên thế giới từng cảnh báo như thế kể từ khi Trung Quốc tiến hành bồi đắp các bãi đá ở biển Ðông thành đảo nhân tạo rồi biến các đảo nhân tạo này thành một chuỗi căn cứ quân sự.

Theo giáo sư Richard Heydarian, một chuyên gia về Philippines, nhận định, với một hệ thống phi đạo, với lực lượng bán quân sự và lực lượng quân sự tuần tra được triển khai ngày càng nhiều, Trung Quốc có thể kiểm soát không chỉ các vùng biển đang tranh chấp, mà cả không phận trên các vùng đó.

Giáo sư Heydarian còn cảnh báo là một khi thiết lập vùng phòng không và tiến hành ngày càng nhiều cuộc tuần tra trên biển và trên không. Các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại biển Ðông sẽ bị đẩy khỏi khu vực này vì đường tiếp liệu cho các hòn đảo mà họ kiểm soát bị cắt.

Cũng vào thời điểm này, một số chính khách và chuyên gia Hoa Kỳ vừa lên tiếng đòi chính phủ Hoa Kỳ sớm có biện pháp trừng phạt Trung Quốc bởi Trung Quốc bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, càng ngày càng có nhiều hành động càn rỡ ở biển Ðông.

Các chuyên gia của Hoa Kỳ như ông Patrick Cronin, cố vấn cao cấp cho chương trình an ninh Châu Á-Thái Bình Dương của CNAS, kêu gọi, trong bối cảnh như hiện nay, ngoài việc trừng phạt Trung Quốc bằng các biện pháp ngoại giao, Hoa Kỳ nên gia tăng hợp tác quân sự với các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Hoa Kỳ nên chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng, Trung Quốc không thể thụ hưởng bất kỳ lợi ích nào từ thực hiện những hành động vi phạm quy định và thông lệ quốc tế.
nguồn: Radio chân trời mới