Người tiêu dùng mất niềm tin...
Nhiều cá nhân liên quan đã bị bắt giữ và các hãng liên hệ cũng đã bị rút giấy phép hoạt động. Vụ việc bê bối «tráo thịt bò bằng thịt ngựa» bùng nổ lớn khi ngày 16/1 vừa qua cơ quan an toàn thực phẩm Ái Nhỉ Lan (FSAI – The Food Safety Authority of Ireland) thông báo qua xét nghiệm ADN đã tìm thấy trong 27 mẫu bánh mì kẹp thịt bằm (hamburger) có chứa thịt ngựa trong 10 mẫu và thịt lợn trong 23 mẫu. Ngoài ra, cũng tại Anh quốc, người ta tìm thấy trong bánh lasagne (một loại bánh trộn thịt bò của Ý) có từ 60 đến 100% thịt ngựa.Vụ việc có tác động đến 4,5 triệu sản phẩm, kéo theo 13 quốc gia liên hệ như Anh Pháp, Hà lan, Rumania, Ba Lan, Aso, Thụy Điển..v.v… và 28 tập đoàn siêu thị bán lẻ, cụ thể là các hệ thống siêu thị như Tesco ( hệ thống siêu thị lớn nhất của Anh) , Iceland, Lidl của Anh. Auchan, Casino, Carrefour, Cora, Monoprix, Picard của Pháp.
Ngày 11-2, Tesco - nhà bán lẻ lớn nhất của Anh- đã phải xin lỗi trên truyền thông về 'sơ xuất' của mình. Trong khi đó, bảy tập đoàn siêu thị của Pháp đã rút bỏ từ các cửa hàng một số sản phẩm đông lạnh có thịt.
Đường dây cung cấp từ thịt ngựa sang đến thành phẩm cho người tiêu dùng khá rắc rối. Tổng hợp các điều tra của cảnh sát cho thấy một sơ đồ cung ứng thịt ngựa như sau : Từ nhiều năm nay, chính phủ Rumania không cho ngựa vào thành phố nên số ngựa thặng dư được đưa vào lò sát sinh. Một người Hà Lan tên Jan Fasen, chủ tịch công ty kinh doanh Draap Trading ( DRAAP là chữ viết ngược của chữ PAARD, tiếng Hà Lan paard có nghĩa là ngựa) trụ sở đặt tại công hoà Sip ( Chypre) Fasen mua thịt ngựa ở Rumania, đem về Hà Lan, từ đó bán đi khắp Âu Châu . Riêng ở Pháp, hãng Spanghero mua thịt của Draap Trading, cung cấp cho tập đoàn Pháp Comigel đặt chi nhánh ở Lục Xâm Bảo (Luxembourg). Cogimel là công ty đóng thức ăn làm sẵn cung cấp cho các siêu thị lớn ở 16 nước Âu Châu …như Findus, Carrefour, Auchan, Tesco ...Đường dây rắc rối như vậy để tránh sự kiểm soát của cộng đồng Âu Châu và bớt thuế.
Trong khi giá mua 1 ký thịt bò giá 5,20 € thì 1 ký thịt ngựa chỉ có 2,60 €. Mỗi năm Rumania giết 16.000 con ngựa.
Quá trình biến thú vật trở thành thành phẩm tới tay người tiêu dùng là một con đường khá phức tạp, điều đó làm cho sự kiểm định ai chị trách nhiệm chính của vụ việc trở nên rắc rối.
Jan Fasen phát biểu trên tờ The Guardian rằng « ông ta mua 100% thịt ngựa từ Rumania và bán thịt ngựa cho Spanghero ở Pháp cũng như ở Bỉ và Hà Lan. Nếu có sai phạm thì sai phạm đó nằm ở nơi khác chứ không phải công ty của ông. »
Tuy nhiên, phát biểu của Jan Fasen không thuyết phục lắm vì tháng 1 năm 2012 ông ta đã từng bị kết án 1 năm tù vì tội mua thịt ngựa nhập từ Nam Mỹ và đóng nhãn hiệu là thịt bò Hallal (thịt bò dành cho người đạo Hồi). Từ Hà Lan, Dược sĩ Nguyễn Hiền nói về nhà kinh doanh 61 tuổi Jan Fasen như sau :
«Ông này là một trong những nhà kinh doanh lớn chứ không phải nhỏ. Nhưng mà người ta cũng biết ông này không phài là một người lương thiện. Ông ta luôn luôn tìm cách kiếm lời theo kiểu làm ăn nửa trắng nửa đen, trốn xâu lậu thuế để mà kiếm lời. Nhưng mà bây giờ người ta không truy tố về chuyện đó mà người ta truy tố ổng về tội ổng mua thịt ngựa vể ổng dán nhãn thịt bò để ông ấy bán. »
... và nổi giận
Phát hiện trên đã làm giới tiêu thụ tại Anh giận dữ vì Anh là nơi mà ngựa được coi là một con vật được yêu chương, gần gũi. Đua ngựa tại Anh là một môn thể thao phổ biến nhưng việc ăn thịt ngựa gần như được xem là cấm kỵ. Ông Bùi Huy, một nhân viên làm việc cho Cộng Đồng người Việt tại Anh cho biết phản ứng của người Anh cũng như người Việt sống tại đây như sau :«Suốt mấy ngày hôm nay hầu như báo chí đều đưa tin này. Hầu như ai cũng nói là người ta cảm thấy bị sốc nặng, phải nói là người ta cảm thấy bị sốc rất nhiều. Cứ cho là lỗi của người sản xuất, nhưng người nhập hàng là phải có trách nhiệm kiểm tra. Cho nên hầu như là ai cũng cảm thấy bị sốc. Còn văn hoá người Việt mình thỉ hầu như ít ai mua thức ăn làm sẵn đông lạnh trong siêu thị thì cũng đỡ hơn. Mà đa số người Việt Nam ở đây người ta ít ăn thịt bò, thành ra mấy ngày hôm nay ít bị ảnh hưởng bởi vì người ta không có ăn những món đó. »
Ông Benoît Hamon, phụ trách về Kinh Tế và Tiêu Dùng của Pháp thì cho rằng trách nhiệm đầu tiên thuộc về tập đoàn Spanghero, vì đây là nơi đóng nhản hiệu thịt bò để phân phối đi khắp nơi. Ngày 14/2, giấy phép hoạt động của công ty này đã bị tạm thu hồi để tiến hành kiểm tra, trong vòng 1 tuần sẽ có kết quả. Việc đóng cửa vĩnh viễn Spagnghero không phải là không có thể. Viễn ảnh 350 công nhân mất việc sẽ đưa con số thất nghiệp của 1 trong 3 hảng lớn nhất của thành phố miền Đông Nam nước Pháp này lên đến 13,5%. Trên truyền hình, người ta nhìn thấy sáng lập viên Spangero , ông Laurent Spanghero, với gương mặt đẩm nước mắt nói « Quyết định này đã kết án tử hình cho Spanghero sau 37 năm hoạt động và đe doạ cho công ăn việc làm của hơn 300 nhân viên và gia đình của họ»
Trên các hoá đơn thịt từ Draap Trading ghi 8 mã số hải quan 0205 0080, trong đó 0205 là mã số chỉ thịt ngựa và 0202 là mã số chỉ thịt bò. Tuy nhiên, Barthélémy Aguerre, giám đốc của Shanghero thì phủ nhận mọi cáo buộc. Ông nói rằng ông không hề biết 8 mã số đó là của hải quan (douane) mà tưởng là mã số của hàng hoá (article). Ông còn nhấn mạnh, trên nhãn hiệu thịt ghi là BF, theo ông mọi người đều biết BF là viết tắt của chữ « boef » (beef, thịt bò). Nên nếu có lỗi là lỗi ở chỗ chúng tôi lơ đễnh (négligence) chứ không phải chúng tôi cố tình gian lận (fraude).
Tuy nhiên, dược sĩ Nguyễn Hiền phân tích, tiếng Hoà Lan, chữ BF là viết tắt của chữ biefstuk : đơn thuần là thịt nạc mông của bất cứ loại thịt nào :
«Tiếng Hoà Lan : Biefstuk. Chữ “bief” là thịt con bò, nhưng chữ nguyên “biefstuk” không có bắt buộc là thịt con bò. “Biefstuk” là thịt phía trên phần mông của con thú-thường là con bò- Có thể để là “paarden biefstuk” là thịt (phía trên phần mông của) con ngựa. Còn nếu nó nói “biefstuk” không, nó không nói nguồn gốc thì không ai biết là cái gì.”
Suốt mấy ngày hôm nay hầu như báo chí đều đưa tin này. Hầu như ai cũng nói là người ta cảm thấy bị sốc nặng, phải nói là người ta cảm thấy bị sốc rất nhiều.Vụ việc “ treo đầu bò bán thịt ngựa” chưa yên thì Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm (FSA) của Anh đã tìm thấy 8 mẫu phản ứng dương tính với chất Phenylbutazone trong khi xét nghiệm 206 mẫu ngựa được xuất cảng từ Anh sang Pháp. Phenylbutazone là một loại thuốc chống viêm (anti-inflammatoire) được dùng để trị các bệnh viêm gân trong thú vật, nhất là ngựa, một con vật thường phài xử dụng bắp thịt để kéo xe, đua ngựa. Tuy nồng độ không cao, nhưng có thể gây nguy hại tới người tiêu dùng . Dược sĩ Nguyện Quốc Nam giải thích về tác hại của chất Phenylbutazone đối với sức khoẻ con người như sau:
Ông Bùi Huy
“Cái chất Phenylbutazone là một chất anti-inflammatoire, tức là một chất trị viêm gân, bong gân …khi mình bị đứt gân thì chất Phenylbutazone này nó chống lại cái bệnh đó. Các xứ người ta nuôi ngựa nhiều, người ta dùng ngựa để kéo cày , người ta chích thuốc này vô để con ngựa không bị vọp bẻ, không bị bong gân để con ngựa làm việc nhiều hơn, vậy thôi. Mà nếu mình ăn thịt của nó thì cũng giống như mình uống thuốc Phenylbutazone. Mà thuốc chẳng hạn như thuốc trụ sinh, mình không bệnh mà mình uống thì nó có hại. Thì thuốc Phenylbutazone này cũng vậy, nếu mình không bệnh mà mình uống thì nó có hại đến sức khoẻ, cái đó là chắc chắn rồi.”
Không ảnh hưởng sức khỏe người dùng?
Mặc dù bà Sally Davies, trưởng văn phòng Y Tế ở Anh khẳng định: “Có thể có một số chất phenylbutazone được phát hiện trong thịt ngựa cung cấp trong chuỗi thực phẩm, nhưng nồng độ của nó rất thấp. Mọi người không cần phải lo lắng nguy cơ của nó đối với sức khỏe”. Và mặc dù hệ thống siêu thị lớn nhất nước Anh Tesco đã giải thích sở dĩ có “hiện tượng không mong muốn này là do dây chuyền sản xuất nhiều loại thịt nên đã vô tình đóng gói lẫn thịt này với thịt nọ”. Tuy nhiên, lời giải thích đó không đủ thuyết phục được người tiêu dùng. Niềm tin của người tiêu dùng bị giảm sút mạnh sau vụ bê bối này, 60% dân Pháp trả lời là sẽ không xử dụng thực phẩm làm sẳn nữa.Có thể có một số chất phenylbutazone được phát hiện trong thịt ngựa cung cấp trong chuỗi thực phẩm, nhưng nồng độ của nó rất thấp. Mọi người không cần phải lo lắng nguy cơ của nó đối với sức khỏe.“Vấn đề thực phẩm bên Châu Âu này là khi mình vào siêu thị mình mua đồ thì trên bao bì người ta ghi làm sao thì mình tin như vậy thôi. Theo như tôi biết thì thịt ngựa ăn cũng được chứ không nguy hiểm gì nhưng vấn đề là người ta không biết xuất xứ thịt ngựa này ở đâu? tiếng Việt mình nói là “treo đầu dê bán thịt chó “ Và thứ hai là không biết nó có qua quá trình đảm bảo vệ sinh khi sản xuất hay không thì người ta cũng lo, nhất là những người già, người ta bị sốc. Thật ra, đến giờ phút này, người ta cũng chưa nói là thịt ngựa có nguy hiểm gì hay không ? Và cũng chưa có ai nói là ăn vô có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ đâu mà chủ yếu là người tiêu dùng có cảm giác là người ta bị lừa.”
Bà Sally Davies
Dick Vrijenhoek, một trong những chủ tiệm bán thịt ngựa hiếm hoi ở Hà Lan nói với đài Omroep West rằng ông hiểu sự lo ngại của người tiêu thụ, nhưng theo ông, thịt ngựa hoàn toàn không có hai, đó là một loại thịt sạch nhất “ Chị Tâm ở Hoà Lan thì nói thịt ngựa ăn mát.
Thủ đô Amsterdam của Hà Lan có cả một nhà hàng chuyên bán thịt ngựa, khách hàng không biết đó là thịt ngựa thì ăn thấy ngon hơn thịt bò:
“Có một cái nhà hàng ở Amsterdam, 60 năm nay, ổng bán thịt ngựa mà ổng nói thịt bò. Ông cấm nhân viên trong tiệm ăn nói đó là thịt ngựa. Có một lần ổng thử làm đàng hoàng, ổng đổi thịt ngựa thành thịt bò thì ổng nói khách hàng kêu quá, nói thịt này không ngon, thì ổng phải đổi lại thịt ngựa.”
Từ thịt ngựa thành thịt bò ở Âu Châu, đến gạo cao su, trứng nhân tạo và hàng ngàn sản phẩm độc hại của Trung Quốc. Việc chạy theo lợi nhuận bất chấp các tiêu chuẩn đạo đức nghể nghiệp đã làm mất niềm tin nơi người tiêu thụ, nếu không muốn nói là nỗi sợ hãi trước một món ăn mà mình mơ hồ về quá trình sản xuất của nó. Bộ trưởng bộ lương thực Pháp Guillaume Garot nói: “Thách thức hiện nay là khôi phục lại sự tin tưởng giữa người Pháp và thực phẩm”.
__________________________
RFA-12-02-2013
Hey there, I think your website might be having browser compatibility issues.
Trả lờiXóaWhen I look at your blog site in Safari, it looks fine but when opening in Internet Explorer,
it has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up!
Other then that, wonderful blog!
my web page - registration