Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết quay lại châu Á ?
Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton trong cuộc tiếp xúc với phái đoàn Nhật tại Phnom Penh, 20/11/2012 (REUTERS)
Trong bài phân tích mang tựa đề « Vì sao Hoa Kỳ nhất quyết
quay lại châu Á » đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay
28/11/2012, tác giả cho rằng đó là nhằm tái quân bình lực lượng tại châu
Á để đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, hiện đang là đầu tàu
kinh tế khu vực.
Chủ đề sức mạnh Trung Quốc và nguy cơ từ người khổng lồ châu Á
đối với nền kinh tế và công ăn việc làm của nước Mỹ, vốn đã được hai ứng
cử viên tổng thống Mỹ tranh cãi rất nhiều. Cho đến nỗi, ông Barack
Obama vừa tái đắc cử đã tuyên bố ngay là, nhiệm kỳ của ông sẽ chú trọng
đến châu Á.Sự tình cờ đã khiến vừa an vị ở Nhà Trắng, ông Obama đã lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN. Nhưng lần này không phải là tình cờ, một Tổng thống Mỹ không tuân theo truyền thống là chuyến công du châu Á đầu tiên sẽ bắt đầu ở Nhật Bản. Chỉ còn vài tuần nữa là đến kỳ bầu cử có thể giúp đảng Tự do Dân chủ trở lại nắm quyền, nên Tokyo không sẵn sàng đón tiếp.
Chẳng sao cả. Nhà Trắng đã có ý định cụ thể, là chứng tỏ rằng Hoa Kỳ đang quay lại với châu Á. Tuy chuyến đi ngắn ngủi nhưng mang tính biểu tượng rất cao.
Chỉ ghé qua vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi, nhưng ông Obama đã gây ấn tượng lớn lao, khi chọn lựa viếng thăm một quốc gia đang trên đường cải cách. Tập đoàn quân sự Miến Điện hồi tháng Ba năm 2011 đã nhường chỗ cho một chính phủ gồm những cựu quân nhân, đã tiến hành một loạt các biện pháp đổi mới. Nhờ đó Tổng thống Mỹ đã dành phần thưởng cho nước chủ nhà, vốn giờ đây không còn muốn nằm dưới sự thống trị của Bắc Kinh.
Đó là ý nghĩa khác của thông điệp Mỹ. Trong lúc chính quyền Miến Điện tìm cách mở rộng quan hệ với thế giới bên ngoài, sự hỗ trợ của Washington để làm giảm bớt trọng lượng của người láng giềng cồng kềnh được ông Thein Sein nhiệt liệt nghênh đón.
Động thái của người Mỹ còn mang một tầm vóc thứ ba cao siêu hơn. Cho dù đã chúc mừng ban lãnh đạo mới của Trung Quốc, đã tiếp đón ông Tập Cận Bình trên đất Mỹ, Hoa Kỳ vẫn không giấu diếm hy vọng nhỏ nhoi là chế độ Bắc Kinh sẽ có những chuyển biến.
Với mục tiêu này, ví dụ của Miến Điện, nhiều thập kỷ qua dưới một chế độ độc đoán nhưng đã biết rẽ ngoặt qua hướng dân chủ, mang lại một số kinh nghiệm cho dù hãy còn xa vời – không ai trông mong Bắc Kinh sẽ có tổ chức bầu cử tương tự. Việc khuôn mặt đối lập lịch sử là bà Aung San Suu Kyi được tranh cử Quốc hội, khiến một số người không khỏi không nghĩ đến một tương lai khác cho Đạt Lai Lạt Ma.
Hoa Kỳ hy vọng chiếm thế thượng phong
Sau khi gởi đi những dấu hiệu đầu tiên, chiến lược của Mỹ cũng nhằm nâng lên mức hợp tác đa phương, trong một khu vực mà Trung Quốc đang là đầu tàu kinh tế. Chiến lược này tiến hành thông qua Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một tổ chức chặt chẽ, ngoài Hoa Kỳ còn tập hợp các quốc gia vững chắc nhất tại châu Á – Thái Bình Dương. Washington muốn đây cũng là một cánh tay về quân sự để nối dài ảnh hưởng về kinh tế. Khi đề nghị Thái Lan trở thành thành viên thứ 12, Hoa Kỳ ngầm nhắc nhở ý định kiểm soát các quy tắc hội nhập khu vực, và sau đó buộc Trung Quốc cũng phải sửa đổi theo.
Trong hy vọng chiếm thế thượng phong trước đối thủ Bắc Kinh, người khổng lồ Mỹ không thể nào mong đợi một sự kết hợp các yếu tố thuận lợi hơn thế. Không chỉ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, gặp gỡ nguyên thủ các quốc gia này, mà Hoa Kỳ còn tham gia vào chương trình nghị sự. Các nước ASEAN muốn gióng lên một tiếng chuông cảnh báo trước thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh trong vô số các cuộc xung đột trên biển với các nước láng giềng.
Để giành quyền kiểm soát các quần đảo, Trung Quốc gây hấn với Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam và đương nhiên là với Nhật Bản. Riêng với Tokyo, thì tình hình chưa bao giờ tệ hại đến như thế. Từ đó suy ra, tuyên bố của Washington muốn tái cân bằng lực lượng tại châu Á đương nhiên là được hoan nghênh.
Bây giờ đến lượt Hoa Kỳ phải làm thế nào để đối trọng với Trung Quốc, dựa vào đồng minh truyền thống là Nhật Bản. Liên minh này không phải là không có rủi ro. Từ nhiều năm qua, Bắc Kinh đã lao vào một chương trình hiện đại hóa quân đội và lực lượng hải quân một cách hểt sức quy mô. Và từ một năm qua, Washington cũng đã cho tăng cường sự hiện diện quân sự.
Sau khi đưa 250 thủy quân lục chiến đến đóng tại Úc, Hoa Kỳ dự định sẽ gởi 60% chiến hạm của Hải quân Mỹ đến châu Á, từ nay đến năm 2020. Từ nay các cảng của Singapore sẽ được nâng tầm để đón tiếp các hàng không mẫu hạm nguyên tử của Mỹ. Nếu Bắc Kinh làm mọi cách để người Mỹ tránh xa bờ biển của mình, thì ngược lại Washington lại muốn tiếp cận càng nhiều càng tốt.
Nguy cơ lớn nhất hiện nay là một sự đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Nhật Bản. Với các hiệp định an ninh, Hoa Kỳ có thể phải ra tay hỗ trợ cho đồng minh. Chính quyền Mỹ không hề muốn chuyện này xảy ra, cho dù không hề có rủi ro bằng không.
Vì vậy, điều quan trọng nằm ở chỗ nhắc nhở là châu Á không cô độc trước Trung Quốc, thúc đẩy Bắc Kinh thiết lập bộ quy tắc ứng xử tốt đẹp với các láng giềng, trong khi xuống thang quân sự.
____________________________
Mỹ sẽ chất vấn Trung Quốc về thông tin kiểm soát tàu bè ở Biển Đông
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus hội đàm với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Bắc Kinh, ngày 27/11/2012
REUTERS
Hãng tin Mỹ UPI ngày hôm nay, 30/11/2012, cho biết, chính
quyền Washington sẽ chất vấn Bắc Kinh về thông tin báo chí nói rằng cảnh
sát Trung Quốc sẽ có quyền lên tàu, chặn bắt các tàu xâm nhập trái phép
vào vùng Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Victoria
Nuland, đã cho biết như trên.
Trong cuộc họp báo tại Washington, trả lời câu hỏi của các nhà
báo về việc truyền thông Trung Quốc đưa tin là kể từ năm 2013, cảnh sát
tỉnh Hải Nam được quyền lên tàu, chặn bắt các tàu bè nước ngoài xâm nhập
trái phép vào vùng biển do tỉnh này quản lý, tức là Biển Đông, bà
Victoria Nuland Bà Nuland cho biết : « Chúng tôi cũng đọc thấy những
thông tin báo chí như quý vị. Chúng tôi sẽ đưa có một vài câu hỏi đối
với chinh phủ Trung Quốc về việc này, một cách thẳng thắng, để có thể
hiểu rõ hơn những điều đó. Do vậy, từ nay cho đến lúc chúng tôi có dịp
hỏi về việc này, tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ không đưa ra bình luận nào
bởi vì cho đến lúc này, đó chỉ là thông tin báo chí ».
Thông báo trên đây của Trung Quốc, được tờ China Daily đăng tải, là động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brnei và Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền đối với một số khu vực và quần đảo.
Theo tờ báo, « nếu tàu bè nước ngoài hoặc các đoàn thủy thủ vi phạm luật lệ, cảnh sát Hải Nam có quyền chặn giữ các tàu hoặc các hệ thống thông tin của họ, chiểu theo những quy định sửa đổi bổ sung ». Các hoạt động như xâm nhập vào vùng biển của tỉnh Hải Nam mà không được phép, làm hư hại các cơ sở quốc phòng ven biển, tiến hành các hoạt động tuyên truyền đe dọa an ninh quốc gia, đều bị coi là bất hợp pháp.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, ngày hôm qua, tuyên bố rằng các Bắc Kinh có quyền thực hiện các quy định mới, và « việc tiến hành quản lý các vùng biển phù hợp với luật pháp là quyền chính đáng của một quốc gia có chủ quyền ».
Theo phân cấp quản lý hành chính của Bắc Kinh, tỉnh Hải Nam ở cực nam Trung Quốc quản lý khoảng 2 triệu km vuông vùng Biển Đông, nơi được coi là có nhiều tiềm năng thủy sản và là huyết mạch giao thông hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.
Tháng Bẩy vừa qua, Trung Quốc tiến hành lập một căn cứ đồn trú trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Tam Sa), trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm hồi tháng Giêng năm 1974, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng cường số tàu hải giám và ngư chính để gia tăng kiểm soát vùng Biển Đông.
Liên quan đến việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in bản đồ hình lưỡi bò ở Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Hoa Kỳ đã có vài lần nêu vấn đề này với chính phủ Trung Quốc và Washington vẫn đợi các giải thích từ phía Bắc Kinh. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng đã cùng với các quốc gia khác yêu cầu Trung Quốc cân nhắc tín hiệu chính trị của việc phát hành loại hộ chiếu này.
Philippines, Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ về việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in bản đồ hình lưỡi bò ở Biển Đông, không đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu này và cấp thị thực nhập cảnh rời cho công dân Trung Quốc.
Thông báo trên đây của Trung Quốc, được tờ China Daily đăng tải, là động thái mới nhất của chính quyền Bắc Kinh nhằm khẳng định những đòi hỏi về chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi mà Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brnei và Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền đối với một số khu vực và quần đảo.
Theo tờ báo, « nếu tàu bè nước ngoài hoặc các đoàn thủy thủ vi phạm luật lệ, cảnh sát Hải Nam có quyền chặn giữ các tàu hoặc các hệ thống thông tin của họ, chiểu theo những quy định sửa đổi bổ sung ». Các hoạt động như xâm nhập vào vùng biển của tỉnh Hải Nam mà không được phép, làm hư hại các cơ sở quốc phòng ven biển, tiến hành các hoạt động tuyên truyền đe dọa an ninh quốc gia, đều bị coi là bất hợp pháp.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi, ngày hôm qua, tuyên bố rằng các Bắc Kinh có quyền thực hiện các quy định mới, và « việc tiến hành quản lý các vùng biển phù hợp với luật pháp là quyền chính đáng của một quốc gia có chủ quyền ».
Theo phân cấp quản lý hành chính của Bắc Kinh, tỉnh Hải Nam ở cực nam Trung Quốc quản lý khoảng 2 triệu km vuông vùng Biển Đông, nơi được coi là có nhiều tiềm năng thủy sản và là huyết mạch giao thông hàng hải quan trọng đối với thương mại thế giới.
Tháng Bẩy vừa qua, Trung Quốc tiến hành lập một căn cứ đồn trú trên đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là đảo Tam Sa), trong quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm hồi tháng Giêng năm 1974, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng cường số tàu hải giám và ngư chính để gia tăng kiểm soát vùng Biển Đông.
Liên quan đến việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in bản đồ hình lưỡi bò ở Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết, Hoa Kỳ đã có vài lần nêu vấn đề này với chính phủ Trung Quốc và Washington vẫn đợi các giải thích từ phía Bắc Kinh. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng đã cùng với các quốc gia khác yêu cầu Trung Quốc cân nhắc tín hiệu chính trị của việc phát hành loại hộ chiếu này.
Philippines, Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ về việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in bản đồ hình lưỡi bò ở Biển Đông, không đóng dấu nhập cảnh vào hộ chiếu này và cấp thị thực nhập cảnh rời cho công dân Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm