Côn an
Dân Làm Báo
- Thông tư 65/2012/TT-BCA đã chính thức hóa tình trạng nhập nhằng giữa
công an và côn đồ. Dân ta từ nay hể thấy một tên nào núp bờ núp bụi hay
bịt mặt che mồm lảng vảng trước nhà, hoặc ép xe theo sau v.v... thì cũng
nên chính thức gọi hắn là côn an. Công an chẳng phải, côn đồ cũng không, 2 thằng trộn lại mới ra... cơ đồ.
Trong Chương IV, Điều 10 của thông tư 65/2012, ông bộ trưởng côn
an quy định rõ về các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp
với hóa trang cũng như thẩm quyền quyết định. Túm cho gọn: các đồng chí
côn an ta từ nay thoải mái với nghiệp vụ côn đồ có bảo kê bởi văn bản
chính thức.
Từ giờ trở đi, đêm đêm ngửi mùi hương, đi giữa hàng hoa sữa nồng nàn, có
tên bậm trợn nào mặt mày kín như bưng, từ bụi rậm nhảy ra chĩa súng,
đòi cái bóp để xem giấy tờ thì đừng tưởng nhầm nó là côn đồ cướp cạn.
Cũng đừng phí công la toáng công an ơi cứu em. Nó đó. Công an côn đồ
cộng lại chính là côn an.
Nếu bị trấn lột và sau đó vác thân đến đồn công an báo cáo, khiếu nại,
tố cáo, yêu cầu, kiến nghị, hay ăn vạ thì chớ dại mà nói thằng cướp đêm,
con cướp ngày đó là công an. Đối với các đồng chí công an nhân dân vì
nước quên ăn, vì đảng quên tiền, đây là sự sỉ nhục vô cùng to lớn, nhục
hơn con cá nục, nhục hơn chuyện mất biển đảo, nhục hơn chuyện anh Tư gọi
anh Ba là đồng chí ếch, nhục hơn sự cố xếp Quang khai gian ngày sanh
tháng đẻ bị lộ hàng... Phải gọi chúng là côn đồ.
Nếu nói chúng là côn đồ thì cũng coi chừng vì các đồng chí ta lại nổi
điên: "nó dám gọi các chiến sỹ nhân dân hóa trang là côn đồ". Khi các
côn an nổi điên thì coi chừng - vào đồn côn an là vào sinh ra tử!
Cho nên cứ: dạ em mới bị một đứa côn an trấn lột ngoài bụi! Là chắc cú.
Mọi nguy cơ không phải đến từ trí tưởng tượng kiểu mấy bà đi đồng sợ ma.
Ngài bộ trưởng côn an cũng đã tỏ tường với thừa nhận trong phần kết của
điều 10: "c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai
kết hợp với hóa trang trái quy định của pháp luật để sách nhiễu, phiền
hà, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, cơ quan, tổ chức."
Cho nên bà con sau khi bị giải phóng sạch trơn, ai nghĩ mình bị côn đồ
giả dạng công an trấn và lột thì nên đi trình báo với công an. Ai nghĩ
là công an giả dạng côn đồ lột và trấn thì đi báo cáo với côn đồ. Bảo
đảm sẽ không sai đối tượng vì công an côn đồ tuy hai là một, tuy một mà
hai, cỡ nào cũng trúng.
Nhưng nếu ai tin tưởng vào điều nghiêm cấm thòng theo của đồng chí xếp
sòng côn an và mọi chuyện sẽ được xử nghiêm bởi chính các côn an ta thì
xin liên lạc, tham khảo thêm với những công dân Bùi Minh Hằng, Nguyễn
Hoàng Vi, Đỗ Nam Hải, Phạm Thanh Nghiên để... "thời gian quá nửa đời người, và ta đã tỏ tường rồi."
Ai muốn tỏ thật tỏ, tường thật tường xin đọc lại bài viết này: “Côn-đồ” gây rối “côn-an” làm ngơ.
______________________
Phụ chú:
Trích Thông tư 65/2012/TT-BCA
Điều 10. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
1. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm
nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp.
2. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc
Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai
kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông
đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng
phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định việc tuần
tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với trường hợp quy
định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được người có thẩm quyền quy
định tại khoản 2 Điều này phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ thời
gian, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp
vụ được sử dụng để tuần tra, kiểm soát;
b) Tổ tuần tra, kiểm soát phải bố trí một bộ phận cán bộ trong Tổ hóa
trang (mặc thường phục) để giám sát tình hình trật tự giao thông, phát
hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi
địa bàn được phân công. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ
phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo
quy định của pháp luật;
Bộ phận hóa trang và bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai trong một Tổ
tuần tra, kiểm soát phải giữ một khoảng cách thích hợp để luôn có sự
phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp
luật;
c) Nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với
hóa trang trái quy định của pháp luật để sách nhiễu, phiền hà, gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
cơ quan, tổ chức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm