Làng không chồng ở Việt Nam dưới phát hiện của báo Mỹ
Nhìn sang Việt Nam, cũng trên phụ trang của Le Figaro có bài báo khác viết về làng không chồng ở Việt Nam. Bài báo có tựa đề : «Ở nơi đó có những phụ nữ đã chọn sống độc thân ». Tác giả của tờ báo Mỹ New York Times đã phát hiện một cách đầy ngạc nhiên với với sự cảm thông cho các số phận của những người phụ nữ ở làng Lòi thuộc tỉnh Nghệ An.
Đó là một ngôi làng mà tác giả quan sát thấy chỉ toàn phụ nữ chơi đùa
với trẻ con, không một bóng đàn ông, không phải vì đàn ông đã hi sinh
trong chiến tranh, mà bởi những người phụ nữ nơi đây đều quyết định có
con mà không cần đến chồng.
Tác giả bài báo viết tiếp, câu chuyện của những người phụ nữ này bắt đầu từ thời chiến tranh chống Mỹ. Khi đó, rất đông người Việt Nam đều xếp lại việc gia đình để tham gia cách mạng. Một thập kỉ sau khi hòa bình lập lại, những người phụ nữ đầu tiên của làng Lòi, cũng giống như bao nhiêu người cùng thế hệ khác đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho cuộc chiến tranh, trở về làng khi tuổi cũng đã cao, cơ hội lập gia đình cho mình cũng đã hết.
Vào thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam thường kết hôn ở tuổi 16, những người vẫn còn độc thân ở tuổi 20 thường được coi là đã “quá lứa” hay đã qua tuổi kết hôn. Hơn nữa, những người đàn ông sống sót trở về từ chiến tranh, họ thường lấy những phụ nữ trẻ tuổi hơn.
Khác với nhiều người phụ nữ thuộc thế hệ trở về từ chiến tranh, chấp nhận số phận, chấp nhận cuộc sống đơn thân cô độc khi về già, một nhóm phụ nữ ở làng Lòi đã quyết định mỗi người, bằng cách này hay cách khác, đi « xin », kiếm cho mình một đứa con. Bên trong những con người đã hiến cả tuổi xuân cho chiến tranh này là nguồn nội lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua mọi định kiến xã hội để đi đến quyết định không cam chịu đơn độc khi về già không nơi nương tựa.
Theo tác giả, một số người phụ nữ trong làng Lòi khá cởi mở, họ sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện buồn của mình. Tuy nhiên, họ cũng nhất quyết giữ bí mật tên bố của những đứa trẻ. Một trong số những phụ nữ đầu tiên “xin con” ở làng Lòi là chị Nguyễn Thị Nhan, hiện đã 58 tuổi.
Chị Nhan từng là thanh niên xung phong trong chiến tranh. Sau chiến tranh, chị Nhan cùng đứa con gái sắp chào đời tưởng sẽ được đoàn tụ cùng chồng, nhưng anh đã bỏ rơi hai mẹ con, định cư ở Lâm Đồng cùng gia đình mới.
Chị sinh con trong cô đơn, tủi hổ. Trốn tránh miệng lưỡi thế gian, chị ôm con tới một bãi đất hoang ở làng Lòi, dựng nhà sinh sống. Đến năm 1988, chị liều “xin” một đứa con với người đàn ông cùng xã. Sau lần đó, chị có thêm một đứa con trai. Tiếp bước chị còn có hàng chục phụ nữ khác cùng hoàn cảnh, “khai sinh” ra ngôi làng không chồng.
Những mảnh đời éo le này cùng nương tựa vào nhau mà sống. Dù cuộc sống đơn thân còn bộn bề khó khăn, nhưng chỉ cần có tiếng trẻ con là bao nỗi cô đơn, nặng nhọc đều vơi đi.
Năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật Hôn nhân Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận những bà mẹ đơn thân và con cái của họ là hợp pháp. Đây là chiến thắng cho những người phụ nữ làng Lòi và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với họ.
Hiện nay, ở làng Lòi chỉ còn lại 4 người trong số 17 người thành lập ngôi làng này. Ba người đã mất, một số người chuyển đến sống cùng con cái ở làng khác, số khác lấy những người đàn ông đã góa vợ.
Nhìn sang Việt Nam, cũng trên phụ trang của Le Figaro có bài báo khác viết về làng không chồng ở Việt Nam. Bài báo có tựa đề : «Ở nơi đó có những phụ nữ đã chọn sống độc thân ». Tác giả của tờ báo Mỹ New York Times đã phát hiện một cách đầy ngạc nhiên với với sự cảm thông cho các số phận của những người phụ nữ ở làng Lòi thuộc tỉnh Nghệ An.
Bà Nguyễn Thị Nhan cùng cháu nhỏ trong ngôi nhà ở làng không chồng, làng Lòi, Nghệ An.
Tác giả bài báo viết tiếp, câu chuyện của những người phụ nữ này bắt đầu từ thời chiến tranh chống Mỹ. Khi đó, rất đông người Việt Nam đều xếp lại việc gia đình để tham gia cách mạng. Một thập kỉ sau khi hòa bình lập lại, những người phụ nữ đầu tiên của làng Lòi, cũng giống như bao nhiêu người cùng thế hệ khác đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho cuộc chiến tranh, trở về làng khi tuổi cũng đã cao, cơ hội lập gia đình cho mình cũng đã hết.
Vào thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam thường kết hôn ở tuổi 16, những người vẫn còn độc thân ở tuổi 20 thường được coi là đã “quá lứa” hay đã qua tuổi kết hôn. Hơn nữa, những người đàn ông sống sót trở về từ chiến tranh, họ thường lấy những phụ nữ trẻ tuổi hơn.
Khác với nhiều người phụ nữ thuộc thế hệ trở về từ chiến tranh, chấp nhận số phận, chấp nhận cuộc sống đơn thân cô độc khi về già, một nhóm phụ nữ ở làng Lòi đã quyết định mỗi người, bằng cách này hay cách khác, đi « xin », kiếm cho mình một đứa con. Bên trong những con người đã hiến cả tuổi xuân cho chiến tranh này là nguồn nội lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua mọi định kiến xã hội để đi đến quyết định không cam chịu đơn độc khi về già không nơi nương tựa.
Theo tác giả, một số người phụ nữ trong làng Lòi khá cởi mở, họ sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện buồn của mình. Tuy nhiên, họ cũng nhất quyết giữ bí mật tên bố của những đứa trẻ. Một trong số những phụ nữ đầu tiên “xin con” ở làng Lòi là chị Nguyễn Thị Nhan, hiện đã 58 tuổi.
Chị Nhan từng là thanh niên xung phong trong chiến tranh. Sau chiến tranh, chị Nhan cùng đứa con gái sắp chào đời tưởng sẽ được đoàn tụ cùng chồng, nhưng anh đã bỏ rơi hai mẹ con, định cư ở Lâm Đồng cùng gia đình mới.
Chị sinh con trong cô đơn, tủi hổ. Trốn tránh miệng lưỡi thế gian, chị ôm con tới một bãi đất hoang ở làng Lòi, dựng nhà sinh sống. Đến năm 1988, chị liều “xin” một đứa con với người đàn ông cùng xã. Sau lần đó, chị có thêm một đứa con trai. Tiếp bước chị còn có hàng chục phụ nữ khác cùng hoàn cảnh, “khai sinh” ra ngôi làng không chồng.
Những mảnh đời éo le này cùng nương tựa vào nhau mà sống. Dù cuộc sống đơn thân còn bộn bề khó khăn, nhưng chỉ cần có tiếng trẻ con là bao nỗi cô đơn, nặng nhọc đều vơi đi.
Năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật Hôn nhân Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận những bà mẹ đơn thân và con cái của họ là hợp pháp. Đây là chiến thắng cho những người phụ nữ làng Lòi và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với họ.
Hiện nay, ở làng Lòi chỉ còn lại 4 người trong số 17 người thành lập ngôi làng này. Ba người đã mất, một số người chuyển đến sống cùng con cái ở làng khác, số khác lấy những người đàn ông đã góa vợ.
Bức ảnh bà Nhan trong căn nhà tại làng Lòi |
Một nghĩa trang cổ ở địa phương |
Những đứa trẻ cùng vui chơi trên con đường chính trong ngôi làng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm