Monday, October 15, 2012 6:16:23 PM
SÀI GÒN (NV) - Thừa hưởng từ giá trị yêu văn chương của người Sài Gòn trước 1975, mỗi năm theo thông lệ đến mùa trao giải Nobel người người Sài Gòn tin rằng sẽ có một giá trị văn học mới với tầm vóc lớn, nhưng đùng một cái, những ai quí trọng văn chương đều bị hụt hẫng khi biết tin nhà văn của chế độ Cộng Sản Trung Quốc Mạc Ngôn được trao giải.
Một nhà thơ ngoài luồng kể, “Tôi đang ngồi nhậu với dân hủ tíu gõ, xe
ôm thì được vợ nhắn tin báo ông Mạc Ngôn đoạt Nobel rồi. Tôi dằn ly
rượu xuống bàn kêu trời. Bạn nhậu hỏi dồn dập; có tin nóng hả, ba D. bị
úp hay bốn S. bị lật hả... Khi biết chuyện tôi kêu trời, tay xe ôm nói.”
“Tưởng chuyện quan làm báo, gái bia ôm làm báo, hay gia đình ông có chuyện, chớ chuyện cái giải thưởng đó dù danh giá cỡ nào Trung Quốc cũng mua cái rụp, thánh thần họ còn mua bán được nữa là, lạ gì đâu, chuyện tầm phào!”
Ðối với giới lao động, chuyện văn chương là hoàn toàn xa lạ bởi dưới chế độ độc tài cộng sản, nhà văn nhà nước chỉ là một cán bộ tuyên truyền không hơn không kém.
Ở một góc cà phê vỉa hè, cánh phóng viên văn hóa-văn nghệ đang ngồi mở lap-top chực tin về Nobel Văn Học cũng giật mình thở dài.
Một nữ phóng viên nói. “Tôi cứ đinh ninh và chuẩn bị bài cho nhà văn Nhật Murakami, đúng là bất ngờ. Mạc Ngôn là nhà văn viết giỏi, viết khỏe thì tôi nhận chứ là nhà văn Nobel thì tôi không nhận. Có lẽ nào là giá trị của Nobel Văn Chương đã có tiêu chí khác chăng?”
Một nhà thơ-nhà báo khác lại nói. “Ông ta đúng là viết khá dầy về số phận con người, nhưng con người của ông không đem lại một bài học hy vọng nào cả mà chỉ là cam chịu số phận trao tự do cho kẻ áp chế tước đoạt.”
Tin từ các tờ báo lề phải lớn trong nước về giải Nobel Văn Chương năm 2012; điểm chung là không thấy sự ca ngợi đỏ rực. Tất nhiên các phương tiện truyền thông chế độ không dại gì mà tô đỏ giá trị: Mạc Ngôn nhà văn đoạt giải Nobel, người trung thành với chế độ kiểm duyệt độc đoán của thể chế độc tài Cộng Sản Trung Quốc.
Riêng với giới blogger từ các mạng xã hội thì ban đầu có vẽ phản đối Nobel Văn Chương cho Mạc Ngôn, nhưng sau đó thì lại tán dương chuyện ông nhà văn người Trung Quốc được mệnh danh là người không nói, nhưng khi biết mình có Nobel thì bỗng nhiên lại mở miệng về việc “Cầu xin chính quyền độc tài Trung Quốc xét tha cho người tù lương tri Lưu Hiểu Ba.”
Bình luận về hiệu ứng hậu Nobel Văn Chương này giới quan tâm ở Sài Gòn có hai quan điểm chỏi nhau. Một phía cho rằng khi xét trao giải cho Mạc Ngôn, Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển có ý gài để nhà văn cộng sản lên tiếng cứu nhà đấu tranh dân chủ-dân quyền và cứu cả tình trạng tồi tệ về dân quyền ở Trung Quốc.
Ngược lại phía đối lập thì tin rằng ông Mạc Ngôn đúng là người cơ hội, không biết tự trọng khi đánh cắp phẩm giá của ông Lưu Hiểu Ba để làm một thứ dầu thơm rửa mặt cho mình.
Nói cụ thể hơn về việc này, một nhà văn chế độ đã phản tỉnh cho biết. “Kiểu này, tôi sẽ móm ý tưởng ông Hữu Thỉnh và cả mấy ông nhà văn, nhà thơ đang ngồi mâm trên của hội nhà văn Việt Nam rằng, nếu có ăn may xí được giải văn chương quốc tế nào đó thì nhớ nhắc đến anh Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần... hoặc hay bất cứ ai bị chụp mũ rồi tống vào tù vì dám đòi quyền tự do ngôn luận.”
Những người đọc thế hệ 8X, 9X thì lại không quên cái tác phẩm Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn. Cùng với cao trào biểu tình chống Trung Quốc vì Hoàng Sa và Trường Sa, tác phẩm tuyên truyền dối trá về cuộc chiến biên giới 1979 là Trung Quốc phải vệ quốc trước sự “xâm lược của Việt Nam”.
Một bạn trẻ, năm thứ ba Ðại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn nói. “Cháu có đọc tác phẩm đó của ông Mạc Ngôn. Văn của ổng hay nhưng ổng nói dối còn hay hơn. Vậy mà ổng trả lời phỏng vấn là ổng cho trung thực là tiêu chuẩn hàng đầu. Tức cười thật. Bây giờ nghe tin ổng đoạt giải Nobel thì hoặc là thế giới này loạn rồi hay là cháu cứ theo chủ nghĩa nói dối muôn năm của mấy ông Cộng Sản Tàu với Cộng Sản Việt mà sát thủ đầu bưng mủ.”
Nếu ai đó cố tình nhầm lẫn hoặc giả đò ngây ngô về giá trị giữa văn chương nhân văn và văn chương tuyên truyền phục vụ chế độ độc tài thì có lẽ đã thuộc bài việc sắp tới đây sẽ có phong trào nịnh Mạc Ngôn khi hệ thống xuất bản quốc doanh và đội ngũ phê bình nhà báo viết theo chỉ đạo sẽ tung các bản dịch khác của nhà văn Nobel 2012.
Nhưng với những người còn ý thức rằng quyền cơ bản của con người không thể tách rời giá trị nhân văn của văn chương và một nền văn học tự do thì sẽ chờ xem sắp tới đây ông Mạc Ngôn sẽ có cái gì để đọc, có giá trị gì để tuyên bố trong diễn từ nhận giải Nobel.
Phùng Thức/Người Việt
SÀI GÒN (NV) - Thừa hưởng từ giá trị yêu văn chương của người Sài Gòn trước 1975, mỗi năm theo thông lệ đến mùa trao giải Nobel người người Sài Gòn tin rằng sẽ có một giá trị văn học mới với tầm vóc lớn, nhưng đùng một cái, những ai quí trọng văn chương đều bị hụt hẫng khi biết tin nhà văn của chế độ Cộng Sản Trung Quốc Mạc Ngôn được trao giải.
|
Một độc giả tìm mua sách trong một nhà sách ở Hà Nội. Tin ông Mạc Ngôn được giả Nobel Văn Chương gây nhiều luồng tranh luận tại Việt Nam. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images) |
“Tưởng chuyện quan làm báo, gái bia ôm làm báo, hay gia đình ông có chuyện, chớ chuyện cái giải thưởng đó dù danh giá cỡ nào Trung Quốc cũng mua cái rụp, thánh thần họ còn mua bán được nữa là, lạ gì đâu, chuyện tầm phào!”
Ðối với giới lao động, chuyện văn chương là hoàn toàn xa lạ bởi dưới chế độ độc tài cộng sản, nhà văn nhà nước chỉ là một cán bộ tuyên truyền không hơn không kém.
Ở một góc cà phê vỉa hè, cánh phóng viên văn hóa-văn nghệ đang ngồi mở lap-top chực tin về Nobel Văn Học cũng giật mình thở dài.
Một nữ phóng viên nói. “Tôi cứ đinh ninh và chuẩn bị bài cho nhà văn Nhật Murakami, đúng là bất ngờ. Mạc Ngôn là nhà văn viết giỏi, viết khỏe thì tôi nhận chứ là nhà văn Nobel thì tôi không nhận. Có lẽ nào là giá trị của Nobel Văn Chương đã có tiêu chí khác chăng?”
Một nhà thơ-nhà báo khác lại nói. “Ông ta đúng là viết khá dầy về số phận con người, nhưng con người của ông không đem lại một bài học hy vọng nào cả mà chỉ là cam chịu số phận trao tự do cho kẻ áp chế tước đoạt.”
Tin từ các tờ báo lề phải lớn trong nước về giải Nobel Văn Chương năm 2012; điểm chung là không thấy sự ca ngợi đỏ rực. Tất nhiên các phương tiện truyền thông chế độ không dại gì mà tô đỏ giá trị: Mạc Ngôn nhà văn đoạt giải Nobel, người trung thành với chế độ kiểm duyệt độc đoán của thể chế độc tài Cộng Sản Trung Quốc.
Riêng với giới blogger từ các mạng xã hội thì ban đầu có vẽ phản đối Nobel Văn Chương cho Mạc Ngôn, nhưng sau đó thì lại tán dương chuyện ông nhà văn người Trung Quốc được mệnh danh là người không nói, nhưng khi biết mình có Nobel thì bỗng nhiên lại mở miệng về việc “Cầu xin chính quyền độc tài Trung Quốc xét tha cho người tù lương tri Lưu Hiểu Ba.”
Bình luận về hiệu ứng hậu Nobel Văn Chương này giới quan tâm ở Sài Gòn có hai quan điểm chỏi nhau. Một phía cho rằng khi xét trao giải cho Mạc Ngôn, Viện Hàn Lâm Thụy Ðiển có ý gài để nhà văn cộng sản lên tiếng cứu nhà đấu tranh dân chủ-dân quyền và cứu cả tình trạng tồi tệ về dân quyền ở Trung Quốc.
Ngược lại phía đối lập thì tin rằng ông Mạc Ngôn đúng là người cơ hội, không biết tự trọng khi đánh cắp phẩm giá của ông Lưu Hiểu Ba để làm một thứ dầu thơm rửa mặt cho mình.
Nói cụ thể hơn về việc này, một nhà văn chế độ đã phản tỉnh cho biết. “Kiểu này, tôi sẽ móm ý tưởng ông Hữu Thỉnh và cả mấy ông nhà văn, nhà thơ đang ngồi mâm trên của hội nhà văn Việt Nam rằng, nếu có ăn may xí được giải văn chương quốc tế nào đó thì nhớ nhắc đến anh Ðiếu Cày, Tạ Phong Tần... hoặc hay bất cứ ai bị chụp mũ rồi tống vào tù vì dám đòi quyền tự do ngôn luận.”
Những người đọc thế hệ 8X, 9X thì lại không quên cái tác phẩm Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn. Cùng với cao trào biểu tình chống Trung Quốc vì Hoàng Sa và Trường Sa, tác phẩm tuyên truyền dối trá về cuộc chiến biên giới 1979 là Trung Quốc phải vệ quốc trước sự “xâm lược của Việt Nam”.
Một bạn trẻ, năm thứ ba Ðại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn nói. “Cháu có đọc tác phẩm đó của ông Mạc Ngôn. Văn của ổng hay nhưng ổng nói dối còn hay hơn. Vậy mà ổng trả lời phỏng vấn là ổng cho trung thực là tiêu chuẩn hàng đầu. Tức cười thật. Bây giờ nghe tin ổng đoạt giải Nobel thì hoặc là thế giới này loạn rồi hay là cháu cứ theo chủ nghĩa nói dối muôn năm của mấy ông Cộng Sản Tàu với Cộng Sản Việt mà sát thủ đầu bưng mủ.”
Nếu ai đó cố tình nhầm lẫn hoặc giả đò ngây ngô về giá trị giữa văn chương nhân văn và văn chương tuyên truyền phục vụ chế độ độc tài thì có lẽ đã thuộc bài việc sắp tới đây sẽ có phong trào nịnh Mạc Ngôn khi hệ thống xuất bản quốc doanh và đội ngũ phê bình nhà báo viết theo chỉ đạo sẽ tung các bản dịch khác của nhà văn Nobel 2012.
Nhưng với những người còn ý thức rằng quyền cơ bản của con người không thể tách rời giá trị nhân văn của văn chương và một nền văn học tự do thì sẽ chờ xem sắp tới đây ông Mạc Ngôn sẽ có cái gì để đọc, có giá trị gì để tuyên bố trong diễn từ nhận giải Nobel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm