Kỹ năng sống
Tôi còn nhớ, hồi xưa tại quân trường Thủ
Đức, ngoài những đề tài quân sự như chiến thuật, chiến lược hay vũ khí,
sinh viên sĩ quan được học một môn thật hữu ích. Đó là môn học mang
tên… “mưu sinh thoát hiểm”.
Nói một cách nôm na, “mưu sinh thoát hiểm” giúp người lính tự tìm cho mình một lối thoát để sống còn khi gặp những trường hợp bất trắc. Chẳng hạn như nhìn rêu bám trên thân cây để biết phương hướng khi bị lạc trong rừng hoặc dùng áo mưa nhà binh “poncho” để vượt sông…
Các tổ chức thanh niên thời đó như Hướng đạo, Gia đình Phật tử, Thanh Sinh Công… cũng huấn luyện thanh niên cách để sinh tồn nơi hoang dã. Từ việc hướng dẫn cách nhóm lửa để nấu nướng, sưởi ấm đến việc sử dụng các loại dây leo trong rừng làm cáng cấp cứu.
Nói chung, môn “mưu sinh thoát hiểm” nằm
trong cái mà ngày nay người ta gọi là “kỹ năng sống” giúp con người
thích nghi với cuộc sống, quan trọng hơn cả là vượt qua mọi trường hợp
hiểm nguy để sinh tồn.
Theo các nhà giáo dục, ngoài kỹ năng “nưu sinh thát hiểm”, con người còn cần biết đến cách đối phó với những bất trắc của cuộc sống hàng ngày, biết cách thuyết phục người khác hay cao cả hơn là biết hy sinh bản thân vì cộng đồng.
Như vậy, có thể nói, kỹ năng sống bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc. Không cần bàn cãi, “kỹ năng sống” là điều cần thiết cho cuộc sống. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với học sinh người ta rèn luyện kỹ năng sống như thế nào?
Ở Ấn Độ cũng đã có thời kỳ người ta rèn luyện sự “can đảm” cho trẻ bằng cách tập cho học sinh vượt qua sự sợ hãi bằng những bước đi trên than hồng tựa như các “fakir” đi trên lửa. Chương trình giáo dục này sau một thời gian thử nghiệm đã gặp trở ngại và bị chính phủ Ấn Độ ngưng thực hiện vì những phản ứng của phụ huynh.
Thực ra, đi trên lửa có từ hàng ngàn đời nay, nhưng thường gắn với hoạt động tôn giáo. Ấn Độ đã có những màn trình diễn đi trên lửa cách đây khoảng 1.200 năm trước Công nguyên. Ngày nay, nếu có dịp tham gia lễ tế thần Khatalaza của đạo Hindu ở Sri Lanka, người ta sẽ được chứng kiến nghi lễ đi trên lửa.
Tại Nhật, lễ hội hiwatari-matsuri là một trong những lễ hội tôn giáo diễn ra vào dịp đầu tháng 3 hàng năm tại đền Yuki-ji trên núi Takao, phía tây thủ đô Tokyo. Các tín đồ của tôn giáo Shugendo thực hiện nghi lễ Goma - đi chân trần trên những đám lửa nhỏ và đống tro nóng - với mong ước tránh được điều rủi ro và nhận về nhiều may mắn, sức khỏe.
Tại Việt Nam, Bác sĩ Dư Quang Châu, Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ Địa sinh học, từng được
biết đến như là một trong số những người khai phá bộ môn Cảm xạ học ở
Việt Nam. Theo ông Châu, cảm xạ học là bộ môn còn mới mẻ ở Việt Nam. Với
môn học này, người ta có thể đi trên than hồng hay trên những mảnh vỡ
của thủy tinh. Ông cho biết:
“Tôi được học cảm xạ ở Pháp và y năng lượng ở Monaco. Tôi đã nghiên cứu kết hợp hai bộ môn và Việt Nam hóa, làm cho bộ môn cảm xạ học ở Việt Nam mang một sắc thái mới, có tính ứng dụng rộng rãi và gần gũi hơn với mọi người. Năm 1988, bộ môn cảm xạ học được thành lập trực thuộc Liên hiệp Khoa học UIA và được khai giảng khóa học đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 9/5/1988”.
Ông Châu đã khuấy động dư luận với việc tổ chức những cuộc đi chân trần trên mảnh chai thủy tinh vỡ, lướt trên than hồng cháy rực vài trăm độ C. Có người trầm trồ tin tưởng nhưng cũng có người hoài nghi và cho rằng đó là trò lừa bịp.
Phạm vi bài viết này tác giả không bàn đến môn “cảm xạ học” mà chỉ muốn đề cập đến việc có nên áp dụng môn học này đối với học sinh tiểu học, nghĩa là từ lớp 1 cho đến lớp 5 (lớp Năm đến lớp Nhất ngày xưa).
Trước tiên, người ta khẳng định trẻ con
cần phải học những kỹ năng sống, dựa vào đó có một số kiến thức để bước
vào đời. Kỹ năng đó chính là những thói quen hợp lý, cần thiết để xử lý
trong tình huống cụ thể. Những tình huống này phải có thật và có nhiều
khả năng xảy ra trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.
Một số nhà giáo dục đã hiểu trẻ em là “người lớn thu nhỏ” cho nên đã đem khái niệm của người lớn để đánh giá và áp dụng dạy dỗ học sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng sách dậy kỹ năng sống được xuất bản cho trẻ nhưng có nội dung không phù hợp.
Hơn nữa, định nghĩa về kỹ năng sống đã bị hiểu lầm, hay cố tình hiểu sai, nên dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như lòng dũng cảm, sự can trường… cũng được coi là kỹ năng sống.
Ngoài ra, việc kiểm duyệt sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày nay có phần chưa được chặt chẽ nên đã có không ít ấn phẩm gây xôn xao dư luận khi không phù hợp với tâm sinh lý của học sinh hoặc có bài tập nhưng yêu cầu chưa thực sự hợp lý và khả thi.
Năm 2013, Nhà Xuất bản Giáo dục phát
hành bộ sách “Thực hành kĩ năng sống” cho tất cả các khối lớp ở Tiểu
học, từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi lớp có 15 bài được Bộ Giáo dục khuyến khích
dạy tại các trường tiểu học như một môn “ngoại khóa”. Trong cuốn sách
"Thực hành kỹ năng sống cho học sinh lớp 1" có một bài học dạy về lòng
dũng cảm và sự tự tin như sau:
“Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt học sinh và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh. Nhờ vậy mà An đã đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ, và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”.
Bạn sẽ nghĩ sao nếu em học sinh trong
hình là con của mình? Có cần thiết phải đi trên thảm thủy tinh để rèn
luyện kỹ năng sống như tựa của cuốn sách? Tôi thấy bài học này nên dành
cho người lớn, những người thích chuyện trình diễn những trò ảo thuật
hơn là những học sinh nhỏ tuổi.
“Thực hành kĩ năng sống” dành cho học sinh lớp 2 có phần bài tập với 4 yêu cầu: (1) Kể tên 5 người bạn trong lớp em; (2) Kể tên 5 người thân trong gia đình em; (3) Kể tên 5 hoa hậu thế giới trong 5 năm vừa qua; và (4) Kể tên 5 người đoạt giải Nô-ben năm 2012.
Phần (1) và (2) học sinh lớp 2 có thể làm được, nhưng ở phần (3) và (4) ngay đến cả phụ huynh, giáo viên hay cả những bậc trí thức làm sao nhớ nổi tên hoa hậu thế giới và cũng làm sao kể được tên 5 người đoạt giải Nobel. Những kiến thức này có phải là “kỹ năng sống” hay chỉ là những câu hỏi không có lời giải đáp? Ở đây ta thấy sự tắc trách đến độ vô cảm của những người soạn sách.
Trong “Thực hành kĩ năng sống 5” có bài “Lắng nghe và nghe thấy”. Tôi còn nhớ ngày xưa khi bắt đầu năm Đệ Tứ học sinh mới có giờ Hán văn. Thế mà bây giờ các cháu giỏi thật, mới lớp 5 mà các cháu được dạy chiết tự chữ “Thính” (nghe).
Để giải thích chữ “Thính” trong Hán văn, sách có cả hình ảnh được ghép từ 5 bộ chữ: Nhĩ, Vương, Nhãn, Nhất, Tâm. Người soạn sách chắc phải có tầm nhìn xa, dạy cho các cháu kỹ năng sống trong một xã hội tương lai khi văn hóa Trung Hoa “Nam Tiến” trên mảnh đất hình chữ S này.
Có thể lắm chứ! Sách được xuất bản trong thời buổi “nhạy cảm” khiến người ta liên tưởng đến việc Hán Nôm “tái xuất giang hồ” sau một thời gian bị chữ Quốc Ngữ “đô hộ”. Việc đưa chữ Hán vào trường học khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy có điều gì đó “không ổn” trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Nói về cuốn sách đã dẫn do ông biên
soạn, Tiến sĩ Phan Quốc Việt cho biết sách đã được xuất bản từ năm 2013.
Bản thân ông cũng đã đi khắp nơi trong nước dạy thực hành cho trẻ nhỏ
đi trên thủy tinh suốt 15 năm nay.
Người sáng lập Tâm Việt Group còn cho biết, ngoài việc đi trên thảm thủy tinh, bài học về lòng dũng cảm còn có cả phần “học sinh lấy kim tiêm tự đâm vào tay, rút ra sau đó tự cho thuốc đỏ rồi dùng bông băng lại”. Trẻ nhỏ hiện nay thấy kim tiêm là khóc nên bài học này sẽ giúp trẻ đối diện với sợ hãi! Ông nói:
"Đây là kỹ năng sinh tồn và đa số chúng ta chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì tai nạn. Chúng tôi không dạy an toàn, mà chúng tôi dạy dũng cảm. Dũng cảm là trong khủng hoảng phải làm chủ được cảm xúc. Bởi nếu không làm chủ được cảm xúc thì chúng ta không vượt qua được bất cứ khủng hoảng nào hết".
…
“Tất nhiên là có nhiều cách giáo dục lòng dũng cảm cho trẻ nhỏ, nhưng dạy trẻ bằng cách đi trên thủy tinh là một cách rất hay. Hồi nhỏ tôi cũng dẫm lên mảnh sành, mảnh chai là bình thường! Chúng ta đừng biến trẻ con thành gà công nghiệp, mà nên biến chúng thành đại bàng”.
Ông Tiến sĩ Toán-Lý còn có những lý luận đại loại như: “Cha
ông ta có câu “có thực mới vực được đạo”, tức là đạo đức hay đạo lý chỉ
trải nghiệm thực chứ không học thuộc lòng được. Quản trị cảm xúc phải
được giáo dục từ nhỏ, bằng nhiều cách chứ không ai để già mới giáo dục
cảm xúc”.
Ông Việt đã đúng trong việc chiết tự chữ “Thính” trong sách như đã dẫn ở trên nhưng trường hợp chữ “Thực” (ăn) không biết ông “ngụy biện” hay ông không phải là “thâm nho” nên mới suy diễn là… thực tế?
Theo blogger Chu Mộng Long, một nhà giáo tại Miền Trung, trong bài giảng “Thực hành kỹ năng lãnh đạo đỉnh cao”, ông còn giải thích chữ “Hoài Bão” cho sinh viên: “Hoài” là thường trực, liên tục; “Bão” là mạnh mẽ, lớn lao, như bão táp. Vậy suy ra “Hoài Bão” là khát vọng thường trực, liên tục như vũ bão”. (?)
Không phải tất cả mọi người đều “ném đá”
ông Tiến sĩ và cuốn sách dậy kỹ năng sống dành cho học sinh tiểu học,
cũng có những người ủng hộ ông. Điển hình là nhà giáo Văn Như Cương. Ông
Phó Giáo sư tuyên bố trên báo chí:
“Tôi biết anh Việt và đã từng mời anh về trường nói chuyện và huấn luyện về kỹ năng mềm cho các em học sinh từ lớp 6 trở lên. Tôi có nghe anh nói chuyện và thấy rất thú vị. Tại buổi nói chuyện anh có đưa ra trò chơi đi trên thảm thủy tinh. Trải một tấm thảm rồi mang một bọc thủy tinh ra đổ lên và thuyết phục học sinh đi trên đó để rèn sự dũng cảm.
Học sinh trường tôi có một số em đi. Chứng kiến học sinh đi tôi cũng cởi giầy ra đi thử nhưng học sinh la ó “thầy ơi đừng có đi”. Tuy nhiên, tôi vẫn đi và cảm thấy rất bình thường, thậm chí là khá êm. Tôi không biết là có thủ thuật gì mà đi lên thủy tinh mà không thấy đau chân, rách chân hoặc chảy máu…”.
Người lắm chuyện lại nói theo kiểu người miền Bắc: “Giáo sư Cương “cầm đèn chạy trước ô-tô” khi ông lên tiếng bênh vực Tiến sĩ Việt. Chả là vì mấy hôm sau trên báo Lao Động Online xuất hiện tin về một Công văn của Bộ Giáo dục như sau:
“Công văn do thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ký gửi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Trước sự dậy sóng của dư luận về cuốn sách dạy trẻ em lòng dũng cảm bằng cách đi trên thảm thủy tinh, ngày 25.8, bộ GD-ĐT đã có công văn gửi đến Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam yêu cầu kiểm tra, xem xét nội dung sách "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1.
Trong văn bản yêu cầu của Bộ GD có nêu rõ, hiện nay, trên một số trang báo thông tin điện tử và mạng xã hội đang xôn xao về nội dung của cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống” dành cho học sinh lớp 1 của hai tác giả Phan Quốc Việt và Nguyễn Thị Thùy Dương do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, dạy trẻ tăng lòng dũng cảm bằng việc đi trên thủy tinh.
Để kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp xử lý về những nội dung gây ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẩn trương kiểm tra tình hình, kịp thời xử lý và báo cáo về Bộ trước ngày 28/8/2015.
Qua đó, Bộ GD đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nghiêm túc thực hiện”.
Xin hết trích dẫn và bài viết về Kỹ Năng Sống cũng chấm dứt tại đây với một bức tranh “minh họa” trên mạng xã hội. Phần còn lại xin dành cho bạn đọc.
Nói một cách nôm na, “mưu sinh thoát hiểm” giúp người lính tự tìm cho mình một lối thoát để sống còn khi gặp những trường hợp bất trắc. Chẳng hạn như nhìn rêu bám trên thân cây để biết phương hướng khi bị lạc trong rừng hoặc dùng áo mưa nhà binh “poncho” để vượt sông…
Các tổ chức thanh niên thời đó như Hướng đạo, Gia đình Phật tử, Thanh Sinh Công… cũng huấn luyện thanh niên cách để sinh tồn nơi hoang dã. Từ việc hướng dẫn cách nhóm lửa để nấu nướng, sưởi ấm đến việc sử dụng các loại dây leo trong rừng làm cáng cấp cứu.
Tem kỷ niệm Họp Hướng Đạo Toàn Quốc (Thời VNCH, 1959)
Theo các nhà giáo dục, ngoài kỹ năng “nưu sinh thát hiểm”, con người còn cần biết đến cách đối phó với những bất trắc của cuộc sống hàng ngày, biết cách thuyết phục người khác hay cao cả hơn là biết hy sinh bản thân vì cộng đồng.
Như vậy, có thể nói, kỹ năng sống bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc. Không cần bàn cãi, “kỹ năng sống” là điều cần thiết cho cuộc sống. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với học sinh người ta rèn luyện kỹ năng sống như thế nào?
Ở Ấn Độ cũng đã có thời kỳ người ta rèn luyện sự “can đảm” cho trẻ bằng cách tập cho học sinh vượt qua sự sợ hãi bằng những bước đi trên than hồng tựa như các “fakir” đi trên lửa. Chương trình giáo dục này sau một thời gian thử nghiệm đã gặp trở ngại và bị chính phủ Ấn Độ ngưng thực hiện vì những phản ứng của phụ huynh.
Thực ra, đi trên lửa có từ hàng ngàn đời nay, nhưng thường gắn với hoạt động tôn giáo. Ấn Độ đã có những màn trình diễn đi trên lửa cách đây khoảng 1.200 năm trước Công nguyên. Ngày nay, nếu có dịp tham gia lễ tế thần Khatalaza của đạo Hindu ở Sri Lanka, người ta sẽ được chứng kiến nghi lễ đi trên lửa.
Tại Nhật, lễ hội hiwatari-matsuri là một trong những lễ hội tôn giáo diễn ra vào dịp đầu tháng 3 hàng năm tại đền Yuki-ji trên núi Takao, phía tây thủ đô Tokyo. Các tín đồ của tôn giáo Shugendo thực hiện nghi lễ Goma - đi chân trần trên những đám lửa nhỏ và đống tro nóng - với mong ước tránh được điều rủi ro và nhận về nhiều may mắn, sức khỏe.
Lễ hội đi chân trần trên lửa ở Nhật (Ảnh báo Telegraph)
“Tôi được học cảm xạ ở Pháp và y năng lượng ở Monaco. Tôi đã nghiên cứu kết hợp hai bộ môn và Việt Nam hóa, làm cho bộ môn cảm xạ học ở Việt Nam mang một sắc thái mới, có tính ứng dụng rộng rãi và gần gũi hơn với mọi người. Năm 1988, bộ môn cảm xạ học được thành lập trực thuộc Liên hiệp Khoa học UIA và được khai giảng khóa học đầu tiên tại Hà Nội vào ngày 9/5/1988”.
Ông Châu đã khuấy động dư luận với việc tổ chức những cuộc đi chân trần trên mảnh chai thủy tinh vỡ, lướt trên than hồng cháy rực vài trăm độ C. Có người trầm trồ tin tưởng nhưng cũng có người hoài nghi và cho rằng đó là trò lừa bịp.
Phạm vi bài viết này tác giả không bàn đến môn “cảm xạ học” mà chỉ muốn đề cập đến việc có nên áp dụng môn học này đối với học sinh tiểu học, nghĩa là từ lớp 1 cho đến lớp 5 (lớp Năm đến lớp Nhất ngày xưa).
GS. TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội
đi qua 5m mảnh chai thủy tinh (Ảnh PetroTimes)
Một số nhà giáo dục đã hiểu trẻ em là “người lớn thu nhỏ” cho nên đã đem khái niệm của người lớn để đánh giá và áp dụng dạy dỗ học sinh. Từ đó dẫn đến tình trạng sách dậy kỹ năng sống được xuất bản cho trẻ nhưng có nội dung không phù hợp.
Hơn nữa, định nghĩa về kỹ năng sống đã bị hiểu lầm, hay cố tình hiểu sai, nên dễ dẫn đến việc kết luận những phẩm chất đạo đức như lòng dũng cảm, sự can trường… cũng được coi là kỹ năng sống.
Ngoài ra, việc kiểm duyệt sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày nay có phần chưa được chặt chẽ nên đã có không ít ấn phẩm gây xôn xao dư luận khi không phù hợp với tâm sinh lý của học sinh hoặc có bài tập nhưng yêu cầu chưa thực sự hợp lý và khả thi.
“Cô giáo rải một thảm thủy tinh dày trước mặt học sinh và yêu cầu các bạn đi qua đó. Cả lớp đều rất sợ hãi và An cũng vậy. Nhưng cô giáo đã động viên và hướng dẫn giúp An tự tin đi qua thảm thủy tinh. Nhờ vậy mà An đã đi qua thảm thủy tinh một cách dễ dàng. Khi đi qua rồi An thấy thảm thủy tinh không đáng sợ như mình nghĩ, và An quay lại động viên các bạn để các bạn dũng cảm như An. Cuối cùng cả lớp đều dũng cảm đi qua thảm thủy tinh”.
Bài học đi trên thảm thủy tinh dành cho học sinh lớp 1
“Thực hành kĩ năng sống” dành cho học sinh lớp 2 có phần bài tập với 4 yêu cầu: (1) Kể tên 5 người bạn trong lớp em; (2) Kể tên 5 người thân trong gia đình em; (3) Kể tên 5 hoa hậu thế giới trong 5 năm vừa qua; và (4) Kể tên 5 người đoạt giải Nô-ben năm 2012.
Phần (1) và (2) học sinh lớp 2 có thể làm được, nhưng ở phần (3) và (4) ngay đến cả phụ huynh, giáo viên hay cả những bậc trí thức làm sao nhớ nổi tên hoa hậu thế giới và cũng làm sao kể được tên 5 người đoạt giải Nobel. Những kiến thức này có phải là “kỹ năng sống” hay chỉ là những câu hỏi không có lời giải đáp? Ở đây ta thấy sự tắc trách đến độ vô cảm của những người soạn sách.
Trong “Thực hành kĩ năng sống 5” có bài “Lắng nghe và nghe thấy”. Tôi còn nhớ ngày xưa khi bắt đầu năm Đệ Tứ học sinh mới có giờ Hán văn. Thế mà bây giờ các cháu giỏi thật, mới lớp 5 mà các cháu được dạy chiết tự chữ “Thính” (nghe).
Để giải thích chữ “Thính” trong Hán văn, sách có cả hình ảnh được ghép từ 5 bộ chữ: Nhĩ, Vương, Nhãn, Nhất, Tâm. Người soạn sách chắc phải có tầm nhìn xa, dạy cho các cháu kỹ năng sống trong một xã hội tương lai khi văn hóa Trung Hoa “Nam Tiến” trên mảnh đất hình chữ S này.
Có thể lắm chứ! Sách được xuất bản trong thời buổi “nhạy cảm” khiến người ta liên tưởng đến việc Hán Nôm “tái xuất giang hồ” sau một thời gian bị chữ Quốc Ngữ “đô hộ”. Việc đưa chữ Hán vào trường học khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy có điều gì đó “không ổn” trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.
Chiết tự chữ “Thính”
Người sáng lập Tâm Việt Group còn cho biết, ngoài việc đi trên thảm thủy tinh, bài học về lòng dũng cảm còn có cả phần “học sinh lấy kim tiêm tự đâm vào tay, rút ra sau đó tự cho thuốc đỏ rồi dùng bông băng lại”. Trẻ nhỏ hiện nay thấy kim tiêm là khóc nên bài học này sẽ giúp trẻ đối diện với sợ hãi! Ông nói:
"Đây là kỹ năng sinh tồn và đa số chúng ta chết vì sợ hãi chứ không phải chết vì tai nạn. Chúng tôi không dạy an toàn, mà chúng tôi dạy dũng cảm. Dũng cảm là trong khủng hoảng phải làm chủ được cảm xúc. Bởi nếu không làm chủ được cảm xúc thì chúng ta không vượt qua được bất cứ khủng hoảng nào hết".
…
“Tất nhiên là có nhiều cách giáo dục lòng dũng cảm cho trẻ nhỏ, nhưng dạy trẻ bằng cách đi trên thủy tinh là một cách rất hay. Hồi nhỏ tôi cũng dẫm lên mảnh sành, mảnh chai là bình thường! Chúng ta đừng biến trẻ con thành gà công nghiệp, mà nên biến chúng thành đại bàng”.
Lý luận của TS Phan Quốc Việt
Ông Việt đã đúng trong việc chiết tự chữ “Thính” trong sách như đã dẫn ở trên nhưng trường hợp chữ “Thực” (ăn) không biết ông “ngụy biện” hay ông không phải là “thâm nho” nên mới suy diễn là… thực tế?
Theo blogger Chu Mộng Long, một nhà giáo tại Miền Trung, trong bài giảng “Thực hành kỹ năng lãnh đạo đỉnh cao”, ông còn giải thích chữ “Hoài Bão” cho sinh viên: “Hoài” là thường trực, liên tục; “Bão” là mạnh mẽ, lớn lao, như bão táp. Vậy suy ra “Hoài Bão” là khát vọng thường trực, liên tục như vũ bão”. (?)
Hình chỉ có tính cách “minh họa” vui,
tôi không tin ông Tiến sĩ nói một câu như vậy
“Tôi biết anh Việt và đã từng mời anh về trường nói chuyện và huấn luyện về kỹ năng mềm cho các em học sinh từ lớp 6 trở lên. Tôi có nghe anh nói chuyện và thấy rất thú vị. Tại buổi nói chuyện anh có đưa ra trò chơi đi trên thảm thủy tinh. Trải một tấm thảm rồi mang một bọc thủy tinh ra đổ lên và thuyết phục học sinh đi trên đó để rèn sự dũng cảm.
Học sinh trường tôi có một số em đi. Chứng kiến học sinh đi tôi cũng cởi giầy ra đi thử nhưng học sinh la ó “thầy ơi đừng có đi”. Tuy nhiên, tôi vẫn đi và cảm thấy rất bình thường, thậm chí là khá êm. Tôi không biết là có thủ thuật gì mà đi lên thủy tinh mà không thấy đau chân, rách chân hoặc chảy máu…”.
Người lắm chuyện lại nói theo kiểu người miền Bắc: “Giáo sư Cương “cầm đèn chạy trước ô-tô” khi ông lên tiếng bênh vực Tiến sĩ Việt. Chả là vì mấy hôm sau trên báo Lao Động Online xuất hiện tin về một Công văn của Bộ Giáo dục như sau:
“Công văn do thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng ký gửi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Trước sự dậy sóng của dư luận về cuốn sách dạy trẻ em lòng dũng cảm bằng cách đi trên thảm thủy tinh, ngày 25.8, bộ GD-ĐT đã có công văn gửi đến Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam yêu cầu kiểm tra, xem xét nội dung sách "Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1.
Trong văn bản yêu cầu của Bộ GD có nêu rõ, hiện nay, trên một số trang báo thông tin điện tử và mạng xã hội đang xôn xao về nội dung của cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống” dành cho học sinh lớp 1 của hai tác giả Phan Quốc Việt và Nguyễn Thị Thùy Dương do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, dạy trẻ tăng lòng dũng cảm bằng việc đi trên thủy tinh.
Để kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp xử lý về những nội dung gây ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẩn trương kiểm tra tình hình, kịp thời xử lý và báo cáo về Bộ trước ngày 28/8/2015.
Qua đó, Bộ GD đề nghị Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nghiêm túc thực hiện”.
Xin hết trích dẫn và bài viết về Kỹ Năng Sống cũng chấm dứt tại đây với một bức tranh “minh họa” trên mạng xã hội. Phần còn lại xin dành cho bạn đọc.
Tranh minh họa “Thực hành kỹ năng sống cho học sinh tiểu học VN”
***
(Trích Hồi Ức Một Đời Người – Chương 10: Thời xuống lỗ)
Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:
1. Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
2. Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
3. Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
4. Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
5. Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
6. Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
7. Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
8. Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
9. Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)
Tác giả đang viết tiếp Chương cuối cùng: Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!
Nguồn : http://chinhhoiuc.blogspot.de/2015/09/ky-nang-song.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm