UNCLOS 1982: Trung Quốc bội ước
Quân đội Trung Quốc diễu hành trước một căn cứ hải quân tại Hồng Kông ngày 03/03/2010.
REUTERS/Bobby Yip
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông
báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán
cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ
tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây
Philippines.
Cuối tháng Giêng, Manila đã thông báo cho Bắc Kinh biết quyết
định đưa hồ sơ tranh chấp ra trước tòa án trọng tài, chiểu theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS 1982 mà cả Trung Quốc và Philippines
đều là quốc gia thành viên. Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của
Philippines và tuyên bố không tham dự vụ xử.
Trang Tin tức Học viện Hải quân Hoa Kỳ - USNI News, ngày 11/03/2013, có đăng bài của giáo sư Carlyle A.Thayer, chuyên gia về châu Á, với tựa đề : « Trung Quốc đi ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc », phân tích vụ kiện này và các hệ lụy.
Ngày 22/01/2013, bà Mã Khắc Khanh (Ma Keqing), đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã được triệu lên Bộ Ngoại giao tại Manila và được trao một công hàm thông báo cho bà biết là Philippines tiến hành khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS.
Công hàm bao gồm Thông báo chính thức và Tuyên bố các yêu cầu của Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc. Tài liệu này là một sự thách thức đối với giá trị pháp lý của các tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông.
Philippines cũng kêu gọi Trung Quốc từ bỏ « các hoạt động phi pháp xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ». Chiểu theo UNCLOS, Trung Quốc có 30 ngày để đáp lại bằng cách thông báo việc chỉ định đại diện của mình tại tòa án trọng tài.
Ngày 19/02, đại sứ Mã gặp các quan chức Bộ Ngoại giao, trả lại Thông báo và Tuyên bố về các yêu cầu của Philippines và bác bỏ văn bản này. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng, Tuyên bố các yêu cầu của Philippines là « không đúng về mặt lịch sử và pháp lý và chứa đựng những cáo buộc không thể chấp nhận được chống lại Trung Quốc ».
UNCLOS và trọng tài mang tính ràng buộc
Theo điều 287 của UNCLOS, một quốc gia thành viên tự do lựa chọn một hoặc nhiều hình thức xét xử trong số bốn hình thức xét xử sau đây : Tòa án Quốc tế về Luật Biển -ITCLOS, Tòa án Quốc tế Công lý, tòa án trọng tài hoặc tòa án trọng tài đặc biệt. Nếu các bên tranh chấp không ra được một thông cáo chính thức về sự lựa chọn tòa án, theo điều 287 (3), họ « được coi như đã chấp nhận hình thức trọng tài, chiểu theo phụ lục VII ». Bởi vì cả Trung Quốc và Philippines không ra được tuyên bố chính thức về sự lựa chọn của họ, vấn đề tranh chấp của họ là đối tượng xét xử của tòa án trọng tài (Thực ra, trong Thông báo và Tuyên bố ngày 28/01/2013, Philippines đã cho biết lựa chọn hình thức tòa án trọng tài – RFI).
Bất kể quốc gia nào đã phê chuẩn UNCLOS đều có quyền chỉ định bốn trọng tài trong danh sách của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Thông thường, tòa án trọng tài bao gồm 5 người rút ra từ danh sách nói trên. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định một trọng tài và cùng đồng thuận với bên kia trong việc lựa chọn ra 3 thành viên khác, bao gồm cả chánh án tòa án trọng tài.
Phụ lục VII có những điều khoản liên quan đến các trường hợp một quốc gia không chỉ định trọng tài cho mình trong vòng 30 ngày. Sau khi Trung Quốc bác bỏ, Philippines có hai tuần để đề nghị chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITCLOS) tiến hành chỉ định số trọng tài cần thiết trong danh sách nói trên. Chánh án ITCLOS có 30 ngày để chỉ định số trọng tài cần thiết.
Một khi được thành lập, tòa án trọng tài tự quyết định các bước tố tụng của mình. Các quyết định này được thông qua với đa số phiếu. Tòa án có thể nghe Philippines điều trần vụ kiện cho dù Trung Quốc từ chối tham gia. Theo Phụ lục VII, điều 9 quy định: « Nếu một trong các bên trong vụ tranh chấp không ra trước tòa án trọng tài hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì phía bên kia có thể yêu cầu tòa án tiếp tục trình tự tố tụng và đưa ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hoặc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không thể là trở ngại đối với tiến trình tố tụng. Trước khi đưa ra phán quyết, tòa án trọng tài phải bảo đảm rằng không những tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp mà còn chắc chắn là đơn kiện có cơ sở thực tế pháp lý ».
Tòa án trọng tài được yêu cầu giới hạn phán quyết của mình « trong nội dung vụ tranh chấp » và « phán quyết là tối hậu và không được kháng cáo… Phán quyết phải được các bên trong vụ tranh chấp tuân thủ ». Thế nhưng, UNCLOS lại không hề có điều khoản nào liên quan đến việc thực thi phán quyết.
Trường hợp Philippines
Phần XV của UNCLOS buộc các quốc gia giải quyết các tranh chấp thông qua các phương tiện hòa bình và trao đổi quan điểm để thực hiện việc này. Philippines lập luận rằng họ đã liên tục trao đổi với Trung Quốc kể từ năm 1995 khi Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef – Mĩ Tể tiều).
Tuyên bố của Philippines kết luận : « Trong 17 năm trao đổi quan điểm, tất cả mọi khả năng giải quyết qua đàm phán đã được thăm dò và tận dụng hết ».
Tháng 08/2006, Trung Quốc đã ra một tuyên bố về các trường hợp đặc biệt không nằm trong thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến việc hoạch định biên giới trên biển (lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế - ZEE và thềm lục địa), các hoạt động thực thi pháp luật và quân sự và các tranh chấp dẫn đến việc Hội Đồng Bảo An thực thi chức năng của mình, chiểu theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Philippines đã cẩn thận trong Thông báo và Tuyên bố của mình nói rằng họ không tìm kiếm phán xét của tòa án về các tranh chấp chủ quyền đối với các đảo hoặc hoạch định đường biên giới mà Trung Quốc đã gạt ra khỏi phạm vi thẩm quyền của tòa án trọng tài. Philippines khẳng định rằng các tranh chấp trên biển với Trung Quốc là về « diễn giải và việc các Quốc gia thành viên thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ UNCLOS » và qua đó, có thể đệ trình một giải pháp.
Vậy Philippines tìm kiếm sự phán xử nào từ phía tòa án trọng tài? Trước tiên, Philippines tìm kiếm một phán xử tuyên bố rằng các vùng biển mà Trung Quốc và Philippines khẳng định có chủ quyền tại Biển Đông là những vùng được quy định trong UNCLOS và đó là lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trên cơ sở này, Philippines yêu cầu tòa án trọng tài tuyên bố rằng các đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị. Hơn nữa, Philippines đề nghị tòa án trọng tài yêu cầu Trung Quốc đưa những vấn đề này vào luật lệ quốc gia, phù hợp với UNCLOS.
Thứ hai, Philippines yêu cầu tòa án trọng tài xác định quy chế pháp lý của các thực thể (đảo, bãi đá lúc chìm lúc nổi và bãi chìm) ở Biển Đông mà Trung Quốc và Philippines tuyên bố có chủ quyền và liệu các thực thể này có thể tạo ra quyền đối với một vùng biển lớn hơn vùng 12 hải lý. Philippines nêu danh sách cụ thể là bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef – Mĩ Tể tiều), Ken Nan (McKennan Reef – Tây Môn tiều), Ga Ven (Gaven Reef – Nam Luân tiều), Su Bi (Subi Reef – Chử Bích tiều), Gạc Ma (Johnson Reef – Xích Qua tiều), Châu Viên (Cuarteron Reef – Hoa Dương tiều), Chữ Thập (Fiery Cross Reef – Vĩnh Thử tiều) và lập luận rằng Trung Quốc đòi hỏi những vùng biển rộng lớn trên cơ sở cho rằng các thực thể nói trên là những hòn đảo. Philippines cho rằng các thực thể này là « những bãi chìm, mỏm đá, bãi lúc chìm lúc nổi và không thể coi là các hòn đảo theo UNCLOS và những thực thể này là một phần trong thềm lục địa của Philippines hoặc đáy biển quốc tế ». Theo UNCLOS, các đảo có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và các bãi đá có lãnh hải 12 hải lý.
Thứ ba, Philippines lập luận rằng Trung Quốc can thiệp vào việc Philippines thực hiện các quyền hợp pháp của mình ở trong và ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trái ngược với UNCLOS. Philippines đề nghị tòa án trọng tài yêu cầu Trung Quốc từ bỏ (1) chiếm đóng và có các hoạt động tại các thực thể nằm trong danh sách nói trên, (2) ngăn cản các tàu của Philippines khai thác các nguồn lợi sinh vật trong vùng biển cận kề bãi đá Scarborough (Hoàng Nham) và Gạc Ma (Johnson Reef – Xích Qua tiều), (3) khai thác các nguồn lợi sinh vật và không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, và (4) ngăn cản tự do hàng hải của Philipines ở « trong và bên ngoài vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines ».
Hệ lụy
Nếu tòa án trọng tài chấp nhận Tuyên bố các yêu cầu của Philipines và phán quyết có lợi cho Philippines, điều này sẽ bác bỏ khẳng định của Trung Quốc về « chủ quyền không thể tranh cãi » ở Biển Đông. Tất cả các bên tranh chấp – Việt Nam, Malaysia và Brunei – sẽ được hưởng lợi từ phán quyết này. Tuy nhiên, cũng có một nguy cơ nào đó. Tòa án trọng tài có thể đưa ra phán quyết hỗn hợp, có lợi cho Philippines trong một số trường hợp nhưng cũng thừa nhận sự hiện diện của Trung Quốc trong một số trường hợp khác. Một phán quyết hỗn hợp như vậy có thể tác động đến các đòi hỏi mà các quốc gia ven biển đưa ra, đặc biệt liên quan đến quy chế pháp lý của những thực thể mà họ đang chiếm đóng.
Theo các quan chức Philippines, tòa án trọng tài có thể cần từ 3 đến 4 năm để ra quyết định. Trong thời gian đó, Trung Quốc có thể củng cố và bành trướng thêm sự hiện diện của họ tại các vùng biển mà Philippines tuyên bố là của mình.
Vẫn còn một câu hỏi để ngỏ là tác động của vụ kiện của Philippines đối với Hiệp hội các nước Đông Nam Á và các nỗ lực của khối này trong việc thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin với Trung Quốc chiểu theo Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông và việc đàm phán Bộ Luật ứng xử tại Biển Đông mang tính ràng buộc.
Trang Tin tức Học viện Hải quân Hoa Kỳ - USNI News, ngày 11/03/2013, có đăng bài của giáo sư Carlyle A.Thayer, chuyên gia về châu Á, với tựa đề : « Trung Quốc đi ngược với Công ước Liên Hiệp Quốc », phân tích vụ kiện này và các hệ lụy.
Ngày 22/01/2013, bà Mã Khắc Khanh (Ma Keqing), đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã được triệu lên Bộ Ngoại giao tại Manila và được trao một công hàm thông báo cho bà biết là Philippines tiến hành khởi kiện Trung Quốc ra trước tòa án trọng tài chiểu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển – UNCLOS.
Công hàm bao gồm Thông báo chính thức và Tuyên bố các yêu cầu của Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc. Tài liệu này là một sự thách thức đối với giá trị pháp lý của các tuyên bố của Trung Quốc về Biển Đông.
Philippines cũng kêu gọi Trung Quốc từ bỏ « các hoạt động phi pháp xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ». Chiểu theo UNCLOS, Trung Quốc có 30 ngày để đáp lại bằng cách thông báo việc chỉ định đại diện của mình tại tòa án trọng tài.
Ngày 19/02, đại sứ Mã gặp các quan chức Bộ Ngoại giao, trả lại Thông báo và Tuyên bố về các yêu cầu của Philippines và bác bỏ văn bản này. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng, Tuyên bố các yêu cầu của Philippines là « không đúng về mặt lịch sử và pháp lý và chứa đựng những cáo buộc không thể chấp nhận được chống lại Trung Quốc ».
