Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Khi người dân Sài Gòn tự làm 'công trình' giao thông

Wednesday, September 05, 2012 5:28:40 PM







Văn Lang/Người Việt

“Công trình” của người dân Sài Gòn mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là những việc làm tuy nhỏ, thậm chí “rất nhỏ” nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn. Nó mang tấm lòng “thơm thảo” của người Sài Gòn với cộng đồng, với xã hội, trong một xã hội vừa quan liêu, vừa bất trắc, vừa nhiễu nhương, nên những “việc nhỏ” đó xứng đáng là những “công trình xã hội.”
Bảng hiệu chỉ đường của bác tài xế honda ôm trước khu phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Năm nào cũng vậy, khi mùa mưa tới, nhất là những đợt sửa sang đường sá là báo chí Sài Gòn lại đưa tin về những “hầm,” “hố tử thần” trên đường phố không được rào chắn, treo biển cảnh báo (có đèn hiệu đi kèm) do vậy nhiều em nhỏ, cụ già rớt xuống thiệt mạng.
Báo chí lên án gắt gao, giới chức thẩm quyền lại lên tiếng hứa hẹn (hão) là sẽ đôn đốc, kiểm tra, chỉnh đốn,... nhưng rồi lại đâu hoàn đấy. Hố hầm cứ xuất hiện và người dân cứ thiệt mạng giữa lòng của một đô thị được xem là văn minh, hiện đại nhất Việt Nam.
Mỗi lúc như thế, người dân lại phải ra tay. Khi có “hố tử thần” xuất hiện trên đường, người dân tự đem vật liệu thô sơ mà họ có được ra làm rào chắn và cảnh báo cho người đi đường biết mà tránh xa.
Nếu như chính quyền thay vì “hứa hão” thì chỉ việc truy tố mấy tay giám đốc, đội trưởng thi công theo điều luật: “Thiếu tinh thần trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng,” thì người dân đã đỡ khổ biết bao nhiêu.
Không chỉ làm biển cảnh báo hố tử thần, mà mỗi khi người đi đường gặp nạn là người dân Sài Gòn có mặt đều hết sức giúp đỡ, đó là truyền thống hào hiệp, thương người như thể thương thân.
Nhưng lại chính cái cơ chế quan liêu, mỗi chuyện đầu tiên đều hỏi tiền đâu? Do vậy người dân bắt đầu ngại đưa người đi cấp cứu vì những hệ lụy phiền phức, còn những bệnh nhân “vô chủ” thì không được chữa chạy kịp thời, vì ai trả tiền?
Do vậy mới có chuyện một người cha quê miền Trung mất con trong một tai nạn giao thông ở Sài Gòn, cứ thẫn thờ lập đi lập lại mãi câu nói: “Phải chi có ai đưa hắn vô bệnh viện thì hắn đâu có chết!”
Vẫn còn đó những tấm lòng thơm thảo của người Sài Gòn, đó là khi chúng tôi bắt gặp trên đường phố Sài Gòn một cụ già bán vé số ở vỉa hè.
Bà cụ già mang theo một bình trà lớn để khi khát thì uống, và cũng để giúp cho khách qua đường ai khát thì dùng, miễn phí. Cái hay của bà cụ này, tuy không nói ra nhưng chúng tôi cảm nhận được tấm lòng và sự tinh tế của cụ, đó là cụ để bình nước khá xa bàn vé số của mình, như vậy khách qua đường hiểu ngay là nước miễn phí, không thuộc “sở hữu chủ” của ai.
Một bình trà đá tuy không phải là cái gì lớn lao, nhưng nó rất có nhiều ý nghĩa với dân nghèo, với những người bán vé số dạo trên đường, em bé bán báo, anh phu xích-lô, người dân nghèo ở quê ra...
Bởi vì, ngày nay quán xá ở Sài Gòn hầu như không còn nơi nào bán trà đá nữa, trừ các... nhà hàng. Mà quán xá ở Sài Gòn thì đều là “máy chém” so với túi tiền của dân nghèo, chưa kể ba cái nước ngọt càng uống càng... khát, nhất là với cái nóng như đổ lửa ở Sài Gòn.
Trên đường ra phi trường Tân Sơn Nhất, đoạn gần một ngã ba với những ngả rẽ mà người chạy xe trên đường không biết đi vô đường nào cho đúng, nên thường dừng xe hỏi một bác chạy xe Honda ôm gần đó.
Có lẽ phải trả lời riết bác Honda ôm cũng cảm thấy mệt, hơn nữa để tiện cho người đi đường bác Honda ôm về nhà vẽ ngay một tấm bảng chỉ đường “thật to” rồi đem ra treo trên đường cho những ai không biết đường “nhìn đó” để “cứ thế mà đi.”
Mới đây, khi chúng tôi ra khu phi trường để “ngắm” lại “công trình” của bác Honda ôm tốt bụng, thì thấy tấm bảng của bác đã được “người nhà nước” thay bằng một bảng điện tử và một bảng kẻ tay, to hơn, rõ hơn, đẹp hơn.
Cụ bà bán vé số vỉa hè và bình trà đá giúp khách qua đường giải khát. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Hy vọng, việc cảnh báo những hầm, hố tắc trách trong lúc thi công được xử lý rốt ráo, quy trách nhiệm cụ thể cho những đơn vị thi công để tránh những cái chết oan uổng, tức tưởi cho người dân. Ðồng thời có quy chế rõ ràng cho những trường hợp bệnh nhân cấp cứu, do người đi đường mang vô bệnh viện để những người cha, những người mẹ không kể Nam, Trung, Bắc phải thẫn thờ lập đi lập lại mãi câu nói: “Phải chi có ai mang hắn vô bệnh viện thì hắn đâu có chết!”
Một chính quyền có thể, thờ ơ, vô cảm với những nỗi đau xé lòng, oan khuất, tức tưởi của người dân giữa phố xá, giữa “thanh thiên, bạch nhật” thì trừ khi chính quyền đó không tồn tại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm