Trận địa thông tin
Đào Tuấn (Lao Động)
- Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết, trong năm 2012, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã xử lý vi phạm 57 cơ quan báo chí, thu 6 thẻ nhà báo,
đình bản 2 tờ báo điện tử, 9 ấn phẩm tự đình bản chỉ trong năm 2012. Thứ
trưởng Doãn nói, đây là “sự răn đe nghiêm khắc của cơ quan nhà nước đối
với báo chí”. Ông không nói cụ thể, nhưng trong đó, có những trường hợp
thông tin không chính xác.
Tuy nhiên, điều mà ông băn khoăn là: Tại sao chúng ta có một hệ thống
hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo
điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17.000 nhà báo,
trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà “thông
tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân”.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nêu ra ví dụ như là điển hình cho việc “mù tin”
của báo chí: Đó là vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp đại lễ 1.000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Ngay từ 11h45, những bức ảnh được chụp từ điện thoại đã
được đăng trên báo. Nhưng sau đó, báo chí ngừng đưa tin, vội vàng bóc
tin, gỡ ảnh. Phải đến 15h chiều chúng ta mới có phát ngôn chính thức. Và
trong khoảng thời gian đó, báo chí nước ngoài và mạng Internet đưa tin,
thậm chí cả tin số người thương vong.
Với hiện tượng không phải là không phổ biến, nói như ông Doãn: “Lên
tiếng một cách đồng loạt, im lặng một cách đồng loạt”, báo chí đang đánh
mất niềm tin của bạn đọc. Và, với việc né tránh những thông tin nhạy
cảm, với việc không được cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, báo chí
đánh mất nốt thói quen tìm kiếm thông tin của bạn đọc, khi giờ đây, họ
“lên mạng”, thay vì tìm đọc báo. Đây là những sự thật đau lòng.
Chính Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã trả lời cho báo
chí câu hỏi “Tại sao?”. Theo ông, chính tình trạng cung cấp thông tin
không kịp thời, né tránh cung cấp làm hạn chế báo chí. Khi báo chí không
còn độc quyền thông tin, thiếu thông tin khi không được cung cấp kịp
thời, chính là “nhường lại trận địa” cho truyền thông xã hội. Chẳng có
gì khó lý giải, bởi với mạng Internet, thông tin giờ đây không còn là
độc quyền của báo chí. Chẳng có gì khó hiểu khi mọi người dân, nhiều khi
chỉ với chiếc điện thoại trên tay, đều có thể là một “nhà báo”, một
“tổng biên tập”.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn kiến nghị “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính
xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm. Thậm chí, báo chí có
quyền bình luận để định hướng dư luận xã hội”.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn có lý. Bởi vì càng nhiều thông tin "nhạy cảm",
càng chỉ khiến báo chí mất nốt những trận địa thông tin cuối cùng.
Đào Tuấn
Yeah! Có vẻ quý doãn khôn ra so với thời gian trước, đừng quên tên quý doãn trước đây đã làm những gì đối với những ý kiến đối lập với đảng cộng nô. Cũng giống như nguyễn tấn dũng múa mỏ khi đổ bể vụ Vinashin mà thôi.
Nói lại cho quý doãn rõ. Khi báo đảng không còn độc quyền thông tin (lừa bịp + bưng bít + bôi bác) có nghĩa là sự cáo chung của đảng cộng nô đã bắt đầu.
Đỗ Quý Doãn KHEN QÚY VỊ - CÁC ĐỐI THỦ - CŨNG ĐÚNG THÔI, bởi "chân lý ở tay mình"; trong điều kiện eo hẹp tài chính, phương tiện, lại neo đơn, còn bị đánh phá liên tục từ ... "các thế lực thù địch" mà lòng không sờn, ý chí mạnh mẽ: TRUNG THỰC, CÔNG CHÍNH, TIẾNG NÓI ĐÒI TỰ DO, TIẾN BỘ, BÌNH ĐẲNG.
"Các báo, blog lề dân" là tiếng nói của dân, do dân; không bị kiểm duyệt, định hướng (như báo đảng, báo hại). CHÚNG SẼ TRƯỜNG TỒN CHO ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC DÂN CHỦ, TIẾN BỘ !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm