Bộ trưởng giao thông và “đỉnh cao trí tuệ”
Wednesday, August 21, 2013 9:41:16 AM
Năm Còm (Saigon)
Wednesday, August 21, 2013 9:41:16 AM
Năm Còm (Saigon)
Trong tình
hình giá cả lương thực, thực phẩm đang “leo thang” từng ngày, câu
chuyện giá của tô mì gói ở sân bay Nội Bài giảm được hơn 50% lại khiến
dân tình có dịp tiếp tục bàn bạc về vị Bộ trưởng giao thông ở Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, hành khách phải đặt chân đến phi trường Nội Bài
đều kêu ca về chất lượng dịch vụ kém, giá cả “trên trời, hành khách bị
“chặt, chém”....Vậy mà chỉ cần bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT)
Đinh La Thăng ghé qua một lần, giá cả ở đây bỗng giảm đáng kể, điển hình
là tô mỳ gói từ 50,000 đồng VN ($2,5) xuống còn 20,000 đồng ($1). Nhờ
Bộ trưởng, hành khách không bị “cứa cổ” cho chi phí chờ đợi ở sân bay.
Hành khách chờ đợi ở sân bay Nội Bài từng phải trả 50,000 đồng cho một tô mỳ gói. Nguồn: giaoduc.net.vn
Dịch vụ và giả cả ở các sân bay chẳng khác nào nạn “cơm tù” mà hành
khách đi xe đò đường dài liên tỉnh phải chịu. Nhưng hành khách đi xe đò
không phải ai cũng có tiền như hành khách đi máy bay. Khi bị ăn “cơm
tù” có người phải bấm bụng bỏ ra khoản tiền bằng mấy ngày chợ. Bộ trưởng
đi kiểm tra xe đò (thay vì ngồi họp ở sân bay) rồi chê chất lượng dịch
vụ, rồi yêu cầu lập, công bố, công khai “đường dây nóng” giúp hành khách
xe đò có ý kiến và phản ánh kịp thời về chất lượng các dịch vụ ở các
bến xe đò, thì đỡ cho người nghèo biết mấy!
Thật ra, khi mới nhậm chức, vị Bộ trưởng này cũng tạo nên làm sóng
dư luận khi “triệt” thẳng tay những người liên quan đến các công trình
giao thông kém ở Đà Nẵng, vi hành trên bus để xem chất lượng phương tiện
giao thông công cộng này thế nào,...Tuy nhiên, những hành động trên chỉ
là để “đánh bóng” cái ghế Bộ trưởng, chứ chưa thấy đem lại hiệu quả gì.
Cụ thể, cho là tình trạng kẹt xe ngày càng căng thẳng là do phương
tiện giao thong cá nhân gây ra, nên cần phải phát triển phương tiện giao
thông công cộng.
Nhưng phương tiện giao thông công cộng lại quá tệ, bến, trạm không
thuận tiện, nên người dân không “mặn mà” với bus, mà tiếp tục mua xe gắn
máy chạy. Muốn thuyết phục người dân thì người trong ngành phải làm
gương. Vì thế, cuối năm 2011, Bộ trưởng Thăng ký văn bản yêu cầu cán bộ
công nhân viên chức ngành giao thông vận tải phải nghiêm túc thực hiện
“sử dụng xe bus đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần”. Nhưng sau khi làm
một chuyến vi hành, Bộ trưởng tuyên bố văn bản kia chỉ là “khuyến
khích” chứ không bắt buộc, vì “Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt
như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi.”, Bộ trưởng Thăng nói.
Và như thế, người dân vẫn tiếp tục “lắc đầu”, nạn kẹt xe vẫn không hề
giảm.
Một thực tế tại các đô thị lớn ở VN như Saigon, Hà Nội,...xe đò,
xe, buýt, xe hơi, xe gắn máy 2 bánh, xe đạp, thậm chí người đi bộ đều
cùng “chung một tuyến đường”, cộng với nạn “rút ruột công trình”, nhiều
công trình giao thông đường bộ ...chưa làm xong đã hỏng, xe cộ càng
chạy, đường càng lún, nứt,...Do giao thông rối loạn, đường xá chật hẹp,
hư hỏng, và cùng với ý thức của người tham gia giao thông, tai nạn giao
thông chết người xảy ra như...cơm bữa trên nhiều tuyến đường bộ.
Trước tình trạng giao thông quá lộn xộn, dư luận lên tiếng gắt gao,
Bộ trưởng Thăng bèn đưa ra các”sáng kiến” để cải thiện hệ thống giao
thông như thay đổi giờ đi làm, tan sở; phân luồng giao thông,...Không
thấy tình hình khá lên chút nào, chỉ biết theo thống kê, riêng trong
tháng Ba năm 2012, cả nước xảy ra 806 vụ tai nạn giao thông làm 755
người chết, 550 người bị thương. Bây giờ, người dân hay nói với nhau:
“Ra đường như ra trận
Sống chết quả khó lường
Thôi phú cho số mệnh
Khi bước chân ra đường.”
Thoát khỏi chỗ này được, chết liền!
Kẹt xe ở cầu Bình Triệu-Saigon. Ảnh: Nam Khánh. Nguồn: e-info.vn
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Thăng lại đưa ra biện pháp “đỉnh cao
trí tuệ” khác, đó là thu phí giao thông. Tất tần tật ai sử dụng phương
tiện giao thông, tham gia giao thông đều phải đóng phí. Lập luận của Bộ
trưởng Thăng là:”Đóng phí để làm hạ tầng, đường sá đỡ tắc, dân đi được
thuận tiện, sẽ giảm được số người chết vì tai nạn hơn.” Và ông cho rằng
lập luận như vậy là rất logic!
Đã xảy ra biết bao vụ án tham nhũng, tiêu cực về các công trình, dự
án giao thông; công trình nào không lãng phí, không thất thoát, thì
không phải là công trình ở Việt Nam. Chẳng cần thu của dân, cứ tập trung
chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, thất thoát trong xây dựng các dự
án giao thông cũng dư kinh phí để xây dựng hạ tầng. Thay vì Bộ trưởng
Thăng dành thời gian đi kiểm tra chất lượng dịch vụ ở sân bay Nội Bài để
giải quyết tham nhũng, tiêu cực, lãng phí ở các công trình giao thông
thì đỡ biết mấy! Khổ nỗi, số tiền sai phạm hơn 30,000 tỷ đồng ở tập đoàn
dầu khí, nơi mà từ đó Bộ trưởng Thăng leo được lên chức Bộ trưởng, còn
chưa biết “nằm ở đâu”, thì những sai phạm ở chỗ khác làm sao Bộ trưởng
biết!
Dù vậy, trong khi dân tình đang rất rầu rĩ vì cuộc sống khó khăn,
xã hội điên đảo, bất an,..thì Bộ trưởng Thăng góp phần đem lại “tiếng
cười sảng khoái” cho người dân khi tham gia phát kiến nhiều dự thảo,
kiến nghị liên quan đến giao thông, được gọi là sản phẩm “đỉnh cao trí
tuệ”. Ví dụ như: xe phải “chính chủ”, xe gắn máy 2 bánh phải có giấy an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; xe khách được gắn sao để...phân định
chất lượng, mũ bảo hiểm “dỏm” không phạt người sản xuất mà phạt...người
đội; chở trẻ đi xe máy phải có...giấy khai sinh, và nhiều quy định quái
chiêu khác nữa.
Vẫn biết trình độ các vị bộ trưởng của bộ máy chính quyền VN là
thế, nhưng suy đi rồi nghĩ lại, không có Bộ trưởng này sẽ có Bộ trưởng
khác, không có Bộ trưởng Thăng này sẽ có Bộ trưởng Thăng khác. Như nhau
cả! Thôi thì đành chấp nhận và tiếp tục chờ đợi các sản phẩm “đỉnh cao
trí tuệ” khác, chứ biết làm sao!
nhỏ o học lớn làm bộ trưởng mà lị
Trả lờiXóatrình dộ củ bọn VẸM chỉ có thế mà thoi
Trả lờiXóa