Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Bi hài xe ôm đi tìm "chính chủ" cho xe máy



Đi tìm chính chủ cho chiếc xe của mình nhằm sang tên, anh Tuyến phát hiện một điều đơn giản nhưng khó vượt qua: Chi phí đi lại để gặp được chính chủ chiếc xe của mình còn lớn hơn giá trị chiếc xe.

Đã quá trưa, tôi ra đầu đường 5 (Long Biên, Hà Nội) gọi xe nhưng mấy ông xe ôm không mặn mà lắm. Vốn quen cả đám nên tôi chen vào mâm tiết canh hỏi chuyện, anh Trần Văn Tuyến (tổ 1, Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội) bảo: “Đi đâu? Sang bên kia Hà Nội hả? Thôi, ông đi taxi cho nó lành. Sang đó bị công an phạt cho một “phát” thì tháng này con tôi ăn cám. Mất triệu bạc như chơi”.
“Đi đứng đàng hoàng, mũ gương đầy đủ, dù bạn nào rủ, cũng không rượu bia - Cứ theo câu vè ấy thì làm sao mà phải sợ phạt?”, tôi hỏi. Tuyến nhăn nhó: “Xe tôi nó không chính chủ, bị công an “bớ” một phát thì ông có đủ tiền trả tôi không?”.
Tôi phải giải thích: “Vừa rồi, đã có lệnh dừng việc phạt xe không chính chủ rồi mà”, mấy ông xe ôm cười khinh khỉnh: “Ông ở Hà Nội mà cứ như trên mây, không đọc báo à? Hôm qua ở trên Thái Nguyên chả mới có trường hợp đầu tiên bị phạt vì chưa sang tên đổi chủ đấy còn gì”.
Bi hai xe om di tim chinh chu cho xe may
Hóa ra cả đội xe ôm này từ hôm có lệnh phạt xe chưa sang tên đổi chủ đã sinh phiền muộn. Anh Mạnh thẳng thừng: “Ông xem, mấy ai sắm xe mới toanh đăng ký tên chính chủ để đi chạy xe ôm chửa? Dân nghèo kiếm cái xe cũ để đi làm nghề kiếm miếng cơm. Mà những cái loại xe đến tay bọn tôi nó cũng phải qua năm bẩy lần chủ rồi ấy chứ, có mà tìm đằng giời”.

“Có tên, có địa chỉ hẳn hoi trên đăng ký xe nhưng lúc mình tìm đến, chủ cũ là chính chủ bảo “Tôi có bán xe cho ông đâu mà đòi tôi đi cùng để sang tên, ông tìm cái thằng nó bán xe cho ông ấy chứ. Thế là mình chịu cứng. Hôm sau gọi lại, nó bảo bận phải đi công tác xa vài tháng mà không có nó đi cùng thì mình cũng không sang tên lại được”, anh Mạnh Hùng trong đội xe ôm ở đây cho biết.
Bi hài hơn cả là trường hợp của anh Trần Văn Tuyến. Chiếc xe anh đang hành nghề xe ôm vốn là xe mới toanh do anh bỏ tiền ra mua. Hồi anh mua xe là năm 2005 khi nhà anh còn ở Tây Hồ. Năm 2003 thì Hà Nội tạm dừng đăng ký xe máy tại 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Ngày 1.1.2005, thành phố tiếp tục ngừng đăng ký xe máy tại Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy…
Khi đó anh Tuyến phải sang Đông Anh nhờ mấy tay “cò” đăng ký xe máy tìm người đứng tên hộ. Sau này, gia cảnh sa sút nên anh chuyển nhà sang Long Biên và chuyển nghề chạy xe ôm. Khi biết được lệnh phạt không chính chủ thì anh cũng tìm lên đến địa chỉ ghi trên đăng ký xe… của mình. Nhưng khổ một nỗi là người cho anh đứng tên là Nguyễn Văn Sơn vì nợ nần nên đã bỏ vào miền Nam.
Không hề có số điện thoại liên lạc của Sơn nên anh Tuyến đành “bó tay”. Mà ngay cả nếu có số điện thoại liên lạc thì chuyện gọi Sơn từ miền Nam ra để làm thủ tục sang tên đổi chủ cho xe của mình là chuyện không tưởng với anh Tuyến. Đi vào tận miền Nam tìm chính chủ cho chiếc xe giờ chỉ đáng giá hơn 4 triệu đồng thì quá tiền mua xe mới.
Nhưng anh Tuyến còn có một sự an ủi rất lớn, anh hồ hởi: “Có nhiều thằng “dính đòn” như tớ lắm. Thằng cu Sơn này nó làm cò đăng ký xe máy bao năm, nó đứng tên đăng ký cho hàng trăm người ấy chứ, hôm tớ lên nhà nó thì thấy nườm nượp người tìm nó để sang tên đổi chủ cho xe của mình”.

_________________________


Hàng triệu xe máy vĩnh viên không đổi được chủ

 Từng có hơn 20 năm làm nghề sữa chữa và buôn bán xe máy, anh Nguyễn Ngọc Dương (41 tuổi, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) khẳng định việc sang tên, đổi chủ khó khăn gấp hàng nghìn lần so với việc đăng ký mới, hàng triệu xe sẽ vĩnh viễn không đổi được chủ.

Thủ tục rườm rà
Xung quanh câu chuyện xe chính chủ làm nóng dư luận suốt tuần qua, anh Nguyễn Ngọc Dương (41 tuổi, Yên Chính, Ý Yên, Nam Định) cho biết, các nhà quản lý chưa lường hết được những khó khăn của người dân khi làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
“Chỉ có người nghèo mới mua xe cũ. Nhưng tại sao khi mua xe cũ người ta không muốn làm thủ tục sang tên, đổi chủ trong khi ai cũng muốn chính chủ? Thực tế câu trả lời không phải vì mất bao nhiêu tiền mà do thủ tục hành chính vô cùng phức tạp và rườm rà”, anh Dương đặt vấn đề.
Cụ thể, anh Dương cho biết, anh đã từng đi sang tên, đổi chủ cho nhiều người và nhận thấy có quá nhiều thủ tục hành chính rắc rối. Thời gian kéo dài, nếu trong tỉnh, có qua “cò” cũng phải mất 2 tuần, còn ngoại tỉnh có thể phải mất hàng tháng.
Theo anh Dương, thủ tục sang tên đổi chủ vô cùng rườm rà và phức tạp. Ảnh minh họa: Phạm Hải
Hang trieu xe may vinh vien khong doi duoc chu


Theo anh Dương, thủ tục hành chính này đã có từ nhiều năm trước nhưng nếu chưa trực tiếp đi đổi chủ cho xe, nhiều người sẽ không thể hình dung nó gồm những thủ tục và quy trình cơ bản ra sao.

Trước hết, người mua xe phải gặp chủ xe để xin giấy mua, bán, cho, tặng… xe máy. Sau đó nhờ họ mang CMTND ra chính quyền sở tại xin xác nhận có dấu đỏ, chữ ký của chính quyền địa phương. Sở dĩ phải đến “xin” vì hiếm chủ xe nào chủ động ra chính quyền trình báo.

Sau đó người mua xe mang xe đến cơ quan đăng ký xe nơi chủ xe cư trú để rà số khung, số máy. Sau đó họ sẽ đối chiếu với bản gốc ban đầu, nếu trùng khớp tuyệt đối về kích cỡ, số, khoảng cách … mới có thể làm thủ tục.
Tại đây, cơ quan công an sẽ thu lại đăng ký, biển số xe và yêu cầu người mua xe nộp lệ phí trước bạ. Thủ tục này hoàn tất từ một vài ngày đến 1 tuần.

Khi người mua xe nhận lại, hồ sơ sẽ được đóng dấu giáp lai, không được bóc. Nếu ai vô tình bóc ra, coi như hồ sơ đó bị hủy.

Tiếp đó người mua xe cầm hồ sơ này, mang xe đến nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú để nộp cho cơ quan đăng ký xe để xin cấp lại đăng ký mới.
Tại đây, người mua tiếp tục phải nộp thuế và phí trước bạ một lần nữa, phải chờ đợi đến lượt để bấm số ngẫu nhiên, biển 5 số đối với xe trên 70cc và biển 4 số đối với xe dưới 50cc. Giai đoạn này, nhanh nhất sẽ phải mất 1 tuần.

Theo anh Dương, quy trình cơ bản nói trên có thể thực hiện được trong các trường hợp tìm được chủ xe, xe còn số khung, số máy.
Khổ chủ tìm chính chủ
Có một thực tế, hầu hết xe cũ đều đã qua tay nhiều người, rất khó tìm được chủ xe. Qua quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, đục đẽo, ăn mòn… nên số khung, số máy hầu hết không còn nguyên vẹn. Đồng nghĩa hàng triệu xe sẽ không thể làm thủ tục sang tên, đổi chủ.
Anh Dương dẫn ví dụ một chiếc xe 82-70 đời 81 được mua đi bán lại qua nhiều chủ ở nhiều nơi và chủ sở hữu hiện tại là ông B ở Hà Tĩnh. Chủ xe chính chủ là bà Phan Thị A. (phường C, quận D, Hà Nội).
Giờ muốn sang tên, ông B phải tìm gặp bà A. Tuy nhiên trong đăng ký xe chỉ ghi bà A ở phường C, chứ không ghi ngõ, số nhà cụ thể do vậy việc tìm bà A như mò kim đáy bể, đặc biệt đối với người dân từ quê ra.
Ngoài ra, trường hợp bà A có thể đã mất hoặc chuyển tới sinh sống ở nơi khác hoàn toàn có thể xảy ra. Hoặc ngay cả khi tìm được nhà rồi nhưng năm lần, bảy lượt cũng chưa chắc gặp được bà A, do bà ấy đi du lịch, công tác… Với một số người khó tính hay là cán bộ (trước là công nhân), họ còn sợ mình đến thăm dò, trộm cắp, lừa đảo…
Chưa hết, trong trường hợp ông B mua phải chiếc xe mà bà A đã bị lừa từ trước thì giờ sẽ không biết giải quyết thế nào.
Anh Dương nhận định với những thủ tục rườm rà và việc xác định chủ xe khó khăn như vậy thì hầu hết người dân sẽ tìm cách chống chế hoặc mua xe mới. Điều này sẽ gây nhiều phiền toái, bức xúc và lãng phí cho xã hội khi nhiều chiếc xe vẫn còn tác dụng sử dụng nhưng họ buộc phải bỏ. Người nghèo sẽ càng nghèo thêm.
“Ví như chiếc xe tàu chạy tốt hiện tại chỉ có giá từ 1,5-2 triệu đồng. Nếu không thể sang tên đổi chủ, bị phạt 1 triệu đồng thì không khác gì tịch thu không của họ. Trong khi việc mua xe để mưu sinh là hoàn toàn chính đáng”, anh Dương phân tích.
Liên hệ ngay tại Nam Định, anh Dương cho biết giai đoạn 2004 – 2005, UBND tỉnh ra quy định người có bằng lái xe mới được đăng ký xe. Ở Ninh Bình không có quy định này nên dân dồn sang Ninh Bình, mượn hộ khẩu để đăng ký. Giờ nhiều người tại Ninh Bình đã mất hoặc nhiều nhà đóng cửa im ỉm qua năm này tháng khác do đi làm ăn xa.
Theo anh Dương, tỷ lệ xe không chính chủ hiện nay phải tới 70% chứ không phải số liệu 40% như công bố. Do đó các nhà hoạch định nên xem xét NĐ 71 dưới góc độ xã hội để tạo điều kiện cho người dân.
M.Anh
Việt Báo (Theo_VietNamNet)

 Mất 3 ngày để thành chính chủ!


Đừng sốc vì "chính chủ" hay không

 
Phạt xe không chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách

 
Tranh luận quyết liệt chuyện xe chính chủ

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm