Tự xử
Trong suốt gần bảy thập kỷ độc quyền lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản đã gây ra vô số những sai lầm nghiêm trọng, và những sai lầm ấy thường gắn liền với những từ ngữ, cụm từ, còn lưu giữ hoặc vẫn đang tồn tại, trong ký ức lẫn đời sống của xã hội, con người, văn hóa Việt Nam.
Chẳng hạn, cứ nghe đến những cụm từ như Nhân Văn Giai Phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản mại bản, cải tạo tư thương, học tập cải tạo, thuyền nhân, kinh tế thời bao cấp, đổi mới, mở cửa, giải phóng mặt bằng, dân oan v.v… Là ngay lập tức, người Việt nhớ hoặc nghĩ ngay đến những ký ức, những giai đoạn khốn khổ, đau thương trong quá khứ và cả trong hiện tại.
Một trong những chữ thường xuất hiện trên báo chí, trong dư luận thời gian gần đây là “tự xử,” nói lên tình trạng người dân “tự làm luật” với nhau và với chính quyền.
“Tự xử” ví dụ như những vụ người dân hè nhau đánh đập, có khi tới chết, một kẻ bắt trộm chó. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần, tại các vùng khác nhau như Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị… Có khi người dân tức giận đến mức đánh chết xong còn thiêu cả xe, cả xác của kẻ trộm chó.
Ðỉnh điểm là vụ hai nghi can trộm chó ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ngày 27 tháng 8 năm 2013, bị hàng trăm người đuổi đánh, khiến một nghi can tử vong tại chỗ, một bị thương nặng sau đó cũng chết tại bệnh viện.
Khi công an khởi tố 7 người về tội đánh chết người, hàng trăm người ở xã Danh Thắng đã ký đơn xin nhận tội khiến công an cũng phải đau đầu, không biết xử lý ra sao. (“Hàng trăm người ký đơn nhận tội đánh chết trộm chó,” báo Thanh Niên).
Dư luận xã hội ở Việt Nam xung quanh những vụ việc như vậy vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Ða số lên án chuyện đánh chết người vì dù sao đi nữa mạng chó không thể đổi với mạng người, và không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác, nhưng vẫn có những người đồng tình, lấy lý do nạn trộm chó ngày càng hoàng hành, không coi ai ra gì, còn chính quyền địa phương thì xử lý chậm chạp, không thật cương quyết, khiến người dân bức xúc, phải “tự xử.”
“Tự xử” ví dụ như có những bệnh nhân, sản phụ bị tử vong do “tai nạn nghề nghiệp,” do cung cách làm việc tắc trách, vô lương tâm của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế, khiến người nhà nạn nhân tức giận, xông vào bệnh viện đập phá đồ đạc, đuổi đánh y bác sĩ, hoặc mang xác nạn nhân tới bệnh viện để đòi làm ra lẽ.
Thỉnh thoảng lại thấy những vụ như vậy xảy ra, như tại BV đa khoa tỉnh Lâm Ðồng ngày 20 tháng 6, 2013, tại BV đa khoa Hà Tĩnh ngày 12 tháng 8, 2013, tại BV Nhân Dân Gia Ðịnh ngày 22 tháng 9, 2013 v.v…
Khi một sản phụ và em bé mới sinh bị tử vong tại bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ngày 18 tháng 10, năm 2013 vì sự thờ ơ, vô trách nhiệm của kíp trực, gia đình đã đưa quan tài lên xe diễu qua khắp các phố, đến tận nhà ông bác sĩ phó giám đốc bệnh viện đòi “xử lý.” Hàng nghìn người dân đã tự phát đi theo, khiến giao thông bị ách tắc nhiều giờ, công an phải huy động hàng trăm người để vãn hồi trật tự. (“Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phô,” VNExpress).
Ðiều đáng nói là đám đông đi theo đó không hề có quen biết, ruột thịt gì với mẹ con sản phụ đã chết. Chỉ vì đã có quá nhiều những cái chết oan ức khác nhau do ngành y tế gây ra, và câu chuyện này như một giọt nước làm tràn chiếc ly phẫn nộ của người dân.
Mặt khác, người dân nhìn thấy số phận của hai mẹ con người sản phụ bất hạnh có thể cũng sẽ xảy ra với họ, với người thân của họ nếu ngành Y không thật sự chấn chỉnh, sửa đổi (mà điều này thì còn… xa lắm).
Có những vụ người dân khiếu nại mãi nhưng chính quyền địa phương vẫn không giải quyết, buộc họ phải cùng nhau “làm luật” như vụ hàng ngàn người xuống đường phản đối việc khai thác cát gây sạt lở nặng cửa biển Cửa Ðại của sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi (“Dân xuống đường, phản đối khai thác cát,” Người Lao Ðộng).
Hay hàng trăm người dân bao vây công ty cổ phần Nicotex Thành Thái để ngăn chặn không cho tẩu tán khối lượng lớn hóa chất độc hại đã được đào lên, cho đến khi chính quyền địa phương, các ban ngành phải vào cuộc xử lý (“Hàng trăm người vây hiện trường DN chôn giấu thuốc trừ sâu,” Người Lao Ðộng)…
Có những khi, vì uất ức, tuyệt vọng quá mức, người ta chỉ còn cách đem chính sinh mạng của mình ra “tự xử.” Ðã có những vụ tự thiêu mà nguyên nhân sâu xa do cách làm ăn quan liêu, coi thường tính mạng, danh dự nhân phẩm người dân của nhà cầm quyền, hay do luật pháp bất công, xét xử oan sai.
Trong đó được dư luận biết đến nhiều là vụ tự thiêu ngay trước cửa UBND tỉnh Bạc Liêu của bà Ðặng Thị Kim Liêng, thân mẫu người tù lương tâm Tạ Phong Tần tức blogger Công lý và Sự thật. Vì mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai chưa được chính quyền địa phương giải quyết rốt ráo, nỗi uất ức trước án tù của con gái, cộng với sự bức bối do bị nhà cầm quyền liên tục đe dọa, khủng bố tinh thần vì “tội lỗi” của Tạ Phong Tần.
Dấn thêm một bước nữa, người dân không chỉ đem sinh mạng ra để gióng lên tiếng chuông cảnh báo những sự bất công, sai trái của nhà cầm quyền mà còn đương đầu lại, phản kháng lại.
Chỉ trong hai năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến những vụ nổi dậy làm xôn xao dư luận. Ðiển hình là vụ án cưỡng chế đất tại đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng vào đầu năm 2012, mà nhiều người vẫn so sánh với vụ án Ðồng Nọc Nạn thời Pháp thuộc.
Hai anh em nông dân Ðoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế đất đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội, làm bị thương 2 công an và 4 người thuộc ngành quân đội.
Vụ thứ hai là anh Ðặng Ngọc Viết, xuất phát từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng của chính quyền địa phương, đã dùng súng bắn chết và bị thương 5 cán bộ của Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất TP Thái Bình, rồi tự sát sau đó vài giờ.
Cả hai anh em ông Ðoàn Văn Vươn hay anh Ðặng Ngọc Viết đều là những người chưa hề có tiền án tiền sự, ông Vươn là cựu bộ đội, từng được xem như anh hùng vì đã có công lấn biển cải tạo đầm lầy, còn anh Viết như nhiều người đánh giá là hết sức hiền lành, gia đình thuộc diện thương binh cách mạng. Thế nhưng khi đã quyết định hành động, có nghĩa là họ đã tuyệt vọng với việc “đối thoại” với nhà cầm quyền, tuyệt vọng với sự chờ đợi và những bất công phi lý phải chịu đựng quá lâu.
Từ việc chỉ dùng súng hoa cải ít sát thương cho tới súng col bắn thẳng vào mặt các quan chức cán bộ, nỗi tức giận và hành động bạo lực đã được đẩy lên một bước.
Và còn nữa, “Thanh Hóa: Phóng hỏa đốt nhà phó bí thư xã trong đêm” (Tiền Phong), “Nhà phó công an xã bị giội bom xăng” (Thanh Niên) tại xã Tam Hiệp (Châu Thành, Tiền Giang), “Nổ mìn giữa đêm tại phòng Bí thư đảng ủy xã” (VTC), thuộc xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc-Nghệ An…
Những hành vi “tự xử” liên tục xảy ra, với mức độ bạo lực ngày càng cao chứng tỏ mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền và nhân dân ngày càng sâu sắc. Về phía dân chúng, là sự mất lòng tin vào chính quyền, vào luật pháp. Về phía nhà cầm quyền là sự bất lực của bộ máy khi không thể giải quyết được những yêu cầu chính đáng của người dân.
Sâu xa hơn, nó nói lên bản chất của chế độ: sự quan liêu, xa rời dân, coi thường dân, không lắng nghe, thấu hiểu những nỗi bức xúc của dân.
Một xã hội có quá nhiều hành vi dùng luật rừng để “tự xử” là một xã hội thụt lùi trở về thời kỳ mông muội, dã man, con người coi thường luật pháp, vì chính nhà nước này đã tự đặt mình, đặt đảng cầm quyền đứng cao hơn luật pháp.
Âu cũng là “luật nhân quả,” chính quyền đối với dân thế nào thì dân sẽ đối lại như thế.
Không ai ủng hộ hành vi bạo lực nhưng trước hiện tượng đông đảo người dân tình nguyện đi theo quan tài một con người xa lạ, hay sự thương xót, đồng cảm của dư luận dành cho những trường hợp như anh em ông Ðoàn Văn Vươn hay anh Ðặng Ngọc Viết, nhà cầm quyền nghĩ gì?
Trước mắt, trong từ điển 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản VN, đã lại có thêm hai chữ “tự xử” gợi lên những sai lầm, đau thương mới.
Song Chi
(Người Việt)
Trong suốt gần bảy thập kỷ độc quyền lãnh đạo đất nước, đảng cộng sản đã gây ra vô số những sai lầm nghiêm trọng, và những sai lầm ấy thường gắn liền với những từ ngữ, cụm từ, còn lưu giữ hoặc vẫn đang tồn tại, trong ký ức lẫn đời sống của xã hội, con người, văn hóa Việt Nam.
Chẳng hạn, cứ nghe đến những cụm từ như Nhân Văn Giai Phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản mại bản, cải tạo tư thương, học tập cải tạo, thuyền nhân, kinh tế thời bao cấp, đổi mới, mở cửa, giải phóng mặt bằng, dân oan v.v… Là ngay lập tức, người Việt nhớ hoặc nghĩ ngay đến những ký ức, những giai đoạn khốn khổ, đau thương trong quá khứ và cả trong hiện tại.
Một trong những chữ thường xuất hiện trên báo chí, trong dư luận thời gian gần đây là “tự xử,” nói lên tình trạng người dân “tự làm luật” với nhau và với chính quyền.
“Tự xử” ví dụ như những vụ người dân hè nhau đánh đập, có khi tới chết, một kẻ bắt trộm chó. Hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần, tại các vùng khác nhau như Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị… Có khi người dân tức giận đến mức đánh chết xong còn thiêu cả xe, cả xác của kẻ trộm chó.
Ðỉnh điểm là vụ hai nghi can trộm chó ở xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang ngày 27 tháng 8 năm 2013, bị hàng trăm người đuổi đánh, khiến một nghi can tử vong tại chỗ, một bị thương nặng sau đó cũng chết tại bệnh viện.
Khi công an khởi tố 7 người về tội đánh chết người, hàng trăm người ở xã Danh Thắng đã ký đơn xin nhận tội khiến công an cũng phải đau đầu, không biết xử lý ra sao. (“Hàng trăm người ký đơn nhận tội đánh chết trộm chó,” báo Thanh Niên).
Dư luận xã hội ở Việt Nam xung quanh những vụ việc như vậy vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Ða số lên án chuyện đánh chết người vì dù sao đi nữa mạng chó không thể đổi với mạng người, và không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác, nhưng vẫn có những người đồng tình, lấy lý do nạn trộm chó ngày càng hoàng hành, không coi ai ra gì, còn chính quyền địa phương thì xử lý chậm chạp, không thật cương quyết, khiến người dân bức xúc, phải “tự xử.”
“Tự xử” ví dụ như có những bệnh nhân, sản phụ bị tử vong do “tai nạn nghề nghiệp,” do cung cách làm việc tắc trách, vô lương tâm của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế, khiến người nhà nạn nhân tức giận, xông vào bệnh viện đập phá đồ đạc, đuổi đánh y bác sĩ, hoặc mang xác nạn nhân tới bệnh viện để đòi làm ra lẽ.
Thỉnh thoảng lại thấy những vụ như vậy xảy ra, như tại BV đa khoa tỉnh Lâm Ðồng ngày 20 tháng 6, 2013, tại BV đa khoa Hà Tĩnh ngày 12 tháng 8, 2013, tại BV Nhân Dân Gia Ðịnh ngày 22 tháng 9, 2013 v.v…
Khi một sản phụ và em bé mới sinh bị tử vong tại bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ngày 18 tháng 10, năm 2013 vì sự thờ ơ, vô trách nhiệm của kíp trực, gia đình đã đưa quan tài lên xe diễu qua khắp các phố, đến tận nhà ông bác sĩ phó giám đốc bệnh viện đòi “xử lý.” Hàng nghìn người dân đã tự phát đi theo, khiến giao thông bị ách tắc nhiều giờ, công an phải huy động hàng trăm người để vãn hồi trật tự. (“Hàng nghìn người đưa quan tài sản phụ diễu phô,” VNExpress).
Ðiều đáng nói là đám đông đi theo đó không hề có quen biết, ruột thịt gì với mẹ con sản phụ đã chết. Chỉ vì đã có quá nhiều những cái chết oan ức khác nhau do ngành y tế gây ra, và câu chuyện này như một giọt nước làm tràn chiếc ly phẫn nộ của người dân.
Mặt khác, người dân nhìn thấy số phận của hai mẹ con người sản phụ bất hạnh có thể cũng sẽ xảy ra với họ, với người thân của họ nếu ngành Y không thật sự chấn chỉnh, sửa đổi (mà điều này thì còn… xa lắm).
Có những vụ người dân khiếu nại mãi nhưng chính quyền địa phương vẫn không giải quyết, buộc họ phải cùng nhau “làm luật” như vụ hàng ngàn người xuống đường phản đối việc khai thác cát gây sạt lở nặng cửa biển Cửa Ðại của sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi (“Dân xuống đường, phản đối khai thác cát,” Người Lao Ðộng).
Hay hàng trăm người dân bao vây công ty cổ phần Nicotex Thành Thái để ngăn chặn không cho tẩu tán khối lượng lớn hóa chất độc hại đã được đào lên, cho đến khi chính quyền địa phương, các ban ngành phải vào cuộc xử lý (“Hàng trăm người vây hiện trường DN chôn giấu thuốc trừ sâu,” Người Lao Ðộng)…
Có những khi, vì uất ức, tuyệt vọng quá mức, người ta chỉ còn cách đem chính sinh mạng của mình ra “tự xử.” Ðã có những vụ tự thiêu mà nguyên nhân sâu xa do cách làm ăn quan liêu, coi thường tính mạng, danh dự nhân phẩm người dân của nhà cầm quyền, hay do luật pháp bất công, xét xử oan sai.
Trong đó được dư luận biết đến nhiều là vụ tự thiêu ngay trước cửa UBND tỉnh Bạc Liêu của bà Ðặng Thị Kim Liêng, thân mẫu người tù lương tâm Tạ Phong Tần tức blogger Công lý và Sự thật. Vì mâu thuẫn trong tranh chấp đất đai chưa được chính quyền địa phương giải quyết rốt ráo, nỗi uất ức trước án tù của con gái, cộng với sự bức bối do bị nhà cầm quyền liên tục đe dọa, khủng bố tinh thần vì “tội lỗi” của Tạ Phong Tần.
Dấn thêm một bước nữa, người dân không chỉ đem sinh mạng ra để gióng lên tiếng chuông cảnh báo những sự bất công, sai trái của nhà cầm quyền mà còn đương đầu lại, phản kháng lại.
Chỉ trong hai năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến những vụ nổi dậy làm xôn xao dư luận. Ðiển hình là vụ án cưỡng chế đất tại đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng vào đầu năm 2012, mà nhiều người vẫn so sánh với vụ án Ðồng Nọc Nạn thời Pháp thuộc.
Hai anh em nông dân Ðoàn Văn Vươn đã dùng súng hoa cải chống lại lực lượng cưỡng chế đất đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội, làm bị thương 2 công an và 4 người thuộc ngành quân đội.
Vụ thứ hai là anh Ðặng Ngọc Viết, xuất phát từ việc bồi thường giải phóng mặt bằng không thỏa đáng của chính quyền địa phương, đã dùng súng bắn chết và bị thương 5 cán bộ của Trung Tâm Phát Triển Quỹ Ðất TP Thái Bình, rồi tự sát sau đó vài giờ.
Cả hai anh em ông Ðoàn Văn Vươn hay anh Ðặng Ngọc Viết đều là những người chưa hề có tiền án tiền sự, ông Vươn là cựu bộ đội, từng được xem như anh hùng vì đã có công lấn biển cải tạo đầm lầy, còn anh Viết như nhiều người đánh giá là hết sức hiền lành, gia đình thuộc diện thương binh cách mạng. Thế nhưng khi đã quyết định hành động, có nghĩa là họ đã tuyệt vọng với việc “đối thoại” với nhà cầm quyền, tuyệt vọng với sự chờ đợi và những bất công phi lý phải chịu đựng quá lâu.
Từ việc chỉ dùng súng hoa cải ít sát thương cho tới súng col bắn thẳng vào mặt các quan chức cán bộ, nỗi tức giận và hành động bạo lực đã được đẩy lên một bước.
Và còn nữa, “Thanh Hóa: Phóng hỏa đốt nhà phó bí thư xã trong đêm” (Tiền Phong), “Nhà phó công an xã bị giội bom xăng” (Thanh Niên) tại xã Tam Hiệp (Châu Thành, Tiền Giang), “Nổ mìn giữa đêm tại phòng Bí thư đảng ủy xã” (VTC), thuộc xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc-Nghệ An…
Những hành vi “tự xử” liên tục xảy ra, với mức độ bạo lực ngày càng cao chứng tỏ mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giữa nhà cầm quyền và nhân dân ngày càng sâu sắc. Về phía dân chúng, là sự mất lòng tin vào chính quyền, vào luật pháp. Về phía nhà cầm quyền là sự bất lực của bộ máy khi không thể giải quyết được những yêu cầu chính đáng của người dân.
Sâu xa hơn, nó nói lên bản chất của chế độ: sự quan liêu, xa rời dân, coi thường dân, không lắng nghe, thấu hiểu những nỗi bức xúc của dân.
Một xã hội có quá nhiều hành vi dùng luật rừng để “tự xử” là một xã hội thụt lùi trở về thời kỳ mông muội, dã man, con người coi thường luật pháp, vì chính nhà nước này đã tự đặt mình, đặt đảng cầm quyền đứng cao hơn luật pháp.
Âu cũng là “luật nhân quả,” chính quyền đối với dân thế nào thì dân sẽ đối lại như thế.
Không ai ủng hộ hành vi bạo lực nhưng trước hiện tượng đông đảo người dân tình nguyện đi theo quan tài một con người xa lạ, hay sự thương xót, đồng cảm của dư luận dành cho những trường hợp như anh em ông Ðoàn Văn Vươn hay anh Ðặng Ngọc Viết, nhà cầm quyền nghĩ gì?
Trước mắt, trong từ điển 70 năm cầm quyền của đảng cộng sản VN, đã lại có thêm hai chữ “tự xử” gợi lên những sai lầm, đau thương mới.
Song Chi
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm