Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Hãy lột mặt nạ CSVN tẩy rửa Wikipedia

Hãy lột mặt nạ CSVN tẩy rửa Wikipedia

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Khi các “học trò” thủ phạm chính đã già cỗi thi nhau xếp hàng xuống tuyền đài chầu ông thầy Hồ Chí Minh, để tránh tội ác với lịch sử và dân tộc cũng như đánh bóng cái bảng hiệu “đảng CSVN quang vinh” trong mắt những công dân trẻ Việt Nam mới lớn lên thì chế độ CSVN đang dùng một phần “tài nguyên” (ngân sách) từ mồ hôi công sức đóng thuế của nhân dân làm chất xúc tác bằng mọi cách tẩy rửa gây nhiễu loạn thông tin về những sai lầm ngu xuẩn mà một thời đảng CSVN đã làm hao tốn máu xương kiệt quệ đất nước. Trên mọi lãnh vực trong đó có các kho dự trữ tàng thư lưu chiếu như “Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia” là một điển hình....

Lợi dụng Wikipedia là một bách khoa toàn thư tự do, là kết quả của sự cộng tác của chính những người đọc từ khắp nơi trên thế giới. Trang mạng này có tính chất “WiKi”, có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể sửa đổi...

Trong vài năm qua hệ thống tuyên truyền của chế độ CSVN đã rất thoải mái vận dụng “tài nguyên” ngân sách và tất cả các công cụ nghiệp vụ chuyên môn để tự do sửa đổi hiệu đính thay thế tất cả các bài viết không có lợi cho chế độ CS, nhất là các bài viết như là tư liệu liên quan chiến tranh trong thời gian trước.... Mà chúng ta lướt qua bài viết về “Sự kiện cuộc chiến Tết Mâu Thân 1968” là một điển hình rất trắng trợn bôi bác sự thật dù cố sơn phết màu mè cho nó khách quan để phù hợp tiêu chí “bách khoa toàn thư”...

Cách Sưởi Ấm Bằng Đèn Xe

(Nguồn : FB 2! Idol :Đà Nẵng vừa trải qua cơn mưa bão xong,vừa thấy bức ảnh này thật sự đầy cảm xúc. Câu hỏi là: "Có bao giờ bạn phải sưởi ấm bằng cách này chưa?" )

Pháp Quốc đối với Di Dân thời nay và Thuyền Nhân Việt 79 như thế nào ?

Pháp: Vì sao di dân không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?


Trước làn sóng người nhập cư đổ vào châu Âu hiện nay, người Pháp vẫn có tâm lý e ngại, thờ ơ, cho đến khi những hình ảnh thương tâm của em bé Syria chết đuối đánh động được dư luận. Tâm lý này tương phản với phong trào cứu vớt thuyền nhân Việt Nam vào cuối thập niên 70.
Vào thời kỳ đó, một phong trào đầy cảm động đã nổi lên ở nước Pháp và nhiều quốc gia phương Tây khác, nhằm cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân chạy trốn chế độ cộng sản Việt Nam trong các điều kiện bi thảm, và cả người Cam Bốt, người Lào.
Vô số hình ảnh những con tàu nhỏ bé trôi dạt trên Biển Đông được phổ biến rộng rãi, đã thức tỉnh lương tâm mọi người. Những hình ảnh này cũng giống những gì thấy được trên báo chí trong mấy tháng gần đây : những ánh mắt hoảng loạn, những thân người kiệt sức, chen chúc trên những con tàu thô sơ ở Địa Trung Hải.
Nhưng bối cảnh rất khác nhau. Nước Pháp vào lúc ấy với tỉ lệ thất nghiệp thấp (chỉ 3,3%, còn nay là 10%), đã nhiệt tình đón tiếp. Hơn nữa người Việt và người Cam Bốt đến từ Đông Dương thuộc Pháp cũ, biết được ngôn ngữ và ít nhiều thấm đẫm văn hóa Pháp, trong khi di dân hiện nay đa số là người Hồi giáo.
Đặc biệt là sự dấn thân ngoạn mục của giới trí thức Pháp thời ấy, cả cánh tả lẫn cánh hữu, từ nhà văn đồng thời là nhà triết học nổi tiếng Jean-Paul Sartre cho đến Raymond Aron – nhà báo kiêm nhà sử học, triết gia, chính khách.

Rạch Bến Nghé trên đường Nguyễn Huệ " thành hồ - hôichếtmẹ "

 Rạch Bến Nghé trên đường Nguyễn Huệ " thành hồ - hôichếtmẹ " thời nay
và đường Nguyễn Huệ của một thời VNCH trước 75 ,cũng mưa gió bảo bùng xập đổ cây cối trên đường ...

------------------
 Mùa mưa này về trên quê ta,
Khắp phố phường nước ngập bao la,
Mưa chưa to, giông bão còn xa,
Đường thành sông, bùn rác ngập nhà.

Thành phố hcm quê ta, đã mấy năm chi bao tiền ra, chi bao tiền ra để thay cống thoát, lo cho lúc mưa về.
Thành phố hcm hôm nay, trời mưa đường bỗng biến thành sông, nước mênh mông mà không lối thoát, người đang đi tự dưng mắc lầy.
Mùa mưa trên tphcm năm nay, ôi ngập úng khắp nơi. Lăng Ông, Thị Nghè, rồi bùng binh Cây Gõ, Ông Tạ. Người, xe đi như đang bơi, không biết mình đang đi nơi nao, ôi ta đang đi ,đi giữa phồn hoa, hay đang đi giữa ruộng đồng.
Mùa mưa trên tphcm năm nay, ôi rầu rĩ biết bao, bao năm chống ngập rồi mà giờ sao lênh láng phố phường. Tiền dân chi ra bao nhiêu, sao chẳng làm ra ngô ra khoai, ôi bao nhiêu ông cam kết thật hay, nhưng nay vẫn quá ê chề.
Mùa mưa trên tphcm là mùa mưa ngập úng....kinh hoàng.
Nguồn Facebook Nguyễn Đăng Hải

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Đài RFA và BBC về hai nhà báo mất việc' vì Facebook


Ngay sau kỳ nghỉ lễ 2/9 vừa qua hai cây viết người Việt đã mất việc.
Một người làm báo trong nước và một người làm báo ở nước ngoài, cả hai đều bị xử lý vì những gì họ viết trên Facebook chứ không phải trong công việc thường ngày.
Nhà báo Đỗ Hùng bị miễn nhiệm khỏi chức Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên và cũng bị Bộ Thông tin và Truyền thông thông thu hồi thẻ nhà báo.
Blogger Lê Diễn Đức bị đài Á châu Tự Do, RFA, hủy hợp đồng mà theo đó ông được sử dụng trang web của đài này để thể hiện cách nhìn của ông về các vấn đề thời sự.
Hiện trang blog của ông Đức trên RFA đã không còn truy cập được nhưng ông vẫn tiếp tục bảo vệ ý kiến của mình trên Facebook của ông nơi ông tuyên bố có 5.000 bạn và hơn 7.000 người theo dõi.
Nhà báo Đỗ Hùng trong khi đó đã xóa nội dung đã đăng trên Facebook cá nhân và hiện trang Facebook của ông cũng không thấy còn xuất hiện trên Facebook (6/9/2015).

Cách viết 'tếu táo'

Cả hai nội dung được đăng trên Facebook của hai cây viết đều về những người đã khuất và về những sự kiện trong quá khứ.
Tuy nhiên nhiều người Việt có cách nhìn hoàn toàn khác nhau về những nhân vật được nêu và sự kiện được nêu.

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Môn học "“Mưu Sinh Thoát Hiểm” ngày Xưa và Kỹ Năng Sống ngày nay

Kỹ năng sống

Tôi còn nhớ, hồi xưa tại quân trường Thủ Đức, ngoài những đề tài quân sự như chiến thuật, chiến lược hay vũ khí, sinh viên sĩ quan được học một môn thật hữu ích. Đó là môn học mang tên… “mưu sinh thoát hiểm”.
Nói một cách nôm na, “mưu sinh thoát hiểm” giúp người lính tự tìm cho mình một lối thoát để sống còn khi gặp những trường hợp bất trắc. Chẳng hạn như nhìn rêu bám trên thân cây để biết phương hướng khi bị lạc trong rừng hoặc dùng áo mưa nhà binh “poncho” để vượt sông…
Các tổ chức thanh niên thời đó như Hướng đạo, Gia đình Phật tử, Thanh Sinh Công… cũng huấn luyện thanh niên cách để sinh tồn nơi hoang dã. Từ việc hướng dẫn cách nhóm lửa để nấu nướng, sưởi ấm đến việc sử dụng các loại dây leo trong rừng làm cáng cấp cứu.

Tem kỷ niệm Họp Hướng Đạo Toàn Quốc (Thời VNCH, 1959)

Nói chung, môn “mưu sinh thoát hiểm” nằm trong cái mà ngày nay người ta gọi là “kỹ năng sống” giúp con người thích nghi với cuộc sống, quan trọng hơn cả là vượt qua mọi trường hợp hiểm nguy để sinh tồn.
Theo các nhà giáo dục, ngoài kỹ năng “nưu sinh thát hiểm”, con người còn cần biết đến cách đối phó với những bất trắc của cuộc sống hàng ngày, biết cách thuyết phục người khác hay cao cả hơn là biết hy sinh bản thân vì cộng đồng.
Như vậy, có thể nói, kỹ năng sống bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc. Không cần bàn cãi, “kỹ năng sống” là điều cần thiết cho cuộc sống. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với học sinh người ta rèn luyện kỹ năng sống như thế nào?