Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

Xem con heo "Ủn" Bắc Hàn hăng máu chiến tranh

Bắc Hàn trong 'tình trạng chiến tranh'

BBC - Cập nhật: 08:12 GMT - thứ bảy, 30 tháng 3, 2013


Bắc Hàn tiếp tục leo thang với những lời lẽ và tuyên bố cứng rắn đe dọa chiến tranh

Bắc Hàn nói nước này bước vào "tình trạng chiến tranh” với Hàn Quốc trong bước leo thang về tuyên bố mới nhất chống lại quốc gia láng giềng và Hoa Kỳ.

Tuyên bố của Bình Nhưỡng hứa có "hành động cụ thể và nghiêm khắc " chống lại "bất kỳ hành động khiêu khích" nào.

Bắc Hàn có các đe dọa tấn công hầu như hàng ngày sau khi bị trừng phạt do thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng Hai.
Tuy nhiên, rất ít người nghĩ rằng miền Bắc dám tiến hành một cuộc xung đột toàn diện, trong lúc hai miền Triều Tiên vẫn luôn ở trong ‘tình trạng chiến tranh’ thường trực trên danh nghĩa kể từ năm 1953 khi không ký kết hiệp ước hòa bình.
Hiệp ước đình chiến vào cuối cuộc chiến Triều Tiên vẫn chưa bao giờ trở thành một hiệp ước đầy đủ.

'Chiến tranh là tự sát'



"Tình hình trạng kéo dài không hòa bình mà cũng không hẳn chiến tranh của bán đảo Triều Tiên cuối cùng đã chấm dứt"
Tuyên bố của Bắc Hàn

Bắc Hàn đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba vào ngày 12/2, dẫn đến việc bị áp đặt các lệnh trừng phạt mới.
Các cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn thường niên diễn ra cũng chọc giận Bình Nhưỡng thêm.
Nhiều nhà phân tích tin rằng một cuộc chiến tranh thực sự và đúng nghĩa xảy ra với Hàn Quốc và đồng minh Hoa Kỳ của miền Nam sẽ là một cuộc tự sát đối với miền Bắc, theo phóng viên BBC Lucy Williamson tại Seoul.
Nhưng việc cả hai bên đều đe dọa trả đũa nặng đã tạo nguy cơ cho các cuộc xung đột nhỏ leo thang, vẫn theo phóng viên của chúng tôi.
Một tuyên bố của Bắc Hàn loan vào ngày thứ Bảy nói: "Từ lúc này, mối quan hệ Bắc - Nam sẽ bước vào tình trạng chiến tranh và tất cả những vấn đề nảy ra giữa miền Bắc và miền Nam sẽ được xử lý phù hợp.
"Tình hình trạng kéo dài không hòa bình mà cũng không hẳn chiến tranh của bán đảo Triều Tiên cuối cùng đã chấm dứt."

'Đe dọa là nghiêm túc'

http://images.zeit.de/politik/ausland/2013-03/nordkorea-kim-jong-un/nordkorea-kim-jong-un-540x304.jpg


Bắc Hàn vừa đe tấn công Nam Hàn vừa dọa đánh đòn 'hạt nhân phủ đầu' nhắm vào 'đế quốc Mỹ'


Tại Washington, Caitlin Hayden, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia nói Hoa Kỳ đã biết tin tức về “một tuyên bố mới và không xây dựng từ Bắc Hàn".
"Chúng tôi coi những mối đe dọa là nghiêm túc và vẫn có liên hệ chặt chẽ với các đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi," quan chức này nói.
Bắc Hàn đã đưa ra nhiều đe dọa đối với cả Hoa Kỳ lẫn Hàn Quốc trong những tuần gần đây, trong đó có một cảnh báo "tấn công hạt nhân phủ đầu" nhắm vào Hoa Kỳ.
Hôm thứ Năm, truyền thông nhà nước Bắc Hàn đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un “đánh giá rằng đã tới lúc thanh toán với Đế quốc Mỹ".
Ông được cho là đã lên án các phi vụ Hoa Kỳ điều phi cơ ném bom B-2 bay trên không phận Hàn Quốc trong các cuộc tập trận quân sự như là một "giai đoạn liều lĩnh" đại diện cho một "tối hậu thư rằng chúng sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân với bất kỳ giá nào trên bán đảo Triều Tiên".
Lãnh thổ nội địa của Hoa Kỳ và các căn cứ ở Hawaii, Guam và Hàn Quốc đều được đặt là mục tiêu tiềm năng.

"Chúng tôi rất quan ngại rằng... hành động đơn phương xảy ra đối với Bắc Hàn đang làm gia tăng hoạt động quân sự"
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

Truyền thông nhà nước của miền Bắc cho thấy hàng ngàn binh sĩ và học sinh, sinh viên tham gia một cuộc biểu tình đông đảo ở Bình Nhưỡng ủng hộ tuyên bố của ông Kim Jong-un
Các hỏa tiễn tiên tiến nhất của Bắc Hàn được cho là có thể phóng tới Alaska, nhưng không tới được các phần còn lại ở nội địa của Hoa Kỳ.

'Hành động đơn phương'

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói các lời lẽ đe dọa chỉ làm sâu sắc thêm sự cô lập của Bắc Hàn.
Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Hàn, đã nhắc lại lời kêu gọi các bên giảm bớt căng thẳng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói với một cuộc họp báo thường nhật rằng "những nỗ lực chung" phải được tiến hành để hóa giải "tình hình căng thẳng".


Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói Nga lo ngại căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên 'tuột khỏi kiểm soát'


Ngoại trưởng Nga Lavrov còn đi xa hơn, bày tỏ lo ngại rằng "chúng ta có thể đang để tình hình trượt ra khỏi tầm kiểm soát".
Ông nói: "Chúng tôi rất quan ngại rằng... hành động đơn phương xảy ra đối với Bắc Hàn đang làm gia tăng hoạt động quân sự".
Ngày 16/3, Bắc Hàn đã dọa tấn công nhóm đảo nằm ở vùng biên giới của Hàn Quốc, và khuyên các cư dân rời khỏi các đảo này.
Trong năm 2010, miền Bắc đã nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, làm bốn người chết.
Hôm thứ Tư, Bình Nhưỡng cắt đường dây nóng quân sự với miền Nam - liên kết chính thức trực tiếp cuối cùng giữa hai nước.
Đường dây nóng của Hội Chữ thập đỏ và một đường khác dùng để giao tiếp với Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc tại Bàn Môn Điếm cũng bị cắt.
Tuy nhiên, một đường dây nóng không kiểm liên Triều vẫn tồn tại và khu công nghiệp Kaesong, liên doanh giữa hai miền, vẫn còn hoạt động.


Các kịch bản xung đột với Bắc Hàn

BBC - Cập nhật: 16:48 GMT - thứ sáu, 29 tháng 3, 2013
http://f2.blick.ch/img/news/origs2254186/5860488468-w980-h640/Nordkoreas-Staatschef-Kim-Jong-Un-laesst-die-Raketen-in-Bereitschaft-versetzen-Archiv-.jpg

Ông Kim Jong-un đã liên tiếp đe dọa tấn công quốc gia 'thù địch'

BBC giới thiệu một số ý kiến quan trọng quanh các động thái mới nhất của Bắc Hàn và Hoa Kỳ, gồm cả một số kịch bản về diễn biến xung đột với Bắc Hàn, sau khi lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un đe dọa tấn công Hoa Kỳ và đồng minh.

Charles Scanlon, BBC News:

"Đánh bạc với dư luận là vai trò chính lâu nay trong chiến lược của Bắc Hàn.
Chế độ ở Bình Nhưỡng muốn được các quốc gia láng giềng giàu mạnh hơn coi họ một cách nghiêm túc.
Nhưng qua cách đưa ra lời đe dọa về nguy cơ đẩy khu vực kinh tế năng động nhất thế giới vào cuộc chiến tranh, Bắc Hàn đã che dấu được các yếu kém nội bộ và nhận được nhượng bộ ngoại giao.
Nay, chỉ có Hoa Kỳ có thể lật tẩy lá bài của Bắc Hàn.
Vì thế, Bộ Tài chính Mỹ ra biện pháp siết chặt tài chính với Bắc Hàn và Ngũ Giác Đài cử phi cơ ném bom chiến lược B-52 và máy bay B-2 tới bán đảo Triều Tiên..."

Bộ Quốc phòng Hoa kỳ:

"Qua quyết định gửi phi cơ ném bom B-2 Spirit tới Nam Hàn từ Căn cứ Whiteman Air Force, Hoa Kỳ bày tỏ cam kết bảo vệ đồng minh Hàn Quốc và mở rộng biện pháp phòng ngừa tới cho cả các đồng minh của chúng tôi ở châu Á – Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ cử máy bay B-2 tới bán đảo Triều Tiên

Sứ vụ của hai chiếc B-2 Spirit cho thấy Hoa Kỳ có khả năng oanh kích tầm xa nhanh, chính xác và bất cứ lúc nào, gồm cả đoạn đường bay trên 6500 dặm tới bán đảo Triều Tiên và trở về đất Mỹ trong một lần xuất kích."

Tanya Branigan, báo The Guardian:

Kịch bản một là Seoul bị tấn công, theo Tiến sỹ James Hoare, nguyên tùy viên sứ quán Anh tại Bình Nhưỡng.
"Người ta có thể phóng một hoặc hai hỏa tiễn tới một chỗ nào đó gần phi trường Incheon, chỉ để chứng tỏ rằng người ta có thể làm được điều đó..."
"Hoặc triển khai một số tàu chiến ở miền nam khu vực tranh chấp ở đường giới tuyến phía Bắc."
Kịch bản hai cho rằng Bắc Hàn chủ yếu nhắm tới một vụ thử hỏa tiễn hoặc hạt nhân.
Ý kiến này nói: “Bắc Hàn rõ ràng đã có một chương trình phát triển các thứ đó; các khoa học gia và lãnh đạo của họ, chỉ đang gây sức ép để thúc đẩy các chương trình và thử nghiệm loại này.”
Một kịch bản ba tin rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ có động thái thiên về chiến tranh kinh tế bằng việc đóng cửa khu công nghiệp Kaesong (liên doanh với miền Nam), nhưng thu giữ các tài sản của Hàn Quốc làm “con tin.”
Miền Bắc có thể tiến hành các cuộc chiến tranh mạng bằng tấn công các ngân hàng và hệ thống truyền thông của Hàn Quốc.


"Bắc Hàn có thể bắn hỏa tiễn sang Incheon"

TS James Hoare

Một kịch bản khác cho rằng Bắc Hàn chỉ lên gân tạo lợi thế trước khi trở lại bàn đàm phán, nhất là trực tiếp giữa hai miền trên bán đảo.
Kịch bản số bốn này nói: “Các cuộc đàm phán giữa hai miền Triều Tiên có thể là một khả năng cao hơn, và có thể là hữu ích hơn là đối thoại với Hoa Kỳ.
Tiến sỹ Hoare dự đoán: “Tôi nghĩ sẽ mất một vài tuần nữa để Bắc Hàn diễn kịch và lên giọng trước khi hai bên có thể cố gắng thoát ra khỏi xung đột.”
Và kịch bản thứ năm là khả năng quay lại đàm phán, theo những gì Nga hy vọng.
Hôm thứ Sáu 29/3, Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov kêu gọi các nỗ lực để tái khởi động các cuộc đàm phán sáu bên giúp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Lí do mà Nga đưa ra đề xuất này là vì Moscow quan ngại rằng các tuyên bố của Bình Nhưỡng có thể đưa các căng thẳng và nguy cơ xung đột hạt nhân “tuột ra khỏi tầm kiểm soát” của quốc tế và các bên liên quan.


Nam Triều Tiên yêu cầu Bắc Triều Tiên ngưng đe dọa


Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên, cơ quan phụ trách quan hệ Liên Triều, nói rằng tuyên bố về “tình trạng chiến tranh” mà Bắc Triều Tiên đưa ra không có gì mới lạ.


VOA
Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên vừa phổ biến một thông cáo để yêu cầu Bình Nhưỡng ngưng đưa ra điều mà họ gọi là những lời đe dọa không thể chấp nhận.

Ngày hôm nay bộ này cũng cảnh báo rằng các lực lượng của miền nam đang ở trong tình trạng sẵn sàng và sẽ trừng trị miền bắc một cách đích đáng nếu Bình Nhưỡng có hành vi gây hấn.

Trong một thông cáo do hãng thông tấn nhà nước KCNA loan tải ngày hôm nay, Bắc Triều Tiên nói rằng nước họ đã tiến vào “tình trạng chiến tranh” chống lại miền nam và “toàn bộ những vấn đề giữa hai miền sẽ được xử lý theo tình trạng này.”

Một số web site của Bắc Triều Tiên rõ ràng là đã bị tin tặc tấn công sau loan báo vừa kể, và đôi lúc không thể truy cập được trong ngày hôm nay.

Tuy chưa nhóm nào nhận trách nhiệm thực hiện những vụ tấn công theo kiểu từ chối dịch vụ này, một số tin tặc với tư cách cá nhân cho đài VOA biết rằng họ đã thực hiện những vụ tấn công đó.

Cũng trong ngày hôm nay, Bình Nhưỡng dọa đóng cửa một khu công nghiệp chung với Nam Triều Tiên.

Một phát ngôn viên của văn phòng quản lý Khu công nghiệp Kaesong ở Bắc Triều Tiên nói rằng họ sẽ đóng cửa khu công nghiệp nằm ngay phía bắc Vùng Phi Quân Sự, nếu Seoul tiếp tục gây phương hại cho phẩm giá của Bắc Triều Tiên.

Bộ Thống nhất Nam Triều Tiên, cơ quan phụ trách quan hệ Liên Triều, nói rằng tuyên bố về “tình trạng chiến tranh” mà Bắc Triều Tiên đưa ra không có gì mới lạ, mà chỉ là một sự tiếp diễn của những hành vi đe dọa và khiêu khích.

Tuy nhiên, một nữ phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói rằng các giới chức chính phủ Mỹ đang xem xét loan báo của Bình Nhưỡng một cách nghiêm túc.

Ông Kim Jong Un, lãnh tụ trẻ tuổi của Bắc Triều Tiên, đã lên nắm quyền sau cái chết của thân phụ ông hồi tháng 12 năm 2011.

Hôm qua, ông Kim loan báo rằng các lực lượng của nước ông đã sẵn sàng “để thanh toán mọi vấn đề” với Hoa Kỳ.

Loan báo này được đưa ra sau khi hai chiếc oanh tạc cơ tàng hình B-2 cất cánh từ Hoa Kỳ đã thả bom giả xuống một sân bắn trên một hòn đảo của Nam Triều Tiên.

Phi vụ vừa kể, cùng với những phi vụ tương tự của các chiếc oanh tạc cơ B-52 trước đây trong tháng này, được cho là để đưa ra một thông điệp cho cả Bắc Triều Tiên lẫn Nam Triều Tiên.

Các nhà phân tích nói rằng việc này có mục đích trấn an Nam Triều Tiên là họ được bảo vệ dưới ô dù hạt nhân của Mỹ, và cảnh cáo Bình Nhưỡng là Hoa Kỳ có khả năng tấn công Bắc Triều Tiên một cách chính xác và nhanh chóng từ một nơi xa xôi, trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Quốc tế quan ngại trước tuyên bố
tình trạng chiến tranh của Bắc Triều Tiên



Kim Jong-un bei der Waffen-Inspektion: Die USA schauen mit Argusaugen auf Pjöngjang und akzeptiert keine Zuwiderhandlungen gegen den bald 60 Jahre alten UN-Waffenstillstand
Quân dân Bắc Triều Tiên trong cuộc mít-tinh tại Bình Nhưỡng ngày 29/03/2013 ủng hộ mệnh lệnh lãnh đạo Kim Jong Un chuẩn bị chiến tranh với Hàn Quốc và Hoa Kỳ.REUTERS/KCNA
Tuyên bố đặt trong « tình trạng chiến tranh » với Hàn Quốc của Bình Nhưỡng đã gây không khí lo ngại thực sự ở nhiều nước ngoài Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Hôm nay Nga, Đức và Pháp đã lần lượt lên tiếng về những lời đe dọa chiến tranh của Bắc Triều Tiên.

Không khí chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên tiếp tục được thổi lên căng thẳng với những tuyên bố đe dọa của Bình Nhưỡng. Hôm nay 30/03/2013, Bắc Triều Tiên lại tuyên bố «tình trạng chiến tranh » với Hàn Quốc;
Qua hãng thông tấn chính thức KCNA, Bình Nhưỡng khẳng định :« Các mối quan hệ liên Triều được đặt trong tình chiến tranh và tất ả các vấn đề giữa hai miền Triều Tiên sẽ được xử lý theo nguyên tắc tương ứng của chiến tranh ».
Tuyên bố khiêu chiến của Bình Nhưỡng không có gì mới so với vài ngày qua nhưng cũng khiến cho Washington và Seoul không thể xem thường những đe dọa chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên.Thông tín viên Frédéric Ojardias tại Seoul tường trình:
« Nhưng đe dọa mới này về chủ yếu vẫn chỉ là lặp lại những khiêu khích bằng lời đã được chế độ Bình Nhưỡng tung ra trong tuần vừa qua. Cũng không nên quên là hai miền chưa bao giờ ký hiệp ước hòa bình từ khi sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt năm 1953, mà hai nước mới chỉ với nhau hiệp định đình chiến. Bình Nhưỡng vẫn thường xuyên tuyên bố thỏa thuận này vô hiệu.
Dấu hiệu đe dọa của miền Bắc lúc này vẫn được coi là cường điệu. Cho đến ngày hôm nay, hàng trăm nhân viên Hàn Quốc vẫn qua biên giới làm việc trong khu công nghiệp liên doanh nằm bên phần đất miền Bắc mà không có vấn đề gì.
Với những tuyên bố mới này, chế độ Bắc Triều Tiên muốn tỏ sự phẫn nộ trước việc Mỹ đưa máy bay tàng hình B2 hoạt động trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng cũng nổi dóa vì một tuyên bố của quân đội Hàn Quốc nói rằng trong trường hợp bị khiêu khích quân sự, miền Nam sẵn sàng cho phá hủy hàng nghìn bức tượng của Kim Jong Il và Kim Sung Il.
Đây chỉ là cuộc khẩu chiến mà thôi, một cách làm được Kim Jong Un rất hay sử dụng. Nhân việc tạo không khí chiến tranh, có thể Kim Jong Un muốn siết chặt hàng ngũ binh sĩ và cùng cố vai trò kiểm soát dân chúng của mình. »
Dù chỉ là đe dọa bằng ngôn từ nhưng Seoul cũng phải đặt mình trong tư thế sẵn sàng đáp trả. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố quân đội miền Nam sẵn sàng đáp trả mọi khiêu khích, đồng thời theo dõi sát sao mọi biến động của quân đội miền Bắc. Hiện tại Seoul cho biết không có nghi ngờ nào được phát hiện.
Hoa Kỳ, đồng minh của Hàn Quốc, đã ra thông cáo cho biết không thể xem thường những đe dọa của Bắc Triều Tiên đồng thời Washington khẳng định lại « mối quan hệ chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc ».
Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle hôm nay tuyên bố kêu gọi Bắc Tiều Tiên hãy chấm dứt trò đùa với lửa, đồng thời đánh giá đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng là là « nghiêm trọng ». Trên một diễn đàn của nhật báo Đức Bild, lãnh đạo ngoại giao Đức viết « trò đùa với lửa vô trách nhiệm của Bắc Triều Tiên phải chấm dứt ». Ngoại trưởng Guido Westerwelle nói rõ « Cho dù những hình ảnh và lời nói đến từ Bắc Triều Tiên dường như là vu vơ, nhưng nó là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình trong vùng » và ông tỏ ý rất « lo lắng » về những diễn biến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lúc này. Ngoại trưởng Đức cũng bày tỏ lập trường «đoàn kết » với Hàn Quốc.
Cùng ngày, Paris cũng lên tiếng kêu gọi Bắc Triều Tiên « không được có mọi khiêu khích mới ». Trong thông cáo ra hôm nay, phát ngôn viên Ngoại giao Pháp Philippe Lalliot nêu rõ : « Pháp vô cùng quan ngại trước tình hình trên bán đảo Triều Tiên » «Pháp khẩn thiết yêu cầu Bắc Triều Tiên không được có thêm mọi khiêu khích nào, tuân thủ nghĩa vụ của quốc tế, nhất là trong khuôn khổ các nghị quyết xác đáng của Liên Hiệp Quốc và nhanh chóng nối lại con đường đối thoại ».
Về phần mình, Nga cũng bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với tình hình tại bán đảo Triều Tiên. Trong một thông cáo ngoại giao ra hôm nay, Matxcơva kêu gọi hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ hãy chứng tỏ thái độ « trách nhiệm và kiềm chế tối đa ». Ông Grigori Logvinov, một quan chức ngoại giao Nga đặc trách hồ sơ Triều Tiên cho biết Nga không thể thờ ơ khi căng thẳng đang leo thang từng ngày ở cửa ngõ biên giới phía đông của mình.
Anh Vũ / RFI
Bắc Triều Tiên gia tăng hăm dọa quân sự


Lãnh tụ Kim Jong Un chủ trì cuộc họp khẩn duyệt qua năng lực chiến đấu của đơn vị hỏa tiễn chiến lược Bắc Triều Tiên ngày 29/03/2013.
Ảnh do KCNA phân phát.REUTERS/KCNA

RFI Trong dòng thời sự đang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, báo Le Figaro hôm nay chạy tít : « Gia tăng hăm dọa quân sự tại Bắc Triều Tiên ». Bài báo cho biết chủ tịch Kim Jong Un ra lệnh chuẩn bị tấn công Mỹ bằng tên lửa.

Hàng chục nghìn thường dân và binh lính được kêu gọi diễu hành chống « đế quốc Mỹ ». Vô cùng phẫn nộ, chủ tịch Kim Jong Un đã báo động hệ thống tên lửa và đe dọa sẽ « đánh Mỹ không thương tiếc », cũng như tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc và Thái Bình Dương, trong đó có cả Hawai và đảo Guam.
Bình Nhưỡng xem việc hai máy bay ném bom của Mỹ bay trên bầu trời Hàn Quốc như là nguy cơ một « cuộc chiến hạt nhân ». Đường dây điện thoại nóng giữa hai miền Nam Bắc đã bị cắt đứt. Đây là mối liên kết cuối cùng của hai miền. Mặc dù khẩu chiến leo thang, nhưng chẳng một chuyên gia nào xem nguy cơ chiến tranh tại bán đảo Triều Tiên là có khả năng xảy ra. Bình Nhưỡng chưa thành công trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, cho nên chưa đủ sức để đánh Mỹ.
Bình Nhưỡng hô hào chiến tranh hạt nhân nhằm buộc Hoa Kỳ ngồi vào bàn đàm phán và gây sức ép để buộc Hàn Quốc nới lỏng chính trị. Bình Nhưỡng luôn muốn nắn gân tân lãnh đạo Hàn Quốc, bà Park Geun Hye bằng cách đe dọa phá vỡ nền hòa bình mong manh giữa hai miền Nam Bắc. Mỗi lần Hoa Kỳ và Hàn Quốc tập trận chung là y như rằng căng thẳng trên bán đảo dâng cao. Nhưng đặc biệt lần này còn căng thẳng hơn nhiều, bởi Mỹ và Hàn Quốc vừa ký một hiệp định quân sự mới. Lợi dụng sự gây hấn của Bắc Triều Tiên, tuy chưa phải là lớn, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã siết chặt liên minh.
Chẳng ai mong muốn một cuộc chiến xảy ra trên bán đảo đặc biệt là Bắc Triều Tiên, bởi họ biết rằng tấn công Hoa Kỳ đồng nghĩa với tự sát.

Các « quốc gia côn đồ » ngăn cản hiệp ước buôn bán vũ khí quy ước

Liên quan đến tình hình thế giớ nói chungi, vấn nạn về buôn bán vũ khí vẫn chưa được giải quyết tại Liên Hiệp Quốc. Báo Le Monde có bài viết về vấn đề này. Bài báo nêu rõ ba quốc gia đó là Syria, Iran và Bắc Triều Tiên đã gây khó khăn cho Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong việc thông qua hiệp ước quản lý buôn bán vũ khí.
Chín năm suy nghĩ và hàng tuần tranh luận vẫn chưa đủ để đưa ra một Hiệp ước Quốc tế về buôn bán vũ khí quy ước (viết tắt là TCA) vào ngày thứ Năm 28/03 vừa qua tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Do sự cản trở của ba quốc gia trên mà « sự đồng thuận nhằm thông qua hiệp ước » vẫn chưa có được. Ba quốc gia này đã khẳng định chính thức chống lại Hiệp ước.
Đây không phải là lần đầu tiên 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc thất bại trong cuộc thương lượng ma-ra-tông này. Vào tháng 7 năm ngoái, hiệp ước đã bị dời lại do đề nghị của Hoa Kỳ sau nhiều cuộc mặc cả. Quốc gia này nắm 30% số lượng bán vũ khí trên thế giới.
Những người ủng hộ hiệp ước này thở dài ngao ngán trước sự ngoan cố của ba nước trên. Họ đã tranh đấu từ chục năm nay. Theo bà Anna MacDonal, thuộc tổ chức phi chính phủ Oxfam, thì « thế giới đang là con tin trong tay ba quốc gia này ».
Mục tiêu của hiệp ước là nhằm cấm buôn bán vũ khí có chứa « rủi ro cao », như là có thể được sử dụng cho mục đích « vi phạm nghiêm trọng nhân quyền », cho hành động khủng bố hay như là dùng cho băng đảng. Theo thống kê của viện thăm dò ý kiến công luận Pháp (IFOP), có đến 85% người Pháp ủng hộ hiệp ước trên.
Tuy nhiên, hiệp ước vẫn có một số kẽ hở, đó là chỉ áp dụng trên bảy danh mục vũ khí thông thường như xe tăng, máy bay, pháo và một số vũ khí hạng nhẹ, tức là một số lượng rất giới hạn . Do đó, một chuyên gia nhận định « Hiệp ước trên sẽ lỗi thời trong vài năm tới ». Đó là chưa kể dưới sức ép của Mỹ, đạn dược được xử lý riêng, được quản lý ít nghiêm ngặt hơn. Hiệp ước trên sẽ được thi hành nếu được ít nhất 50 quốc gia phê chuẩn.

Chypre bị cám dỗ rút khỏi khu vực euro

Trở lại tình hình tại Chypre, báo Le Figaro trong mục kinh tế có bài viết mang tựa đề : « Chypre bị cám dỗ rút khỏi đồng euro ». Tổng thống Chypre đảm bảo không có chuyện Chypre rút lui khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu, nhưng giới chính trị thì muốn trở lại dùng đơn vị tiền tệ quốc gia là đồng bảng.
Ngân hàng Chypre đã hoạt động trở lại sau 12 ngày đóng cửa. Sau khi chính phủ Chypre chấp nhận dự án cứu trợ khắc nghiệt của châu Âu, người dân trên đảo quốc này càng oán giận và chống lại châu Âu hơn. Một số người biểu tình tại thủ đô Nicosie đã đốt cờ châu Âu. Đối với phần đông, hành động cứu trợ của châu Âu không hề thể hiện tinh thần đoàn kết.
Theo một cuộc thăm dò dư luận gần đây của kênh tư nhân Sigma, thì có tới 2/3 người dân Chypre ủng hộ việc ra khỏi khu vực đồng euro. Theo Tổng giám mục Nicosie, kinh tế quốc gia sẽ khá hơn nếu quay lại sử dụng đồng « bảng ». Một giáo sư ngành khoa học chính trị tại trường đại học Nicosie giải thích : « Vấn đề ở đây là luận điệu trên được ủng hộ bởi các các dân biểu đảng cộng sản (17 dân biểu trên tổng số 56). Họ bất bình trước chính sách khắc khổ của các nước khu vực đồng euro ».
Đương nhiên, lập luận như trên được nhiều người hưởng ứng và ngay cả ông Papadopoulos, chủ tịch ủy ban kinh tế của Quốc hội cũng tán thành việc Chypre rút khỏi khu vực đồng euro. « Trong cuộc khủng hoảng, khi mà đồng lương giảm và thất nghiệp gia tăng thì ý tưởng rút lui khỏi đồng euro càng có khả năng được xem xét. » nhà phân tích chính trị thêm vào.
Đối với một số nhà kinh tế học, ra khỏi khu vực đồng euro dường như là một phương án duy nhất để phục hồi chủ quyền quốc gia. Một kịch bản mà Tổng thống Chypre, ông Nikos Anastasiades muốn loại trừ hồi thứ Sáu vừa qua trong một hội nghị. Ông tuyên bố : « Chúng ta sẽ không rời khỏi khu vực đồng euro và tôi nhấn mạnh trên điểm này. Chúng ta không thể mạo hiểm khi đưa tương lai quốc gia vào tình trạng nguy hiểm. »

Hơn 11.000 loại thuốc trừ sâu bán tại Hoa Kỳ chưa qua thử nghiệm

Liên quan đến sức khỏe, báo Le Monde chạy tựa : « Hơn 11.000 loại thuốc trừ sâu được bán tại Hoa Kỳ mà chưa qua thử nghiệm ». Một đơn kiện chống cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đã được đưa ra.
Liệu cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) có cố tình cho bán trên thị trường các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm cho con người và loài ong, nhân tố thụ phấn quan trọng cho các vụ mùa ? Đây là tố cáo từ vài ngày nay của các nhà nuôi ong và các tổ chức phi chính phủ tại Hoa Kỳ.
Thứ Tư vừa qua, ngày 27/03/2013, sau một cuộc điều tra kéo dài hai năm, Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (NRDC) đã xuất bản một báo cáo kết án cơ quan này đã đồng ý bán ra thị trường 11.000 loại thuốc trừ sâu « mà không thông qua kiểm dịch hoặc không được kiểm định đầy đủ » nhờ vào một lỗ hổng pháp lý.
Một cuộc nghiên cứu khác được đại học Purdue tiến hành vào năm 2012 chứng tỏ rằng một số hạt giống được thử nghiệm có chứa chất clothianidine. Lượng này lên tới 700 000 lần liều lượng gây chết loài ong.
Về phần mình, cơ quan EPA này đảm bảo rằng sẽ cố gắng tìm hiểu các tác nhân gây hại cho loài ong. Đồng thời, cơ quan dẫn một phân tích nội bộ « khẳng định các sản phẩm này ban đầu được kiểm kê không chứa những rủi ro không thể chấp nhận được cho người và môi trường ».
Song song với cuộc nghiên cứu trên, bốn chuyên gia nuôi ong và năm hiệp hội đã kiện cơ quan này vào ngày 21/03 vừa qua tại tòa án California. Đồng thời, họ đòi cơ quan này phải ngăn ngay việc sử dụng chất gây hại này. Các hiệp hội này giải thích đã nắm trong tay các tài liệu chứng minh nhiều hành vi phạm luật của các thành viên cơ quan này.

Pháp : Các khoản nợ đeo đuổi Tổng thống Hollande

Quay lại với tình hình chính trị tại Pháp, báo chí hôm nay đề cập nhiều đến dư âm sau cuộc phát biểu của Tổng thống Hollande trên truyền hình.
Báo Le Figaro chạy tựa : « Các khoản nợ đeo đuổi Tổng thống Hollande ». Ngay hôm sau ngày Tổng thống Hollande phát biểu trên truyền hình, l’Insee (Viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp) thông báo Pháp đã đạt một mức nợ kỷ lục (90,2% tổng thu nhập quốc nội), đe dọa nghiêm trọng cân bằng kinh tế.
Đã có khoảng 8 triệu khán giả truyền hình theo dõi trả lời phỏng vấn của Tổng thống Hollande, nhưng bài phát biểu này không có một tí thuyết phục nào. Liên quan đến chính sách thuế, ông Hollande đòi đánh thuế cao người giàu làm giới chủ phẫn nộ.
Theo báo Le Monde thì gần một năm sau khi đắc cử tổng thống, ông Hollande chỉ chiểm được lòng tin của khoảng gần 30% dân Pháp.
 
 _________________________

 A boy identified as North Korean leader Kim Jong-il's third son Kim Jong-un is seen in this undated photo
 
Kim Jong Un ist zwischen 1983 und 1984 als jüngster Sohn des nordkoreanischen Diktators Kim Jong Il und dessen dritter Frau geboren worden. Genauere Daten gibt es nicht - wie es überhaupt wenig genaue Daten über die nordkoreanischen Herrscher gibt. Auch Fotos aus Kindertagen sind rar - das obige soll Kim Jong Un im Alter von elf Jahren zeigen.
Unter einem Pseudonym soll der junge Kim bis zur neunten Klasse Schweizer Schulen in der Nähe von Bern besucht haben. Danach soll er abgeschirmt von anderen Studenten von 2002 bis 2007 die Militärakademie in Pjöngjang (Kim Il Sung Universität) mit dem Schwerpunkt Artillerie besucht haben. Nachdem sein älterer Bruder bei dem Vater in Ungnade gefallen war, stand fest, dass Kim Jong Il der Nachfolger werden sollte.
Bild: REUTERS 12. Februar 2013, 10:16


Nordkoreas Machthaber Kim Jong Un
Vom Schweizer Schulbuben zum Diktator einer Atommacht: Als Kim Jong Un 2011 die Macht in Nordkorea übernahm, erhoffte sich der Westen eine Öffnung des bettelarmen, aber hochgerüsteten Landes. Doch nun brüskiert er die Welt mit einem erfolgreichen Atomtests.
Am 12. Februar meldet Nordkorea, dass es zum dritten Mal erfolgreich einen Atomwaffentest durchgeführt habe. Tatsächlich stellen mehrere seismologische Institute ein "künstliches Beben" in der Region fest in der sich das Atomtestgelände des Landes befindet. US-Präsident Barack Obama spricht von einem "hoch provokativen Akt, der die Stabilität der Region gefährde". In Südkorea verbrennen Demonstranten Bilder von Kim Jong Un.
Bild: AFP
12. Februar 2013, 10:16 2013-02-12 10:16:16  © Süddeutsche.de/esp/mikö/tob
 
Nordkoreas Machthaber Kim Jong Un
Drei Herrscher auf einem Foto: Kim Il Sung (links) ist der Großvater des amtierenden Diktators (rechts), Kim Jong Il (Mitte) ist der Vater. Die Familie Kim regiert den nördlichen Teil der koreanischen Halbinsel seit der Staatsgründung im Jahr 1948. Ab diesem Zeitpunkt bis ins Jahr 1966 war Kim Il Sung ("Großer Führer") Vorsitzender des Präsidiums des Politbüros der "Partei der Arbeit", ab Oktober 1966 nannte er sich Generalsekretär. Nach und nach baute er seine Macht weiter aus und stieg schließlich im Dezember 1972 aufgrund einer neuen Verfassung zum Staatspräsidenten mit umfassenden Vollmachten auf. Sein Sohn Kim Jong Il übernahm die Amtsgeschäfte des Vaters nach dessen Tod 1994. Als auch er im Dezember 2011 starb, übernahm Kim Jong Un die Macht.
Bild: AFP 12. Februar 2013, 10:16 
Nordkoreas Machthaber Kim Jong Un
Wie seine Vorgänger verfolgt Kim Jong Un die Devise "Das Militär zuerst". Während die Bevölkerung hungert, unterhält Nordkorea nach den USA, China und Indien mit 1,2 Millionen Soldaten die weltweit viertgrößte Armee. Die Zahl aller Menschen im Militärdienst soll jedoch weitaus höher liegen - bis zu 50 Prozent aller 24,5 Millionen Einwohner sollen bei der Armee engagiert sein.
Bild: AFP 12. Februar 2013, 10:16
Nordkoreas Machthaber Kim Jong Un
Anders als seine Vorgänger zeigt sich Kim Jong Un mit seiner Ehefrau in der Öffentlichkeit - zunächst allerdings, ohne sie vorzustellen. Erst im Juli 2012 gab das Regime offiziell bekannt, das es sich um Ri Sol Ju handelt. Die Nordkoreanerin soll zwischen 20 und 30 Jahren alt und Sängerin sein. Die beiden sollen sich bei einem Konzert kennengelernt haben. Im Januar 2013 gibt es sogar Spekulationen über ein gemeinsames Kind.
Bild: AFP 12. Februar 2013, 10:16 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm