Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Nông dân Dương Nội cầu viện âm binh chống Côn An

Lực lượng cưỡng chế đất bị ném bom thối, hỏa công

 Chúa Nhật, 03 tháng Hai năm 2013 03:54


HÀ NỘI (NV) - Người dân phường Dương Nội, quận Hà Ðông nay thuộc thành phố Hà Nội, đã dùng nhiều thứ “võ khí” từ phân thối đến lửa để đẩy lui một vụ cưỡng chế của lực lượng do nhà cầm quyền địa phương điều động.

Nông dân Dương Nội cầu viện âm binh tới giúp họ giữ được đất hiện bị nhà cầm quyền cưỡng chế. (Hình: Xuân Việt Nam)

Vụ việc đã xảy ra buổi sáng ngày Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013 khi có khoảng 200 công an, cán bộ, dân phòng và cả đầu gấu được điều động tới để đuổi đám dân Dương Nội tụ tập giữ đất tại khu đất của các gia đình họ bị nhà cầm quyền cưỡng chế.
Các gia đình nông dân suốt từ nhiều tháng qua đã căng biểu ngữ, tập hợp ở đây để đòi nhà cầm quyền giải quyết đơn thư khiếu kiện mà họ nói rằng đã làm sai luật, làm họ hết đường sống.
“Sáng nay (31 tháng 1, 2013), hàng trăm nông dân Dương Nội, Hà Ðông đã dùng lửa, trống chiêng, thanh la và cả phân thối để chống lại đám cướp đất bao gồm hàng vài trăm quân của các lực lượng tay sai: công an, dân phòng, đầu gấu côn đồ, quân của doanh nghiệp...”
Bản tin trên mạng <www.danoan2012.blogspot.com> tường thuật.
Bản tin vừa kể nói rằng lực lượng của nhà cầm quyền được điều động tới để “đuổi dân ra khỏi mảnh ruộng của họ để cướp, cùng doanh nghiệp chia nhau.”
Người dân phường Dương Nội, suốt nhiều ngày qua “đã phải căng bạt làm lều ngủ canh ruộng, chuẩn bị sẵn bùi nhùi, chai và can xăng để đốt kẻ cướp.”
Không những vậy “Họ còn dùng cả hàng trăm ‘âm binh’ bằng hàng mã để canh giữ đất, cầu kinh để kêu cứu người âm để cùng họ giữ đất... chuyện này chỉ có tại thủ đô văn minh bậc nhất thế giới thôi nhé, đố có đất nước nào thú vị như vậy.”
Trong một cuộc phỏng vấn truyền thanh của đài RFA, một phụ nữ tên Cấn Thị Thêu nói rằng, “Ðất đai này là của cha ông nghìn đời để lại, nhân dân đã xây đình, xây chùa tồn tại ở đây hàng bao nhiêu nghìn năm, thế mà bây giờ họ lại bảo đất của nhà nước, rồi họ thu hồi, họ đưa cho những người giàu sang những thôn xóm để họ xây đô thị. Họ bán trên mạng hàng bao nhiêu tiền một mét vuông, đẩy người dân vào cảnh sống mà không có đất làm, chết không có đất mà chôn, thì chúng em đành phải vùng lên mà thôi. Chúng em không sợ chết đâu ạ. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị bắt, bị tù. Phải vùng lên để chiến đấu chống quân cướp đất...”
Nhà cầm quyền địa phương đã ra lệnh cưỡng chế đất ruộng trên đó có nhiều mồ mả của người dân Dương Nội mà họ đã khiếu kiện ở mọi cấp từ địa phương đến trung ương suốt 5 năm qua không có kết quả.
Ðiều đáng nói, theo “Ðơn trình báo khẩn cấp” của họ gửi Bộ Công An CSVN đề ngày 15 tháng 1, 2013, đòi hỏi không cho phép “quây hàng rào” ở khu vực bị “chính quyền cưỡng chế, ủi phá trái pháp luật từ ngày 9 tháng 3, 2010 và ngày 11 tháng 3, 2010” thì họ nói kế hoạch thu hồi đất của họ mà nhà cầm quyền địa phương tiến hành “không thực hiện theo đúng quy định về quy trình, trình tự thủ tục thu hồi đất, chưa chuyển đổi được nghề nghiệp để chúng tôi chuyển sang giai cấp khác mà đã ra quyết định cưỡng chế để phá lúa, phá hoa màu, phá tài sản và mồ mả của nhân dân là trái pháp luật.”
Tờ đơn “trình báo khẩn cấp” cũng cho biết kết luận của UBND thành phố Hà Nội cũng như của Thanh Tra Chính Phủ đều đòi hỏi nhà cầm quyền địa phương phải làm đúng theo đầy đủ “Ðiều 56, Ðiều 57 của nghị định số 84” nhưng nhà cầm quyền địa phương vẫn phớt lờ.

Dân phóng hỏa để giữ đất. (Hình: Xuân Việt Nam)
Ðược biết, những năm gần đây, nông dân phường Dương Nội đã tới biểu tình trước dinh ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, trước Quốc Hội và nhiều cơ quan trung ương khác của chế độ Hà Nội gần như hàng ngày.
Trong cuộc phỏng vấn của đài RFA, bà Cấn Thị Thêu nói rằng người dân Dương Nội “thà hy sinh chứ không chịu mất đất.” (TN)

Người dân Dương Nội "Thà hy sinh chứ không chịu mất đất"

2013-01-30
Hơn nửa tháng qua người dân Dương Nội đã không còn nhường bước trước sức mạnh của lực lượng cưỡng chế. Họ cùng nhau ra khu đất mà nhà nước sẽ trưng thu, dựng lều trại tại đây và sẵn sàng chết trên mảnh đất của gia tộc mình.
Photo courtesy of infonet.vn
Người dân Dương Nội cuốn giẻ, tẩm xăng để đốt chủ đầu tư nếu thi công dự án trên phần đất ruộng của họ

Đã quá thất vọng với chính quyền ...

Mặc Lâm được một người trong cuộc là chị Cấn Thị Thêu kể lại cuộc tranh đấu đất đầy gian khổ có khi dẫn đến cái chết của người Dương Nội, trước tiên chị Thêu cho biết:
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ, báo cáo với bác là ruộng đấy bị họ ủi phá thu hồi vào tháng 3 năm 2010. Khi mà họ ủi phá cánh đồng lúa thì họ ủi phá cả mồ mả của cha ông bà con lên. Trong suốt mấy năm trời chị em khiếu kiện từ cấp quận cho đến cấp thành phố, cấp trung ương nhưng đến bây giờ thì họ lại dự kiến thu hồi ngày 17 tháng 1 vừa rồi. Thế là từ ngày 11 chị em đã chuẩn bị tinh thần, bởi vì trong suốt 5 năm trời khiếu kiện bà con rất tin và hy vọng chính quyền sẽ giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho bà con.
Đến bây giờ họ lại dựng và quay tôn (tole) giao lại cho doanh nghiệp để xây dựng đô thị trên đất ấy, cho nên bà con lần này quyết chiến luôn. Trước khi quyết chiến, bà con gửi đơn đến công an phường, công an quận, đến công an thành phố và Bộ Công an. Lần này nếu chính quyền không bảo vệ quyền làm chủ ruộng đất cho nhân dân mà để cho cá nhân hay tổ chức nào xâm phạm một cách bất hợp pháp vào đất đai của nhân dân thì nhân dân coi đó là quân cướp đất.
Nếu họ cố tình thực hiện như quân ăn cướp thì nhân dân sẽ xử sự với họ như đối với quân kẻ cướp. Bà con cũng nói rõ trong đơn là lần này “ai có súng dùng súng, ai không có súng thì dùng gươm dáo, cuốc xẻng, gậy gộc để vùng lên chiến đấu với quân cướp đất”. Chị em chúng tôi đã ăn sương nằm gió suốt hơn 20 ngày trời tại cánh đồng là cái khung mà họ định quây tôn đấy.
Lần này nếu chính quyền không bảo vệ quyền làm chủ ruộng đất cho nhân dân mà để cho cá nhân hay tổ chức nào xâm phạm một cách bất hợp pháp vào đất đai của nhân dân thì nhân dân coi đó là quân cướp đất.
Chị Cấn Thị Thêu
Mặc Lâm : Vâng, chúng tôi cũng có nghe là trong lá đơn gửi cho bộ công an đó thì người dân ở Dương Nội cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ tự thiêu. Điều này có đúng hay không, thưa chị ?
Chị Cấn Thị Thêu : Ồ, đúng rồi đấy, bác ạ. Không phải chúng em tự thiêu mà chúng em sẽ thiêu chết quân cướp đất ạ.
Mặc Lâm : Dạ vâng, tất nhiên là dùng hỏa công để bảo vệ lấy mình ?
Chị Cấn Thị Thêu : Vâng. Đúng đấy ạ. Chúng em dự định sẽ thiêu chết quân cướp đất, và trong lúc xảy ra đụng độ thì có thể là người của chúng em cũng sẽ phải ngã xuống, cũng sẽ phải bị cháy, nhưng mà chúng em chấp nhận hy sinh. Thà hy sinh chứ không chịu mất đất!  Không thể chấp nhận bị đói nghèo!
Mặc Lâm : Tổng số người dân Dương Nội trong khu vực bị quây tôn chừng khoảng bao nhiêu gia đình, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ vâng, khoảng trên dưới 300 hộ, liên quan đến hơn một nghìn người ạ.
Mặc Lâm : Thưa chị, khi người dân Dương Nội chống cự như vậy thì chính quyền có gửi người xuống để đưa ra những thỏa thuận hay nói chuyện với người dân hay không?
Chị Cấn Thị Thêu : Không ạ. Họ cứ liên tục phát trên loa là anh em họ quay tôn, họ kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật. Kẻ nào mà chống đối chính quyền, dùng xăng dầu để chống lại lực lượng cưỡng chế thì họ đều quy vào cái tội “chống người thi hành công vụ”, “tội giết người”. Họ cứ đọc trên loa như thế thôi. Họ cứ đe dọa dân như thế thôi chứ họ không đến để giải quyết cho dân, họ không hứa hẹn cái gì đâu ạ.

... nên sẵn sàng chết vì đất

Mặc Lâm : Chắc người dân Dương Nội cũng biết vụ anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, anh ấy đã chống lại chính quyền mà phải bị giam hãm, tù đày. Vậy người dân Dương Nội có thấy sợ hãi với biện pháp mà chính quyền nói hay không khi mà chống lại họ, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Bác ơi, chị em bây giờ không sợ nữa đâu. Sau khi cái vụ việc anh Đoàn Văn Vươn xảy ra thì chúng em cũng đã thuê mấy ô-tô xuống tận trận địa mà anh Vươn đã chiến đấu chống trả lực lượng cưỡng chế. Chúng em có một anh, đấy là anh Hùng đấy ạ, hoàn cảnh chúng em cũng tương tự như thế, là người dân không chuyển đổi được nghề nghiệp mà họ thu hồi tước đoạt hết đất đai tư liệu sản xuất của bà con, đẩy bà con vào cảnh đường cùng, cảnh nghèo đói thất nghiệp, thì chị em chẳng còn cách nào khác.
Nếu chính quyền không giải quyết để trả lại quyền lợi no ấm cho nhân dân thì chúng em phải vùng lên để giành giật lại miếng cơm manh áo sự sống của chúng em thôi. Đất đai này là của cha ông nghìn đời để lại, nhân dân đã xây đình, xây chùa tồn tại ở đây hàng bao nhiêu nghìn năm, thế mà bây giờ họ lại bảo đất của nhà nước, rồi họ thu hồi, họ đưa cho những người giàu sang những thôn xóm để họ xây đô thị. Họ bán trên mạng hàng bao nhiêu tiền một mét vuông, đẩy người dân vào cảnh sống mà không có đất làm, chết không có đất mà chôn, thì chúng em đành phải vùng lên mà thôi. Chúng em không sợ chết đâu ạ. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị bắt, bị tù. Phải vùng lên để chiến đấu chống quân cướp đất.
Chúng em không sợ chết đâu ạ. Chấp nhận hy sinh, chấp nhận bị bắt, bị tù. Phải vùng lên để chiến đấu chống quân cướp đất.
Chị Cấn Thị Thêu
Mặc Lâm : Xin được hỏi chị một câu cuối. Người dân Dương Nội, đặc biệt là những người đang tranh đấu như vậy thì nguyện vọng chung của họ là gì, thưa chị?
Chị Cấn Thị Thêu : Dạ, nguyện vọng chung của chúng em là mong muốn khi thu hồi đất thì chính quyền ít nhất phải trả lại bà con 60 phần trăm trên tổng số diện tích đất bị thu hồi, chuyển cho chúng em số đất ấy thành đất sử dụng ổn định lâu dài, đất thổ cư để cho chúng em sinh sống ổn định trên khu đất đấy. Để chúng em có chỗ ở, có nơi mà làm ăn sinh sống. Thứ hai nữa, nguyện vọng của bà con là họ đã phá mồ mả của ông cha chúng em rải rác trên khắp hai cánh đồng, bây giờ thì xương cốt vương vải khắp nơi. Yêu cầu chính quyền phải giám định ADN, phải lật từng centimet để quy tập các ngôi mộ bị hủy phá để trả về cho các gia đình có mồ mả bị phá. Đấy là nguyện vọng của chị em như thế ạ.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn chị.
Chị Cấn Thị Thêu : Vâng. Chào bác ạ.

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Phá mồ phá mã người khác là điều thất đức tận cùng ,có lẽ chưa ở đâu xảy ra chuyện này từ cổ chí kim.Thảy ra một dúm tiền rồi tống cổ họ ra khỏi nơi từng bao đời gắn bó làm sao sống,sống bằng nghề gì,chia cắt tình làng nghĩa xóm xa rời nhau,sau này chẳng còn ai biết ai.Sống vậy thì thà họ hy sinh để được chết trên chính mãnh đất của các cụ ngày xưa tạo dựng còn hơn.

    Trả lờiXóa

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm