Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Nỗi sợ bấm máy....chụp Côn An

Nỗi sợ bấm máy

VietTuSaiGon 2013-08-21

000_Hkg5203471-305.jpg
Một viên công an ra hiệu cấm chụp hình trước phiên tòa xử GS Phạm Minh Hoàng hôm 10/8/2011
AFP photo
Theo một số báo trong nước đưa tin: “Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ra văn bản gửi Trưởng phòng CSGT các tỉnh, TP chỉ đạo về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.
Nội dung văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo này thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ?
Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.

Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Trong nội dung trên, cho ra hai hướng suy luận và hai câu hỏi nổi cộm: Đây là một kiểu văn bản của một loại quan lại dốt nát, không hiểu biết pháp luật đã cố tình che giấu sự tham lam của bản thân và đội ngũ dưới quyền? Hoặc là đây là một thứ văn bản của người hiểu luật nhưng cố tình che đậy sự sai trái vốn gây nhức nhối trong nhân dân lâu nay của ngành công an giao thông?
Có thể nói, cả hai câu hỏi đều có chung một đáp án, đó là: Tham lam và ngu dốt. Chuyện tham lam của giới quan chức Việt Nam thì miễn bàn rồi, nó càng lúc càng tàn bạo, cộm cán và quyết liệt, thậm chí liều lĩnh. Chuyện ngành công an giao thông ra đứng đường để đón khách, bắt khách bất kì, làm tiền bất kì bằng nhiều kiểu vừa vô văn hóa vừa vô luật pháp lại vừa vô nhân tính thì đầy rẫy ngoài đường.
Trước đây, nhân dân còn ngại, sợ, không dám quay phim, chụp ảnh để ghi lại bằng chứng mặc dù không có luật nào cấm họ làm điều này. Còn bây giờ, người dân sẵn sàng đối mặt, sẵn sàng bấm máy để lấy bằng chứng, tố giác tội của ngành công an nói chung và công an giao thông nói riêng. Đã có quá nhiều video trên you tube, trên facebook, trên twitter và nhiều trang mạng xã hội khác phơi bày bộ mặt tham lam của ngành này. Và cũng có không ít các phóng sự, tin ngắn đăng trên các báo trong và ngoài nước phản ánh hiện tượng tiêu cực, thối nát này.
Chính vì sự dũng cảm của nhân dân, trong nhiều tháng qua, lực lượng đứng đường của ngành công an giao thông giảm hẳn, thu nhập mỗi ngày của ngành này thông qua việc chặn xe, hù dọa và móc túi dân cũng giảm tỉ lệ. Điều đó khiến ngành công an giao thông đứng trước nguy cơ sập tiệm vì lượng nhân viên quá đông nhưng ngân quĩ thiếu hụt, và nếu để kéo dài “tình trạng” này, sẽ dẫn đến nguy cơ bắt buộc phải chấn chỉnh lại đội ngũ cũng như phương cách làm việc nhằm mang lại hiệu quả đích thực cho ngành công an giao thông.
Mà một khi chấn chỉnh theo xu hướng này, sẽ có hàng ngàn công an giao thông bị thất nghiệp và khoản thu nhập mỗi ngày bị eo hẹp, đời sống thiếu thốn (vì vốn quen tiêu xài xả láng bằng đồng tiền bất chính trước đây). Và kinh khủng hơn nữa là sẽ có rất nhiều lá đơn tố giác cấp trên của ngành này.
Lý do tố giác sẽ là cấp trên đã hứa để họ ra đứng trạm A, B, C… Z… nào đó để lấy lại khoản mà trước đây họ đã chung chi cho cấp trên. Nhưng cấp trên đã không giữ lời hứa, không cho họ ra đứng đường, số tiền vài trăm triệu đồng để mua trạm của họ xem như mất trắng, buộc cấp trên phải rớt chức để hả giận mà cũng rất có thể là để bản thân họ thăng tiến theo diện thi đua, khen thưởng, trong sạch…
Không còn cách nào khác, ông Trần Sơn Hà buộc phải đưa ra quyết định vừa ngu ngốc, vừa trái luật, vừa đi ngược với văn minh như thế. Cái văn bản số 1042/C67-P3 của ông Trần Sơn Hà có ngu ngốc không? Có thể nói là đứng trên góc độ nhân dân hay đứng trên cương vị của đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thấy cái văn bản này chứa đầy sự ngu ngốc.
Về chuyện nó ngu ngốc cỡ nào thì chỉ cần nhìn vào mức độ trái luật của nó và tính tham lam ẩn chứa bên trong cũng đủ hiểu. Vấn đề cần phân tích ở đây là tính phản phé hoặc phản động của nó. Đứng trên phương diện nhân dân mà nói, nó cực kỳ phản động, bởi nó đã thẳng tay che mắt nhân dân, tiếp tay cho tội ác, phủ nhận sự tố giác cũng như bịt mắt công tâm của dân tộc.
Nó mang mục đích bịt tất cả mọi khả năng tố giác cái xấu có thể có trong nhân dân để mặc cho lực lượng công an giao thông tác oai tác quái, cướp trắng giữa ban ngày. Nhưng, khi nó phản động trước nhân dân, những tưởng nó trung thành với đảng Cộng sản, rất tiếc là không phải thế. Nó một lần nữa chơi trò phản phé trước nhà cầm quyền Cộng sản. Nó thẳng thừng phơi bày bộ mặt tham lam của chế độ cũng như nó vạch lá cho công luận xem bầy sâu đang núp bóng cái gọi là công an nhân dân ngay trong giai đoạn mà nhân dân hết sức phẫn nộ nhà cầm quyền, nhân dân đang đứng dậy đấu tranh chống tham nhũng, chống áp bức trong chính sách đất đai, chống bành trướng Trung Cộng.
Một bước khác, nhân dân đang kêu gọi dân chủ, nhân quyền… thì cái văn bản này ra đời, chỉ đóng vai trò chọc giận nhân dân, khiến cho con thuyền “lãnh đạo đảng” càng mau bị dòng cuồng lưu nhân dân lật đổ. Như vậy, không gọi là phản phé thì gọi là gì?
Và đến đây, có thể dễ dàng nhận ra rằng vì tham lam và ngu lâu, dốt bền, thỉnh thoảng vẫn có vài lãnh đạo ngành của chế độ Cộng sản xã hội chủ nghĩa đưa ra một quyết định vừa có tính chất phơi bày sự ngu dốt, phản động lại vừa phản phé ngay vào kẻ đã sinh ra và nuôi lớn nó. Thế mới là khó! Không chừng, sau cái văn bản này, Phó Cục lại lên làm Trưởng Cục, vì sao? Vì công an bất cứ ở khâu nào cũng là quả đấm thép của Bộ Chính trị, không bảo vệ nó, thăng tiến cho nó chẳng lẽ bảo vệ mấy thằng chụp hình bố láo hay sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm