Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Dânlàmbáo: Trang trại hay hậu cứ bí mật tàu+ trên đất Việt

Vụ trang trại có nhiều... người lạ: “Người lạ” biến mất


M.Sơn - H.Minh (NLĐ) Ngày 26-2, ông Lê Quốc Gấm, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Trụ - Long An, cho biết: Công an xã Quê Mỹ Thạnh và Công an huyện Tân Trụ đã xác minh vụ việc một trang trại rộng hơn 2 ha ở xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ luôn đóng cửa và có người Trung Quốc, Đài Loan ở (Báo Người Lao Động cùng ngày đã thông tin). 

Phát hiện thêm một cơ sở sản xuất bí ẩn của người Trung Quốc 

Tại trang trại, cơ quan chức năng chỉ gặp vợ chồng tự xưng là người giúp việc cho bà Nguyễn Thị Thu Hương (người đứng tên trang trại, ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh - TPHCM) và tìm thấy vài chòi lá mà người giúp việc cho rằng đang đào ao nuôi cá và vịt. Những “người lạ” tự xưng là người Trung Quốc sinh sống trong trang trại này đều đã biến mất. 

A Long, người quản lý trang trại do bà Nguyễn Thị Thu Hương đứng tên, 

được một thanh niên đón ở cổng trang trại để chở đi TPHCM - Ảnh: MINH SƠN

Cùng ngày, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Tiều, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Long An, cho biết sẽ kiểm tra lại thông tin báo nêu để có hướng xử lý. Trước đó, ông Nguyễn Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quê Mỹ Thạnh, cho biết bà Hương không đăng ký tạm trú hay thường trú tại xã. Ngay cả công nhân cũng như “người lạ” làm việc cho bà Hương đều không khai báo tạm trú nên xã không biết có bao nhiêu người. 

Theo phát hiện của phóng viên, ở ấp 6, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa - Long An cũng có một cơ sở gia công bàn ghế của người Trung Quốc tên An, khoảng 60 tuổi, chỉ nói được vài từ tiếng Việt thông dụng. Năm 2001, ông An về đây mua đất ruộng của người dân địa phương, sau đó chuyển thành đất thổ cư và mở cơ sở gia công bàn ghế. Ông An trực tiếp mua đất nhưng để một nhân viên đứng tên chủ quyền. 

Người dân địa phương cho biết ông An nhập gỗ từ nước ngoài về, sau đó gia công thành bàn ghế thành phẩm rồi xuất sang Đài Loan, Trung Quốc, ít tiêu thụ trong nước. Vào những ngày đầu năm 2013, cơ sở ông dần vắng người làm rồi ngưng sản xuất. Toàn bộ cơ sở đóng cửa, ban đêm có người đến mở đèn rồi về. Các hộ dân gần đó cho rằng việc nhập gỗ tạp đóng bàn ghế, tủ của ông An không thể đem hiệu quả, vậy mà ông An vẫn duy trì trên 10 năm. “Ông ta sẽ quay lại vì toàn bộ khu đất này thực ra là của ông ta, hiện có giá trị rất lớn” - một người dân sống cạnh xưởng gỗ nói. 



Trang trại có nhiều... người lạ

Hoàng Minh - Minh Sơn (NLĐ)Rộng hơn 2 ha nhưng trang trại này luôn đóng cửa im ỉm, những người bên trong không quan hệ với dân địa phương. Lúc thì họ nói mình là người Đài Loan, lúc là người Trung Quốc

Cách Quốc lộ 1 khoảng 2 km, đi sâu vào hương lộ đá đỏ Mỹ Bình, qua cầu Cai Tài rồi rẽ trái vào con đường xi măng thuộc ấp 4, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ - Long An là thấy bờ rào bao quanh khu đất rộng mênh mông. Theo người dân địa phương, chủ nhân trang trại này là một người đàn ông ngoại quốc (khoảng 60 tuổi), tên Việt Nam là A Lý. Sau khi mua khu đất này, A Lý cho một phụ nữ tên Hương (38 tuổi) đứng tên đăng ký chủ quyền.

Ngôi nhà nhỏ nằm bên trong trang trại bí ẩn ở xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ - Long An. Ảnh: HÒA MINH

Hạn chế ra ngoài

Năm 2007, khi các ông Nguyễn Công Năm, Nguyễn Công Bảy, Nguyễn Công Trưởng, Nguyễn Công Sáng và Nguyễn Công Hóa vừa thu hoạch lúa xong thì A Lý cùng người phụ nữ tên Hương đến gặp để hỏi mua đất. Sau khi trao đổi, A Lý đồng ý mua với giá khá cao, mọi giao dịch đều do bà Hương đứng ra lo liệu. Lô đất A Lý mua rộng hơn 2 ha, chiều ngang tiếp giáp mặt đường trên 50 m, chiều dài đến mấy trăm mét.

Sau khi giao dịch thành công, A Lý đã cho san lấp mặt bằng, xây dựng hàng rào kiên cố và đưa nhân công từ nơi khác đến, trong đó có “ông chủ nhỏ” trực tiếp quản lý mà mọi người được biết qua cái tên A Long (khoảng 36 tuổi), luôn sống khép kín.

Người dân địa phương cho biết những người sống và làm việc trong trang trại này rất hạn chế ra ngoài hoặc quan hệ với ai. “Ngoài A Long, còn nhiều người làm công, trong đó có phiên dịch cho ông ta” - một người dân nói.

Gặp họ khó lắm!

Mặc dù nơi đây được xây dựng như một trang trại nhưng cây cối bên trong đều xơ xác và cũng chẳng thấy bóng dáng công nhân chăm sóc. Trong khi đó, bờ rào bao bọc được xây dựng khá kiên cố, phần dưới khoảng 1 m được làm bằng bê tông, bên trên là lưới B40 cao gần 3 m. Chạy sâu vào trong đến tận mé sông khoảng 200 m, nằm khuất trong những tàng cây là một ngôi nhà tròn mái ngói và dãy nhà lá được cất nối liền nhau giống như tổ hợp sản xuất nhưng khá im lìm.

Anh Nguyễn Văn Cường (ngụ ấp 4) thường xuyên đi qua trang trại nhưng chưa bao giờ thấy người bên trong mang thứ gì ra ngoài bán. “Nếu nuôi gia cầm thì vài tháng cũng xuất chuồng, vậy mà chẳng thấy họ bán cho ai” - anh Cường thắc mắc. Một số người dân cho biết thỉnh thoảng cũng có xe tới chở ít ổi, vài con ngỗng nhưng không bán tại địa phương. “Cả khu đất vườn, ao rộng như thế mà mỗi năm chỉ bán vài trăm ký ổi, con vịt thì lấy tiền đâu trả cho nhân công” - một người nhận định.

Trước đây, con đường đi ngang khu vực trang trại chỉ trải đá, sau đó xã Quê Mỹ Thạnh vận động nhân dân đóng góp để đổ bê tông. Mặc dù đồng tình với việc góp 4 triệu đồng để làm con đường nhưng chủ trang trại, kể cả người quản lý là A Long, giao cho người làm công đem tiền đi đóng chứ không hề xuất đầu lộ diện. “Gặp họ khó lắm” - một cán bộ địa phương nói. Theo cán bộ này, mỗi lần có việc cần trao đổi thì rất khó vào trang trại do cửa khóa kín, còn ngôi nhà nằm sâu bên trong nên có kêu họ cũng không nghe, mà nghe thì chưa chắc mở cửa.

Trang trại luôn kín cổng cao tường (ảnh lớn), A Long - “ông chủ nhỏ” của trang trại (ảnh nhỏ) Ảnh: MINH SƠN

Hành tung khó hiểu

Qua tìm hiểu, phóng viên Báo Người Lao Động được biết A Long có mặt tại trang trại từ khi nó mới bắt đầu hình thành, không rành tiếng Việt nên mọi giao dịch đều thông qua một người phụ việc khác, khi có việc cần họ mới ra ngoài và về đến trang trại thì lập tức khóa kín cổng.

Sáng 25-2, phóng viên Báo Người Lao Động đến trang trại để tìm hiểu thì gặp một người thanh niên đứng trước cổng. Người này cho biết mình đang đợi A Long để cùng đi TPHCM. Ít phút sau, A Long ra mở cổng. Trong vai người cần tìm thuê đất, phóng viên Báo Người Lao Động đặt vấn đề mua đất thì thông qua phiên dịch, A Long cho biết mình là cháu gọi A Lý bằng cậu, chỉ mới sang Việt Nam. “Tôi ở trang trại này để chuẩn bị xây xưởng chăn nuôi và sản xuất nhang” - A Long nói.

Trong quá trình trao đổi, lúc thì A Long nói mình là người Đài Loan, lúc lại là người Trung Quốc.

Chưa bao giờ kiểm tra (!?)

Ông Nguyễn Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND xã Quê Mỹ Thạnh, cho biết người đứng tên 10 thửa đất với diện tích hơn 2 ha nói trên là bà Nguyễn Thị Thu Hương, ngụ xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh - TPHCM. Bà Hương và những người làm công không đăng ký tạm trú nên xã không biết bên trong trang trại có bao nhiêu người.

Khi phóng viên Báo Người Lao Động đặt vấn đề xã có kiểm tra những người sống và làm việc trong trang trại làm gì hay không thì ông Thuận thừa nhận chưa lần nào kiểm tra. “Tôi sẽ báo cáo với chủ tịch UBND xã để kiểm tra” - ông Thuận nói.

HOÀNG MINH - MINH SƠN 
-____________________

nguoiduatin 16 hours ago


Thái độ của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội trước việc đàn áp người buổi tình chống trung cộng xâm lược. Có lý do để nghĩ quân xâm lược trung cộng đã cài người + trải quân từ nam chí bắc. Một vài "Trang trại" có thể chỉ là chi nhánh hậu cần của giặc Tầu cộng.
Đại bản doanh của bọn giặc xâm lược trung cộng đang trú đóng tại Tây Nguyên, qua "chủ trương lớn của đảng ca VN". Mới là mối đe dọa lớn nhất trong bối cảnh hiện tại. Không có VC sẽ không có Tầu cộng, ngang nhiên ra vào Việt Nam như chổ không người.
Khó thể đánh đuổi giặc Tầu cộng ra khỏi đất nước, ngày nào những tên lãnh tụ VC mãi quốc cầu vinh vẫn còn tại vị. Chính chúng! Bọn thái thú ba đình đã là tội đồ dân tộc.

Thanh Hoàng 16 hours ago


Chiến thuật "tằm ăn lá dâu" của Trung Cộng mà Vua Trần Nhân Tôn (4137-4187) đã nhắn nhủ: “...Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải… Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”

Long TN 10 hours ago


Con người Việt Nam ở đất nước Việt Nam mà đi đâu ở chưa kịp đăng ký tạm trú hoặc không đăng ký tạm trú là lập biên bản bắt phạt ngay 1 triệu (ở Sài Gòn). trong khi bọn Tàu qua Việt Nam cứ như vào nhà không có chủ, hay họ nghĩ đi đâu trong Việt Nam cũng chỉ như là đi qua 1 tỉnh trong đất nước Tàu!

Dân a day ago


Các cán bộ từ lớn tới bé thi nhau bán đất cho "người lạ". Các cấp lớn ở trung ương thì bán đảo, bán biển cho "nước lạ". Cấp tỉnh thì bán đất bán rừng cho "người lạ". Cấp xã thì cũng thi đua không kém bán luôn từng miếng đất ,ao nhỏ cho "người lạ". Chỉ có dân ta thì phải đi làm mướn cho "người lạ"

bandoc 15 hours ago


Đây là những nơi hậu cứ bí mật để chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài của trung cộng.

TienSuHo bandoc 14 hours ago


Rất chính xác. Đó cũng là nơi chúng chôn giấu vũ khí để khi chiến tranh xảy ra là chúng moi lên như bọn vc đã từng chôn giấu vũ khí tại chùa Ấn Quang và Tết Mậu Thân chúng đào lên để giết người hàng loạt.

2 nhận xét:

  1. Không thấy nhà nước gởi công an vào đây để cưỡng chế đất đi nhỉ? Lạ thật!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi hay ,hỏi rất hay .
      "Lạ" thiệt mà ,có lạ như vậy tụi côn an Việt+ ở đó mà dám cướp đất hahahaha

      Xóa

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm