Dầu hỏa thời Việt Nam Cộng Hòa
A. KHÁI QUÁT:Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa của ông đã đặt nền móng đầu tiên cho nền kỹ nghệ dầu hỏa của dân tộc Việt Nam ta. Cộng Sản Hà Nội đã mất gần 20 năm mới có thể tiếp tục lại những dự án khai thác dầu hỏa mà Chính Phủ Nguyễn Văn Thiệu của nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa cho tiến hành.
Mãi qua năm 1994, thì sản lượng dầu hỏa của Viêt Nam mới được khỏi sắc lên trên 200 ngàn thùng một ngày với sự đầu tư của giới “BẢY CHỊ EM,” tức là tiếng lóng chỉ giới tư bản dầu hỏa hàng đầu do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Những nơi mà giới “BẢY CHỊ EM” vào khai thác vào thập niên 1990 và 2000 điều đều xuất phát từ kết quả thăm dò dầu hỏa mà Việt Nam Cộng Hòa đã thành công thăm dò trước đó .
B. GIÂY PHÚT LỊCH SỬ:
Vào hai giờ trưa ngày 17 tháng Tám năm 1974, dân tộc Việt chính thức đặt mũi khoan đầu tiên cho nền dầu khí Việt Nam tại ngoài khơi Sài Gòn- Vũng Tàu (Sài Gòn Sabu Basin) với một báo cáo lượng trữ có thể lên đến trên hai tỷ thùng làm mọi người trên dàn khoan mừng chảy nước mắt. Các dữ liệu thăm dò ngoài khơi do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiến hành cho thấy Việt Nam Cộng Hòa sẽ trở thành một cường quốc xuất khẩu dầu hỏa.
Như vậy, tháng Tám năm 2014 là kỷ niệm đúng 40 năm lịch sử nền dầu hỏa của dân tộc Việt Nam khai trương nhưng không thấy báo đài hay các sử gia nào nhắc đến. Có lẽ, trận hải chiến Hoàng Sa làm nhạt nhòa đi sự kiện trọng đại này của nền văn minh văn hiến nước nhà.
Sau năm 1994, khi giới “BẢY CHỊ EM” vào lại Việt Nam, họ tiếp tục theo những tài liệu cũ của Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Thiệu mà đầu tư khai thác ngay, đặt dàn khoan xây ống dẫn khí ngay đúng vị trí, dẫn dầu ngay mà không cần tốn kém thêm các ngân khoản cho thăm dò, tính toán và kiến thiết. Đó là lý do tại sao, sản lượng dầu thô của Việt Nam nhanh chống tang gấp đôi ngay sau năm 1994. Các giai đoạn thăm dò tính toán tốn kém đã được Việt Nam Cộng Hòa làm sẳn trước đó rồi.
Bản đồ phía dưới đây là vị trí các mỏ dầu ngoài hải phận Việt Nam từ huớng Vũng Tàu trở xuống Phú Quốc mà công trình khai thác tính toán của Việt Nam Cộng Hòa thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã để lại. Mãi qua năm 2000, các lô mỏ dầu mới mới bắt đầu được thăm dò, nhưng do Trung Quốc tiếp tục gây hấn khiến giới “BẢY CHỊ EM” lưỡng lự ngần ngại bỏ vốn thăm dò vì quá tốn kém mà tình hình lại bất ổn cho đến khi vận động được hậu trường chính trị Hoa Kỳ bầu Obama làm Tổng Thống với cam kết thực thi chính sách “Nhìn Về Châu Á.”
Bản Đồ 1:
Do đó, từ năm 2005 trở đi thì sản lượng dầu hỏa của Việt Nam hơi suy sụp một chút vì sản lượng các mỏ đã khai thác có phần giãm và các mỏ mới thì lại đang trong giằng co dàn xếp trước sự đe dọa hung hăng của Trung Cộng. Tuy nhiên, các vùng mỏ mới này cũng là sự lan rộng ra các vùng hải phận phụ cận từ các các mỏ dầu củ, kiểm chứng lại những tính toán từ tài liệu cũ có từ thời ông Thiệu.
Kỹ sư Khương Hữu Diệu, Giám đốc Ngân Hàng Phát Triển Kỹ Nghệ Việt Nam Cộng Hòa đã cho loan tin thành công thăm dò khai thác dầu hỏa của Việt Nam Cộng Hòa trên tờ báo Quản Trị Xí Nghiệp vào tháng 10 năm 1974. Nay, bài báo này trở thành một sử lliệu, sử chứng vô cùng quan trọng cho lịch sử văn minh, văn hiến nước nhà. Giới sưu tầm cổ ngoạn, báo cũ sách cũ cũng rất hào hứng muốn có được nguyên bản tạp chí này.
Khởi nghiệp của nền dầu hỏa Việt Nam Cộng Hòa thật ra đã được bắt đầu từ năm 1968 và chật vật mãi đến năm 1974 thì bước thành đầu tiên mới gặt hái được chứ không phải một sớm một chiều mà có. Năm 1968, thông qua sự hợp tác của cơ quan CCOP (“Coordinating Committee for Offshore Prospecting in Asia” ) dưới quyền của Liên Hiệp Quốc, nay có trụ sở tại Bangkok Thái Lan, cùng với sự hợp tác của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hơn 10 ngàn kilogram thuốc nổ đã được vận chuyển tới các vị trí thăm dò. Kết quả số liệu từ cuộc thăm dò này khả quan dẫn đến những nỗ lực khoan dầu khai thác những năm sau đó.
C. DI SẢN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA CHO SỰ PHÁT TRIỂN DẦU HỎA:
Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, Lê Duẫn, lúc bấy giờ là Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam, đuổi hết giới “BẢY CHỊ EM” đang kiến thiết dàn khoan khai thác tại những nơi mà Việt Nam Cộng Hòa đã thăm dò, đem toàn bộ tài liệu này đưa cho Liên Xô với hy vọng vừa trả nợ, vừa nhờ Liên Xô giúp đở khai thác. Công Ty Việt-Xô Petro của Cộng Sản Hà Nội thành lập từ đó.
Tuy nhiên, Liên Xô lại là một nước thừa mứa dầu hỏa trong một nền kinh tế yếu kém do nhà nước kiểm soát mọi mặt khiến thị trường bán buôn bị tê liệt nên thật sự không mặn mà với món quà mỏ dầu mà Lê Duẫn trả ơn. Hơn nữa, sở trường khai thác dầu hỏa của Liên Xô là trong lục địa, không phải ngoài hải phận nên kỹ thuật khai thác ngoài hải phận của Liên Xô gần như là con số không. Biểu đồ phía dưới cho thấy sản lượng dầu hỏa của Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1995, 20 năm trôi qua chỉ là con số không cho đến khi có BẢY CHỊ EM vào Việt Nam đầu tư lại từ năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận.
Do đó, nền dầu hỏa Việt Nam tưởng đang có cơ hội bùng phát thành cường quốc thì bổng nhiên bị trì trệ hoàn toàn. Cơ sở hạ tầng cho nền nghệ dầu hỏa từ sản xuất ống dẫn dầu, thiết bị, nhà máy điện khí đốt , hệ thống dẫn dầu..vân vân, hoàn toàn không được xây dựng tại Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1995, tức là hai mươi năm đứng lại và tụt hậu.
Sau đây là các mỏ dầu quan trọng đầu tiên do Việt Nam Cộng Hòa thăm dò khám phá và được Cộng Sản Hà Nội cho giới BẢY CHỊ EM khai thác trở lại sau năm 1994:
I. Vùng Cửu Long Basin:
a. Mỏ Bạch Hổ ( White Tiger) : nằm ngay ngoài khơi Vũng Tàu- Sài Gòn:
Hãng Mobil của giới “BẢY CHỊ EM” đã thăm dò và tìm ra mỏ này vào tháng Hai năm 1975 dựa theo sự thăm dò phỏng đoán trước đó của phía bên Việt Nam Cộng Hòa. Lê Duẫn ra lệnh đuổi Mobil đi sau 30 tháng Tư năm 1975, Mobil bị mất trắng và mãi đến năm 1994 , hãng Mobil mới được Cộng Sản Hà Nội rối rít mời lại. Mức sản xuất được ghi nhận là 250 ngàn thùng mỗi ngày.
Bản Đồ 2:
b. Mỏ Rạng Đông được ghi nhận là đã bơm được ba ngàn thùng một ngày kể từ năm 2008. Mỏ dầu này cách Vũng Tàu 135 km, do Nippon Nippon Oil & Gas Exploration điều hành với 46 % cổ phần .Nippon dựa trên số liệu thăm dò của Việt Nam Cộng Hòa và công ty Shell. Cũng xin được lưu ý là công ty Shell đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1894, tức là cuối thế kỷ thứ XIX (Mười Chín.)
c. Các mỏ còn lại trong Vùng Cửu Long Basin : Năm 2001, dựa trên những số liệu sẳn có từ phía Việt Nam Cộng Hòa để lại khi thăm dò Cửu Long Basin tại block 15-1, hãng KNOC-Korean National Oil Company khám phá những mỏ dầu: Sư Tử Đen(Black Tiger) , Sư Tử Vàng( Golden Lion ) và Sư tử Trắng( White Lion ) với trữ lượng 400 triệu thùng (xin coi bản đồ 2)
II. Vùng Nam Côn Sơn Basin :
Mỏ Rồng Xanh( Blue Dragon): Hãng Mobil cũng dự kiến khai thác mỏ này năm 1975 với dự đoán trữ lượng lên đến 40 triệu thùng. Ghi nhận là Mobil (nay là ExxonMobi) hiện đang sở hữu 38% cổ phần các dự án khai thác tại nơi này khi được Cộng Sản Hà Nội mời lại sau năm 1994.
Vùng Nam Côn Sơn Basin cũng là vùng mà phía Việt Nam Cộng Hòa tích cực thúc đẩy thăm dò để ghi dữ liệu. Công ty Shell và Mobil đã có những hứa hẹn đầu tư lớn và cũng đã bắt đầu đầu tư vào khai thác dầu vùng này dưới thời Tổng Thống Thiệu nhưng giới chiến lược gia tại Nhà Trắng và Langley đang có những âm mưu khác cần phải thi hành nên ra tay giựt sập Việt Nam Cộng Hòa bằng mọi giá khiến mọi nổ lực đầu tư hoàn toàn bị gián đoạn.
Sản lượng dầu hỏa của Việt Nam nhanh chóng vượt qua mức 200 ngàn thùng mỗi ngày và lên đến trên 300 ngàn thùng mỗi ngày sau hơn hai mươi năm èo uột sản xuất gần như ở mức zero ( 1975-1995) hoàn toàn là nhờ sự đầu tư của giới BẢY CHỊ EM vào Việt Nam tiếp nối những dự án sẵn có từ phía Việt Nam Cộng Hòa tại mỏ Bạch Hổ và những dữ liệu thăm dò trên các vùng lân cận của Cửu Long Basin cũng như Nam Côn Sơn Basin. Riêng mỏ Bạch Hổ do phía Việt Nam Cộng Hòa thăm dò và cho công ty Mobil khai thác trước 30 tháng Tư năm 1975 đã có thể có mức sản lượng trên 200 ngàn thùng mổi ngày sau 20 năm bị gián đoạn bởi phương thức làm ăn èo uột của Việt-Xô Petro Xã Hội Chủ Nghĩa.
Nói một cách khác, Việt Nam Cộng Hòa đã “spear head” (tiên phuông hay tiên phong) cho nền kỹ nghệ khai thác dầu hỏa Việt Nam, thông qua công tác thăm dò, ghi nhận những dữ liệu thuyết phục về trữ lượng dầu hỏa của Việt Nam và đưa mỏ Bạch Hổ cũng như toàn vùng Cửu Long Basin vào sự chú ý của giới đầu tư thế giới, của các IOC’s(International Oil Companies), trong đó có công ty Mobil và Shell.
Việt Nam Cộng Hòa đã dọn cơm sẵn, Cộng Sản Hà Nội chỉ có mỗi một việc tiếp nối mà cũng làm không xong, MẤT ĐẾN HAI MƯƠI NĂM tụt hậu để đến nỗi kỹ thuật khai thác phải nhờ cả Đại Hàn, Thái Lan, Singapore, …. đầu tư vào.
D. KẾT:
Mặc dù bị tan nát vì những đợt tấn công cuồng bạo của Cộng Sản Bắc Việt kể từ năm 1968, nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn ráng nỗ lực tìm kiếm cho mình những phát triển về kinh tế và văn minh. Thời gian qua đi, thành quả từ những nổ lực này bị chìm vào quên lãng nhưng giá trị và ý nghĩa của nó vẫn còn tồn tại và hữu dụng cho sự phát triển của dân tộc Việt Nam cho đến ngày nay.
Thông qua sự phát triển kỹ nghệ dầu hỏa của Việt Nam, mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy nền văn minh văn hiến và phát triển của Việt Nam Cộng Hòa, dù cố tình bôi nhọ hoặc tìm cách làm gián đoạn, cũng vẫn sẽ tiếp tục cống hiến không ngừng cho sự phát triển văn minh trong tương lai cho dân tộc Việt Nam.
© Đàn Chim Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm