Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Sự khác nhau giữa học sinh thời xưa và nay (?)

 
1- Buổi sáng đến trường
Học sinh ngày xưa: dậy sớm, ăn cơm , ôn lại bài cũ, rồi đạp xe hoặc đi bộ đến trường.

Học sinh ngày nay: dậy sớm, ngồi bàn trang điểm, soi gương vuốt keo, chải đầu hết cả tiếng, rồi nhảy lên xe máy phóng vèo vèo, vừa đi vừa "ngắm" trai , "ngắm" gái.

2- Đồ dùng sách vở
Khi học sinh "ngày xưa" đi học , họ thường mang trong cặp sách vở, thước kẻ, bút chì, máy tính... Mang tiền để đóng học hay mua những cái gì cần thiết để mà học.

Khi học sinh "ngày nay" đi học, cái mà họ mang theo cũng là sách vở, ít khi mang bút, đến rồi mượn bạn dùng cũng được chứ ở nhà có dùng bao giờ đâu! Họ mang theo điện thoại di động, Ipod, Mp3, Mp4 ... họ mang theo máy ảnh, camera... Họ mang tiền để còn ăn uống, vui chơi, mua thuốc lá để hút, để còn trốn học đi chụp ảnh Hàn Quốc. Rồi họ còn mang trong cặp nào dao nào kéo... họ không làm thủ công đâu, đừng hiểu nhầm!

3 - Đến trường làm gì?
Học sinh "ngày xưa" đến trường để thu nhận kiến thức từ giáo viên, nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú, họ đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn.

Học sinh "ngày nay" đến trường để thu nhận kiến thức từ các bạn cùng lớp, nghe và cùng nhau "chém gió" ...

4 - Thái độ với giáo viên
Học sinh "ngày xưa" kính trọng thầy cô giáo, và đến tận bây giờ, ông bà già vẫn thường hay đi thăm thầy cô giáo cũ. (Đa số là vậy).
Học sinh (số ít) "ngày nay" gọi thầy cô giáo bình thường là ông/bà, ghét là thằng/con, quá đáng hơn nữa có trò còn viết blog chửi cô thầy, đánh lại thầy .

5 - Quan niệm
Học sinh "ngày xưa" quan niệm: Học là để xây dựng đất nước, xây đắp tương lai.

Học sinh "ngày nay" quan niệm: Học là học cho ông bà già.

6 - Sau khi tan học

Tan học, học sinh "ngày xưa" luôn về nhà đúng giờ, ăn uống tại gia , phụ gia đình và học bài.

Tan học, học sinh "ngày nay" còn phải đi lượn , ăn uống thì phải vào hàng quán tử tế, để lấy sức tối nay em còn đi bar, anh còn đi đua...

7 - Kiến thức của học sinh
Học sinh "ngày xưa" chỉ biết có mái nhà yêu thương với cha mẹ, mái trường yêu thương với thầy cô ...
Học sinh "ngày nay" thông thuộc địa lý hơn, họ còn biết các quán cà phê, quán bar , sàn nhảy, nhà nghỉ , ...

8 - Đánh nhau
Xét về chuyện đánh nhau, học sinh "ngày xưa" đánh nhau thì thường là solo ... 1- 1, cho đến khi có người ra can, tách cả 2 ra.

Thế còn học sinh "ngày nay", họ đánh nhau có bài bản, có tổ chức hơn rất nhiều... có hẹn trước, có đội ngũ, dàn trận tử tế, có vũ khí tự phát (chai, ghế, ly, gạch...) hay vũ khí chuẩn bị kĩ (dao, côn...).. Khi họ đánh nhau thì không ai dám can, tất nhiên là như thế rồi!

9 - Tình cảm yêu đương
Xét về chuyện tình cảm, học sinh "ngày xưa" rất ít khi yêu nhau, có yêu thì thường bí mật , không cho ai biết. Họ thường cùng nhau đi học, giúp nhau tiến bộ... Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng ngắm đường phố buổi tối, rực rỡ ánh đèn. Họ tặng nhau hoa hồng, những bản tình ca lãng mạn, cho đến khi học hết đại học hoặc ra trường đi làm ,rất nhiều chàng và nhiều nàng vẫn chưa biết "mùi đời "

Còn học sinh "ngày nay" họ yêu kiểu như thế này: con gái xinh thì yêu con trai giàu. Con trai xinh thì yêu con gái vừa xinh vừa giàu. Có vẻ như tim họ to hơn "ngày xưa" , khi cùng 1 lúc có thể yêu được vài người, thậm chí còn định nghĩa "Tim 4 ngăn thì phải yêu cùng 1 lúc 4 anh mới chịu được". Họ thường cùng nhau đi... nhà nghỉ. Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng nhau đi lượn, ăn chơi nhảy múa. Họ tặng nhau tất cả những gì có "giá trị" . Theo nhiều thống kê hầu hết học sinh trung học đều đã quan hệ tình dục .

10 - Mơ ước
Học sinh "ngày xưa" hay có mơ ước: Thi đỗ đại học, rồi tốt nghiệp, hoặc học nghê frồi làm một cái gì đó lớn lao, có ích cho xã hội, có ích cho đất nước

Học sinh "ngày nay" làm gì có những giấc mơ như vậy! Họ quên hết những ước mơ của họ hồi họ còn là những đứa trẻ... họ chỉ nhớ được những cuộc đi chơi đêm qua , lên kế hoạch đêm nay đi đâu , chơi chỗ nào , hoặc lô đề , cá cược đá banh

  ( nguồn lụm forum)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm