Xin đừng xúc phạm đến loài chó
Gần đây một số bạn viết gọi bọn quan tham ức hiếp dân, cướp đất của
dân là “bọn chó”; có bạn gọi công an đánh dân là “chó”!… Tôi thấy cách
ví von như vậy không ổn, xúc phạm đến danh dự của chó. Chúng ta đều biết
chó không xấu như thế. Dân gian tổng kết: “Chó không chê chủ nghèo”;
chó tận trung với chủ, hết lòng với với chủ, bảo vệ chủ đến cùng, vui
khi chủ vui, buồn khi chủ buồn, cùng chung hoạn nạn với chủ… Anh Đoàn
Văn Vươn ở Tiên Lãng bị công an bắt giam, nhà cửa, đầm ao, vườn bị cưỡng
chế, đập phá tan tành, vơ vét sạch sanh, vợ con tán loạn… Con chó con
bị bắt, con chó mẹ bị đánh què, cố chạy trốn, chịu đói rét… nhưng vẫn
bám trụ trên mảnh đất của chủ. Mấy ngày sau vợ anh Vươn trở lại ngôi nhà
đổ nát, con chó đã bất ngờ từ trong bụi nhảy ra. Chủ và chó ôm chầm lấy
nhau. Chó thì ngoáy đuôi rối rít, chủ thì tràn nước mắt.
Từ thời thơ ấu, kỷ niệm về một con chó vẫn in đậm trong ký ức tôi.
Đó là con chó lông vàng, bình thường như mọi con chó khác. Nó chỉ đặc
biệt là ngày ngày dắt ông lão mù đi ăn xin. Ông lão nắm sợi dây buộc ở
cổ con chó và nó dẫn ông đi. Ông lão đeo bị, chống gậy dò dẫm từng bước
thận trọng trên đường làng; con chó cũng nhẫn nại đi từng bước, nép vào
mé đường. Đến mỗi cổng nhà, nó dừng lại, nằm phục xuống. Mặc cho lũ chó
của chủ nhà hung hăng, sủa ầm ĩ, nó vẫn nhẫn nhục nằm im. Khi chủ nhà đã
bố thí cho chủ nó, hoặc đợi hồi lâu không thấy chủ ra, ông lão bảo: “Đi
thôi con”, nó mới đi tiếp. Nó nhiều lần dắt ông lão đến cổng nhà tôi.
Lần nào mẹ tôi cũng bảo tôi đem cái gì đó cho ông lão: lần thì lưng bát
gạo, lần thì mấy xu, có lần cho ông bát cơm nguội. Ông cám ơn và đổ cơm
sang bát của ông rồi bốc ăn. Con chó cứ nhìn ông ăn và thè lưỡi liếm cái
mõm đen của nó. Ông lão bốc ăn vài miếng, chỗ còn lại, ông để bát xuống
cho con chó ăn. Nó ăn hùng hục, chắc đang đói lắm.
Hình ảnh con chó và ông lão ăn xin cứ theo tôi suốt cuộc đời. Đi
đâu, đến đâu tôi cũng hay để ý những chuyện về chó. Ở nước ngoài có
nhiều chuyện rất cảm động về chó, tôi có ghi chép, dịp nào tiện xin kể.
Nhưng có chuyện này phải nói ngay, đó là bức tượng đồng một con chó ở
một công viên thành phố nọ (quên mất tên!), luôn được nhiều người yêu
quý, đến ngắm nhìn, vuốt ve, chụp ảnh lưu niệm. (Trong khi nhiều tượng
ông nọ, ông kia, chẳng ai đoái hoài)! Đó là tượng con chó nổi tiếng về
lòng trung thành, ai đến đó nghe chuyện cũng cảm động: con chó đã đưa
tiễn chủ đến nơi an nghỉ cuối cùng và cứ nằm bên nấm mồ chủ cho đến
chết.
Trên bình diện thế giới, mọi người vẫn nhớ “Bài diễn văn hay nhất là bài diễn văn về loài chó”-
Diễn văn của luật sư Georges Graham Vest tại một phiên tòa xử vụ
kiện người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên
William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả
các bài diễn văn, lời tựa trên thế giới trong khoảng 100 năm qua. Trong
đó có đoạn: “Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới
này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái
mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô
ơn.
Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm
hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy
và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất
đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể
tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ.
Những kẻ phủ phục tôn vinh
ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta
sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người
có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi,
không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.”…
Vậy mà một số bạn lại đem những kẻ hại dân, hại nước ví với chó, sao được.
12/11/2012
Nguồn:
_________________________
The man best friend!
Con chó tác giả kể người ta đến chụp hình trong bài viết là thật ở Nga. Con chó trung thành này đã ngồi bên cạnh mộ chủ cho tới chết dù người ta đem thức ăn cho, nó cũng không ăn và chết theo chủ. Quá cảm khái lòng trung thành của nó, người ta đã làm tượng cho người đời suy ngẫm.
Tuy cũng là động vật, nhưng chó chỉ là một động vật cấp thấp không được bình đẳng với cấp cao như người vì không biết nói và suy nghĩ. Tuy vậy, chó vẫn được con người thương yêu hơn vì lòng trung thành của nó so với con người xảo trá bất trung. Bọn tham quan hay công an đánh dân của chế độ, qua bài viết, ngụ ý cho ta thấy chúng không bằng loài chó. Ta phải gọi chúng là những con ký sinh trùng hút máu, và không phân biệt máu ai, chúng cứ hút cho đến khi nạn nhân (người dân và đất nước) kiệt sức… chết.
kbc
Câu chuyện con chó Hachiko, thuôc giống chó nhật Akita Inu, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923 tại thành phố Odate, tỉnh Akita, Nhật Bản và chết ngày 8 tháng 3 năm 1935 tại quận Shibuya, Tokyo – nổi tiếng khắp Nhật Bản và được xem như là một biểu tượng của lòng trung thành.
Năm 1924, Hidesaburō Ueno, giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachikō) tới Tokyo. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, khi ông chủ bị nhồi máu đột ngột, từ trần ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể nào trở về nhà. Nhưng như thường lệ, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình song không thấy. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn lặp lại trong vòng hơn 9 năm dài cho đến khi chết.
Cuối cùng, ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 9 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo. (Wikipedia).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hachik%C5%8D
Con chó tác giả kể người ta đến chụp hình trong bài viết là thật ở Nga. Con chó trung thành này đã ngồi bên cạnh mộ chủ cho tới chết dù người ta đem thức ăn cho, nó cũng không ăn và chết theo chủ. Quá cảm khái lòng trung thành của nó, người ta đã làm tượng cho người đời suy ngẫm.
Tuy cũng là động vật, nhưng chó chỉ là một động vật cấp thấp không được bình đẳng với cấp cao như người vì không biết nói và suy nghĩ. Tuy vậy, chó vẫn được con người thương yêu hơn vì lòng trung thành của nó so với con người xảo trá bất trung. Bọn tham quan hay công an đánh dân của chế độ, qua bài viết, ngụ ý cho ta thấy chúng không bằng loài chó. Ta phải gọi chúng là những con ký sinh trùng hút máu, và không phân biệt máu ai, chúng cứ hút cho đến khi nạn nhân (người dân và đất nước) kiệt sức… chết.
kbc
Câu chuyện con chó Hachiko, thuôc giống chó nhật Akita Inu, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923 tại thành phố Odate, tỉnh Akita, Nhật Bản và chết ngày 8 tháng 3 năm 1935 tại quận Shibuya, Tokyo – nổi tiếng khắp Nhật Bản và được xem như là một biểu tượng của lòng trung thành.
Năm 1924, Hidesaburō Ueno, giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo), đã mua và đưa Hachi (tên thân mật của Hachikō) tới Tokyo. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông chủ đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, khi ông chủ bị nhồi máu đột ngột, từ trần ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể nào trở về nhà. Nhưng như thường lệ, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình song không thấy. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn lặp lại trong vòng hơn 9 năm dài cho đến khi chết.
Cuối cùng, ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 9 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng do mắc chứng giun chỉ. Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng Quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản thuộc quận Ueno, Tokyo. (Wikipedia).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Hachik%C5%8D