UNCLOS và trọng tài mang tính ràng buộc
Theo điều 287 của UNCLOS, một quốc gia thành viên tự do lựa chọn một hoặc nhiều hình thức xét xử trong số bốn hình thức xét xử sau đây : Tòa án Quốc tế về Luật Biển -ITCLOS, Tòa án Quốc tế Công lý, tòa án trọng tài hoặc tòa án trọng tài đặc biệt. Nếu các bên tranh chấp không ra được một thông cáo chính thức về sự lựa chọn tòa án, theo điều 287 (3), họ « được coi như đã chấp nhận hình thức trọng tài, chiểu theo phụ lục VII ». Bởi vì cả Trung Quốc và Philippines không ra được tuyên bố chính thức về sự lựa chọn của họ, vấn đề tranh chấp của họ là đối tượng xét xử của tòa án trọng tài (Thực ra, trong Thông báo và Tuyên bố ngày 28/01/2013, Philippines đã cho biết lựa chọn hình thức tòa án trọng tài – RFI).
Bất kể quốc gia nào đã phê chuẩn UNCLOS đều có quyền chỉ định bốn trọng tài trong danh sách của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Thông thường, tòa án trọng tài bao gồm 5 người rút ra từ danh sách nói trên. Mỗi bên tranh chấp có quyền chỉ định một trọng tài và cùng đồng thuận với bên kia trong việc lựa chọn ra 3 thành viên khác, bao gồm cả chánh án tòa án trọng tài.
Phụ lục VII có những điều khoản liên quan đến các trường hợp một quốc gia không chỉ định trọng tài cho mình trong vòng 30 ngày. Sau khi Trung Quốc bác bỏ, Philippines có hai tuần để đề nghị chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITCLOS) tiến hành chỉ định số trọng tài cần thiết trong danh sách nói trên. Chánh án ITCLOS có 30 ngày để chỉ định số trọng tài cần thiết.
Một khi được thành lập, tòa án trọng tài tự quyết định các bước tố tụng của mình. Các quyết định này được thông qua với đa số phiếu. Tòa án có thể nghe Philippines điều trần vụ kiện cho dù Trung Quốc từ chối tham gia. Theo Phụ lục VII, điều 9 quy định: « Nếu một trong các bên trong vụ tranh chấp không ra trước tòa án trọng tài hoặc không trình bày các lý lẽ của mình, thì phía bên kia có thể yêu cầu tòa án tiếp tục trình tự tố tụng và đưa ra phán quyết. Việc một bên vắng mặt hoặc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không thể là trở ngại đối với tiến trình tố tụng. Trước khi đưa ra phán quyết, tòa án trọng tài phải bảo đảm rằng không những tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp mà còn chắc chắn là đơn kiện có cơ sở thực tế pháp lý ».
Tòa án trọng tài được yêu cầu giới hạn phán quyết của mình « trong nội dung vụ tranh chấp » và « phán quyết là tối hậu và không được kháng cáo… Phán quyết phải được các bên trong vụ tranh chấp tuân thủ ». Thế nhưng, UNCLOS lại không hề có điều khoản nào liên quan đến việc thực thi phán quyết.
Trường hợp Philippines
Phần XV của UNCLOS buộc các quốc gia giải quyết các tranh chấp thông qua các phương tiện hòa bình và trao đổi quan điểm để thực hiện việc này. Philippines lập luận rằng họ đã liên tục trao đổi với Trung Quốc kể từ năm 1995 khi Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef – Mĩ Tể tiều).
Tuyên bố của Philippines kết luận : « Trong 17 năm trao đổi quan điểm, tất cả mọi khả năng giải quyết qua đàm phán đã được thăm dò và tận dụng hết ».
Tháng 08/2006, Trung Quốc đã ra một tuyên bố về các trường hợp đặc biệt không nằm trong thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan đến việc hoạch định biên giới trên biển (lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế - ZEE và thềm lục địa), các hoạt động thực thi pháp luật và quân sự và các tranh chấp dẫn đến việc Hội Đồng Bảo An thực thi chức năng của mình, chiểu theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Philippines đã cẩn thận trong Thông báo và Tuyên bố của mình nói rằng họ không tìm kiếm phán xét của tòa án về các tranh chấp chủ quyền đối với các đảo hoặc hoạch định đường biên giới mà Trung Quốc đã gạt ra khỏi phạm vi thẩm quyền của tòa án trọng tài. Philippines khẳng định rằng các tranh chấp trên biển với Trung Quốc là về « diễn giải và việc các Quốc gia thành viên thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ UNCLOS » và qua đó, có thể đệ trình một giải pháp.
Vậy Philippines tìm kiếm sự phán xử nào từ phía tòa án trọng tài? Trước tiên, Philippines tìm kiếm một phán xử tuyên bố rằng các vùng biển mà Trung Quốc và Philippines khẳng định có chủ quyền tại Biển Đông là những vùng được quy định trong UNCLOS và đó là lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trên cơ sở này, Philippines yêu cầu tòa án trọng tài tuyên bố rằng các đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS và không có giá trị. Hơn nữa, Philippines đề nghị tòa án trọng tài yêu cầu Trung Quốc đưa những vấn đề này vào luật lệ quốc gia, phù hợp với UNCLOS.
Thứ hai, Philippines yêu cầu tòa án trọng tài xác định quy chế pháp lý của các thực thể (đảo, bãi đá lúc chìm lúc nổi và bãi chìm) ở Biển Đông mà Trung Quốc và Philippines tuyên bố có chủ quyền và liệu các thực thể này có thể tạo ra quyền đối với một vùng biển lớn hơn vùng 12 hải lý. Philippines nêu danh sách cụ thể là bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef – Mĩ Tể tiều), Ken Nan (McKennan Reef – Tây Môn tiều), Ga Ven (Gaven Reef – Nam Luân tiều), Su Bi (Subi Reef – Chử Bích tiều), Gạc Ma (Johnson Reef – Xích Qua tiều), Châu Viên (Cuarteron Reef – Hoa Dương tiều), Chữ Thập (Fiery Cross Reef – Vĩnh Thử tiều) và lập luận rằng Trung Quốc đòi hỏi những vùng biển rộng lớn trên cơ sở cho rằng các thực thể nói trên là những hòn đảo. Philippines cho rằng các thực thể này là « những bãi chìm, mỏm đá, bãi lúc chìm lúc nổi và không thể coi là các hòn đảo theo UNCLOS và những thực thể này là một phần trong thềm lục địa của Philippines hoặc đáy biển quốc tế ». Theo UNCLOS, các đảo có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và các bãi đá có lãnh hải 12 hải lý.
Thứ ba, Philippines lập luận rằng Trung Quốc can thiệp vào việc Philippines thực hiện các quyền hợp pháp của mình ở trong và ngoài vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trái ngược với UNCLOS. Philippines đề nghị tòa án trọng tài yêu cầu Trung Quốc từ bỏ (1) chiếm đóng và có các hoạt động tại các thực thể nằm trong danh sách nói trên, (2) ngăn cản các tàu của Philippines khai thác các nguồn lợi sinh vật trong vùng biển cận kề bãi đá Scarborough (Hoàng Nham) và Gạc Ma (Johnson Reef – Xích Qua tiều), (3) khai thác các nguồn lợi sinh vật và không sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, và (4) ngăn cản tự do hàng hải của Philipines ở « trong và bên ngoài vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Philippines ».
Hệ lụy
Nếu tòa án trọng tài chấp nhận Tuyên bố các yêu cầu của Philipines và phán quyết có lợi cho Philippines, điều này sẽ bác bỏ khẳng định của Trung Quốc về « chủ quyền không thể tranh cãi » ở Biển Đông. Tất cả các bên tranh chấp – Việt Nam, Malaysia và Brunei – sẽ được hưởng lợi từ phán quyết này. Tuy nhiên, cũng có một nguy cơ nào đó. Tòa án trọng tài có thể đưa ra phán quyết hỗn hợp, có lợi cho Philippines trong một số trường hợp nhưng cũng thừa nhận sự hiện diện của Trung Quốc trong một số trường hợp khác. Một phán quyết hỗn hợp như vậy có thể tác động đến các đòi hỏi mà các quốc gia ven biển đưa ra, đặc biệt liên quan đến quy chế pháp lý của những thực thể mà họ đang chiếm đóng.
Theo các quan chức Philippines, tòa án trọng tài có thể cần từ 3 đến 4 năm để ra quyết định. Trong thời gian đó, Trung Quốc có thể củng cố và bành trướng thêm sự hiện diện của họ tại các vùng biển mà Philippines tuyên bố là của mình.
Vẫn còn một câu hỏi để ngỏ là tác động của vụ kiện của Philippines đối với Hiệp hội các nước Đông Nam Á và các nỗ lực của khối này trong việc thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin với Trung Quốc chiểu theo Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông và việc đàm phán Bộ Luật ứng xử tại Biển Đông mang tính ràng buộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm