Điếu Cày đã lên tiếng kể lại chuyến đi từ trong tù qua tới Mỹ .
********************************
Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam hồi tuần qua. Ngày 21/10/2014, người sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.
********************************
Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam hồi tuần qua. Ngày 21/10/2014, người sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.
Sau ít ngày nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và lo một số vấn đề cá nhân, anh Điếu Cày đã dành cho Danlambao một cuộc phỏng vấn để hồi tưởng chặng đường đã qua và chia sẻ mục tiêu đấu tranh trong thời gian sắp tới.
http://youtu.be/3rCLYG38RxM
http://youtu.be/3rCLYG38RxM
Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam...
youtube.com
**********************************
Điếu Cày: 'Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội Việt Nam'
27.10.2014
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người vừa được trả tự do và buộc sang Mỹ tị nạn hôm 21/10 vừa qua sau 6 năm rưỡi ngồi tù với bản án 12 năm về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các hoạt động chống Trung Quốc và cổ xúy tự do báo chí trong nước, cam kết sẽ thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận và bảo vệ các ngòi bút độc lập tại Việt Nam trên chặng đường tranh đấu tiếp theo của ông trong cuộc sống lưu vong tại Mỹ.
Lần đầu tiên lên tiếng với truyền thông hải ngoại kể từ khi đặt chân tới Mỹ, blogger Việt Nam nổi tiếng quốc tế đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi xoay quanh thời gian tranh đấu, tù đày tại Việt Nam và kế hoạch trong quảng đời lưu vong sắp tới của ông tại Mỹ.
VOA: Anh có đáp ứng yêu cầu ‘nhận tội’ hay ‘cam kết’ của nhà chức trách Việt Nam, một thủ tục trước nay bắt buộc phải có để được phóng thích?
Blogger Điếu Cày: Tôi chưa bao giờ nhận tội. Tôi không khai và không ký bất cứ giấy tờ gì trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và giam cầm cho tới ngày hôm nay.
VOA: Anh nhất quyết khẳng định mình không làm gì sai hay có tội, vì sao anh chấp nhận được trả tự do có điều kiện, tự do trong lưu vong?
Blogger Điếu Cày: Tôi hiểu thế này. Chính tòa án của Việt Nam cũng chưa hoàn thành thủ tục buộc tội tôi. Tôi có một quy tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù. Vì vậy, nếu một sự chấp nhận nào vi phạm quy tắc đó, tôi không lựa chọn. Những lựa chọn không vi phạm nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự nhận tội.
VOA: Giờ đây anh đã được tự do, nhưng ‘tự do trong lưu đày’, theo cách hiểu của nhiều người. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh về sự tự do có điều kiện này, vốn cũng là một hình thức bị cách ly với xã hội Việt Nam?
Blogger Điếu Cày: Là người hoạt động tự do báo chí trên internet, tôi nghĩ tự do internet không có khoảng cách. Tôi không nghĩ mình bị cách ly với xã hội Việt Nam.
VOA: Anh tuyên bố ‘Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ’, nhưng Hà Nội đã chứng minh rằng ‘chiến thắng’ đó chỉ có được khi ra khỏi biên giới Việt Nam, còn bên trong lãnh thổ Việt Nam thì không có cơ hội ấy. Suy cho cùng, tới giờ phút này những gì anh gọi là ‘các giá trị dân chủ’ vẫn chưa thắng được luật lệ của Việt Nam. Anh nghĩ sao?
Blogger Điếu Cày: Tôi không đồng ý với điều đó vì tất cả cần sự thay đổi, cần thời gian. Những giá trị của tự do-dân chủ đã thắng lợi là việc trong năm nay chúng tôi đã cứu được rất nhiều người ra khỏi tù. Còn việc những giá trị tự do-dân chủ ở Việt Nam vẫn chưa được phổ quát đầy đủ, người Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đầy đủ những quyền ấy thì đấy chính là mục tiêu mà chúng ta đấu tranh để đạt tới.
VOA: Nhà nước Việt Nam nói phóng thích anh ‘vì lý do nhân đạo’ xét theo quan điểm của họ khi trả tự do, cho xuất cảnh một người bị họ xem là phạm luật hình sự. Ý kiến anh thế nào?
Blogger Điếu Cày: Họ muốn nói ‘nhân đạo’ thì nó là ‘nhân đạo’ thôi, đó là theo ý kiến riêng của họ. Chứ còn trên thế giới này có nước nào mà bắt một người dân chỉ vì biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa trên internet. Những nước như thế không thể nhân đạo được. Tôi thấy hiện nay bên Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS không chấp nhận những tôn giáo khác biệt, muốn xây dựng một xã hội thuần nhất chỉ một tôn giáo duy nhất của họ. Rất tiếc rằng một số chính phủ trên thế giới này có tư tưởng gần giống với IS, không chấp nhận chính kiến khác biệt, quan điểm khác biệt, tư tưởng khác biệt mà muốn xây dựng một xã hội thuần nhất và đó là một xã hội nguy hiểm.
VOA: Nói chuyện với anh hôm nay không thể không nhắc lại Điếu Cày của ngày hôm qua. Một cách ngắn gọn chia sẻ về thời gian 6 năm rưỡi bị giam ở 11 nhà tù khác nhau, anh mô tả thế nào?
Blogger Điếu Cày: Thật sự không dễ dàng gì, đặc biệt đối với những người như tôi vì trong suốt 11 nhà tù đó, không bao giờ tôi ngừng đấu tranh. Trong tù, tôi vẫn tập hợp an hem bạn tù đấu tranh, đòi hỏi những quyền được làm người, yêu cầu họ phải thực thi đúng pháp luật đối với chúng tôi. Vì vậy, cứ mỗi lần câu chuyện trong tù được đưa lên internet thì họ lại đẩy tôi sang nhà tù khác, tổng cộng 11 nhà tù.
VOA: Ấn tượng nhất về thời gian tù tội của anh là cuộc tuyệt thực gây chú ý công luận trong và ngoài nước. Anh chống chọi với 33 ngày tuyệt thực đó thế nào? Điều gì đã giúp anh vượt qua thử thách ‘tồn-vong’ đó?
Blogger Điếu Cày: Thật ra, đợt tuyệt thực 33 ngày mà thế giới biết đến là đợt thứ hai. Đợt tuyệt thực thứ nhất trong B34, thời gian tạm giam. Khi đó, không anh em nào đưa được thông tin ra ngoài cả. Đợt đầu tiên đó, khi tôi tuyệt thực đến ngày thứ 28 họ đã phải đưa tôi đi cấp cứu tại bệnh viện 30/4. Tôi tuyên bố chỉ chấm dứt cuộc tuyệt thực này tại nhà xác hoặc bệnh viện chứ không ngừng lại. Còn tuyệt thực thứ hai kéo dài đến 33 ngày trước sự chứng kiến của những anh em tù chính trị. Cho nên, lần này tôi còn có thêm sức mạnh hỗ trợ của anh em nữa.
VOA: Nhìn lại tất cả những gì đã trải qua, anh thấy mình được và mất những gì trong công cuộc tranh đấu này?
Blogger Điếu Cày: Khi đã chọn con đường tranh đấu, tôi đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tôi đã tự xây một bức tường ngăn cách giữa tôi và gia đình để bảo vệ gia đình của tôi. Thế nhưng, sự thật thì cũng không bảo vệ được. Họ tấn công vào gia đình tôi, vào cơ sở kinh doanh của tôi, sách nhiễu gia đình tôi, rất khó khăn. Trong quá trình tham gia đấu tranh, chúng tôi phải chấp nhận hy sinh. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là quá lớn. Ngoài việc họ tịch thu một căn nhà của tôi trên đưởng Nguyễn Thái Học, họ còn tạo ra một vụ án trốn thuế và rồi họ truy tố khống trong lần thứ hai để nhốt tôi vô tù. Họ vẫn chưa đưa ra được quyết định thi hành án. Đây là một vụ án vô cùng bất công. Chúng tôi sang đây cũng một phần là để bắt đầu lại vụ án này trước cộng đồng quốc tế để còn kéo những người bạn khác trong tù ra đặc biệt là Tạ Phong Tần. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do là rất lớn, nhưng nó không quật ngã chúng tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn. Vai trò của chúng tôi là đấu tranh trên diễn đàn truyền thông internet. Trên internet không có khoảng cách, vì vậy, tôi vẫn như sống ở trong đất nước Việt Nam, tôi vẫn hoạt động hiệu quả như ở trong Việt Nam.
VOA: Về những mất mát của anh, không những anh bị mất tài sản, nhà cửa, sự tự do, mà cả tương lai của 2 người con còn ở Việt Nam của anh cũng phải trả giá cho các hoạt động của anh. Anh nghĩ gì về cái giá phải trả cho lý tưởng dân chủ mà anh theo đuổi?
Blogger Điếu Cày: Tôi quả thực không ngờ họ lại độc ác đến như vậy. Tôi không nghĩ một chính quyền lại đàn áp người dân khốc liệt như vậy chỉ vì họ cất tiếng nói một cách ôn hòa, bất bạo động. Những gì họ làm với chúng tôi càng cho người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy rõ bản chất của họ.
VOA: Với sự gọi là ngoài sức tưởng tượng như thế, có điều gì trong quá khứ anh thấy mình cần phải thay đổi hay làm lại hay không? Có điều gì anh cảm thấy hối tiếc trên chặng đường đã qua?
Blogger Điếu Cày: Trong một cuộc cách mạng, có những người lựa chọn tham gia vì muốn thay đổi xã hội không thể đứng khoanh tay nhìn, nhưng có những người lựa chọn không tham gia. Điều đó tạo nên sự khác biệt. Nhưng tôi tin rằng những hy sinh mất mát của những người đi đâu không uổng. Nó thắp lên ngọn lửa cho những người đi sau để cùng bước xuống đường, cùng tranh đấu. Nó dẫn dắt những người khác. Tôi tin những hy sinh mất mát của chúng tôi sẽ tạo cảm hứng cho các bạn khác để họ thấy rõ con đường lựa chọn là đúng và tiếp bước cùng chúng tôi để đất nước Việt Nam có một ngày được dân chủ. Chúng tôi mong muốn rằng các bạn trẻ hãy cùng chúng tôi thêm một kết nối trên internet, thêm một trang blog trên internet, cùng kết nối với nhau tạo ra một hệ thống truyền thông mạnh mẽ đủ để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin. Từ đó, chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ, mở toang vùng tối u mê trong nhiều người bị bưng bít lâu nay. Từ thay đổi suy nghĩ chúng ta sẽ thay đổi hành động.
VOA: Tình cảm mọi người dành cho anh khi anh được thả được xem là nồng nhiệt nhất chưa từng có trước nay. Trong mắt nhiều người, anh là ‘anh hùng bất khuất’, là ‘di sản’ và là ‘ánh sáng’ của phong trào dân chủ VN, thậm chí có người còn gọi anh là ‘Aung San Suu Kyi của VN’. Từ thành tích đó, giai đoạn đấu tranh mới của Điếu Cày, ở góc độ mới (theo lời anh nói) cụ thể sẽ ra sao? Anh có những kế hoạch cụ thể thế nào giúp phát huy xã hội dân sự và các ngòi bút độc lập trong nước?
Blogger Điếu Cày: Kế hoạch cụ thể tôi không nói ở đây, nhưng hướng là chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và tìm cách thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận trong nước, đồng thời bảo vệ các ngòi bút độc lập trong nước bằng pháp lý của cộng đồng quốc tế và bằng những kế hoạch hỗ trợ truyền thông. Tôi mong muốn các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới quan tâm đến hoạt động của các ngòi bút độc lập trong nước, lưu ý hỗ trợ đăng tải thông tin và truyền tải thông tin bảo vệ khi cần thiết, tạo thành mạng truyền thông hỗ trợ trong-ngoài giúp nhau cùng phát triển. Khi hệ thống truyền thông được cân bằng, phá vỡ được sự bưng bít thì sự thông cảm-thấu hiểu giữa các nhóm trong xã hội sẽ thay đổi. Từ đó dẫn đến thay đổi về hành động. Tôi mong muốn tự do báo chí-tự do ngôn luận là con đường phải đi đầu tiên để dẫn tới các hành động sau này.
VOA: Việt Nam bị cáo buộc là tích trữ con tin để thả nhỏ giọt, chứng tỏ ‘nhượng bộ-cải thiện nhân quyền’ đổi lấy quyền lợi từ quốc tế. Là một người trong cuộc, anh thấy mình có thể làm gì giúp ngăn chặn tái diễn việc này?
Blogger Điếu Cày: Những nhóm trong xã hội một khi tước đi nguyện vọng cất lên tiếng nói của các nhóm khác thì nhóm đó trở thành nguy hiểm và không xứng đáng tồn tại trong xã hội. Góp sức của tôi là phải trình bày cho cộng đồng quốc tế biết rõ những vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Chỉ những người như chúng tôi mới biết được sự thật chính sách của họ sau các bản án. Tôi đã có 6 năm rưỡi trong tù qua 11 nhà giam từ mũi Cà Mau ra tới Nghệ An, tôi đã nhìn đầy đủ-chi tiết các vấn đề ghê tởm trong các nhà tù Việt Nam. Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam, pháp quyền chưa được tôn trọng. Cộng đồng quốc tế phải chỉ đích danh, chỉ đúng chỗ để họ sửa đổi pháp luật bảo vệ đủ các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Cụ thể ở đây, tôi muốn mọi người chú ý đến luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Mọi khuyết tật xuất phát từ chỗ đó. Nó cho những người hành pháp tự ban hành pháp luật và tự thi hành. Chính những văn bản dưới luật, trái luật lại được thi hành đã làm cho Quốc hội và luật pháp Việt Nam trở thành bù nhìn. Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội đó.
VOA: Xin chân thành cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc phỏng vấn này.
Mời quý vị đón xem video cuộc phỏng vấn với Blogger Điếu Cày trên voatiengviet.com hoặc kênh Youtube của VOA: youtube.com/VOATiengVietVideo.
Lần đầu tiên lên tiếng với truyền thông hải ngoại kể từ khi đặt chân tới Mỹ, blogger Việt Nam nổi tiếng quốc tế đã dành cho Trà Mi VOA Việt ngữ cuộc trao đổi xoay quanh thời gian tranh đấu, tù đày tại Việt Nam và kế hoạch trong quảng đời lưu vong sắp tới của ông tại Mỹ.
VOA: Anh có đáp ứng yêu cầu ‘nhận tội’ hay ‘cam kết’ của nhà chức trách Việt Nam, một thủ tục trước nay bắt buộc phải có để được phóng thích?
Blogger Điếu Cày: Tôi chưa bao giờ nhận tội. Tôi không khai và không ký bất cứ giấy tờ gì trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và giam cầm cho tới ngày hôm nay.
VOA: Anh nhất quyết khẳng định mình không làm gì sai hay có tội, vì sao anh chấp nhận được trả tự do có điều kiện, tự do trong lưu vong?
Blogger Điếu Cày: Tôi hiểu thế này. Chính tòa án của Việt Nam cũng chưa hoàn thành thủ tục buộc tội tôi. Tôi có một quy tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù. Vì vậy, nếu một sự chấp nhận nào vi phạm quy tắc đó, tôi không lựa chọn. Những lựa chọn không vi phạm nguyên tắc này không đồng nghĩa với sự nhận tội.
VOA: Giờ đây anh đã được tự do, nhưng ‘tự do trong lưu đày’, theo cách hiểu của nhiều người. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh về sự tự do có điều kiện này, vốn cũng là một hình thức bị cách ly với xã hội Việt Nam?
Blogger Điếu Cày: Là người hoạt động tự do báo chí trên internet, tôi nghĩ tự do internet không có khoảng cách. Tôi không nghĩ mình bị cách ly với xã hội Việt Nam.
VOA: Anh tuyên bố ‘Sự có mặt của tôi trên đất nước tự do này là minh chứng cho chiến thắng của các giá trị tự do dân chủ’, nhưng Hà Nội đã chứng minh rằng ‘chiến thắng’ đó chỉ có được khi ra khỏi biên giới Việt Nam, còn bên trong lãnh thổ Việt Nam thì không có cơ hội ấy. Suy cho cùng, tới giờ phút này những gì anh gọi là ‘các giá trị dân chủ’ vẫn chưa thắng được luật lệ của Việt Nam. Anh nghĩ sao?
Bấm vào để nghe bài phỏng vấn blogger Điếu Cày
VOA: Nhà nước Việt Nam nói phóng thích anh ‘vì lý do nhân đạo’ xét theo quan điểm của họ khi trả tự do, cho xuất cảnh một người bị họ xem là phạm luật hình sự. Ý kiến anh thế nào?
Blogger Điếu Cày: Họ muốn nói ‘nhân đạo’ thì nó là ‘nhân đạo’ thôi, đó là theo ý kiến riêng của họ. Chứ còn trên thế giới này có nước nào mà bắt một người dân chỉ vì biểu đạt ý kiến một cách ôn hòa trên internet. Những nước như thế không thể nhân đạo được. Tôi thấy hiện nay bên Trung Đông, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS không chấp nhận những tôn giáo khác biệt, muốn xây dựng một xã hội thuần nhất chỉ một tôn giáo duy nhất của họ. Rất tiếc rằng một số chính phủ trên thế giới này có tư tưởng gần giống với IS, không chấp nhận chính kiến khác biệt, quan điểm khác biệt, tư tưởng khác biệt mà muốn xây dựng một xã hội thuần nhất và đó là một xã hội nguy hiểm.
VOA: Nói chuyện với anh hôm nay không thể không nhắc lại Điếu Cày của ngày hôm qua. Một cách ngắn gọn chia sẻ về thời gian 6 năm rưỡi bị giam ở 11 nhà tù khác nhau, anh mô tả thế nào?
Blogger Điếu Cày: Thật sự không dễ dàng gì, đặc biệt đối với những người như tôi vì trong suốt 11 nhà tù đó, không bao giờ tôi ngừng đấu tranh. Trong tù, tôi vẫn tập hợp an hem bạn tù đấu tranh, đòi hỏi những quyền được làm người, yêu cầu họ phải thực thi đúng pháp luật đối với chúng tôi. Vì vậy, cứ mỗi lần câu chuyện trong tù được đưa lên internet thì họ lại đẩy tôi sang nhà tù khác, tổng cộng 11 nhà tù.
VOA: Ấn tượng nhất về thời gian tù tội của anh là cuộc tuyệt thực gây chú ý công luận trong và ngoài nước. Anh chống chọi với 33 ngày tuyệt thực đó thế nào? Điều gì đã giúp anh vượt qua thử thách ‘tồn-vong’ đó?
Blogger Điếu Cày: Thật ra, đợt tuyệt thực 33 ngày mà thế giới biết đến là đợt thứ hai. Đợt tuyệt thực thứ nhất trong B34, thời gian tạm giam. Khi đó, không anh em nào đưa được thông tin ra ngoài cả. Đợt đầu tiên đó, khi tôi tuyệt thực đến ngày thứ 28 họ đã phải đưa tôi đi cấp cứu tại bệnh viện 30/4. Tôi tuyên bố chỉ chấm dứt cuộc tuyệt thực này tại nhà xác hoặc bệnh viện chứ không ngừng lại. Còn tuyệt thực thứ hai kéo dài đến 33 ngày trước sự chứng kiến của những anh em tù chính trị. Cho nên, lần này tôi còn có thêm sức mạnh hỗ trợ của anh em nữa.
VOA: Nhìn lại tất cả những gì đã trải qua, anh thấy mình được và mất những gì trong công cuộc tranh đấu này?
Blogger Điếu Cày: Khi đã chọn con đường tranh đấu, tôi đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, tôi đã tự xây một bức tường ngăn cách giữa tôi và gia đình để bảo vệ gia đình của tôi. Thế nhưng, sự thật thì cũng không bảo vệ được. Họ tấn công vào gia đình tôi, vào cơ sở kinh doanh của tôi, sách nhiễu gia đình tôi, rất khó khăn. Trong quá trình tham gia đấu tranh, chúng tôi phải chấp nhận hy sinh. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là quá lớn. Ngoài việc họ tịch thu một căn nhà của tôi trên đưởng Nguyễn Thái Học, họ còn tạo ra một vụ án trốn thuế và rồi họ truy tố khống trong lần thứ hai để nhốt tôi vô tù. Họ vẫn chưa đưa ra được quyết định thi hành án. Đây là một vụ án vô cùng bất công. Chúng tôi sang đây cũng một phần là để bắt đầu lại vụ án này trước cộng đồng quốc tế để còn kéo những người bạn khác trong tù ra đặc biệt là Tạ Phong Tần. Mất mát của Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do là rất lớn, nhưng nó không quật ngã chúng tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục bước tiếp con đường đã chọn. Vai trò của chúng tôi là đấu tranh trên diễn đàn truyền thông internet. Trên internet không có khoảng cách, vì vậy, tôi vẫn như sống ở trong đất nước Việt Nam, tôi vẫn hoạt động hiệu quả như ở trong Việt Nam.
VOA: Về những mất mát của anh, không những anh bị mất tài sản, nhà cửa, sự tự do, mà cả tương lai của 2 người con còn ở Việt Nam của anh cũng phải trả giá cho các hoạt động của anh. Anh nghĩ gì về cái giá phải trả cho lý tưởng dân chủ mà anh theo đuổi?
Blogger Điếu Cày: Tôi quả thực không ngờ họ lại độc ác đến như vậy. Tôi không nghĩ một chính quyền lại đàn áp người dân khốc liệt như vậy chỉ vì họ cất tiếng nói một cách ôn hòa, bất bạo động. Những gì họ làm với chúng tôi càng cho người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy rõ bản chất của họ.
VOA: Với sự gọi là ngoài sức tưởng tượng như thế, có điều gì trong quá khứ anh thấy mình cần phải thay đổi hay làm lại hay không? Có điều gì anh cảm thấy hối tiếc trên chặng đường đã qua?
Blogger Điếu Cày: Trong một cuộc cách mạng, có những người lựa chọn tham gia vì muốn thay đổi xã hội không thể đứng khoanh tay nhìn, nhưng có những người lựa chọn không tham gia. Điều đó tạo nên sự khác biệt. Nhưng tôi tin rằng những hy sinh mất mát của những người đi đâu không uổng. Nó thắp lên ngọn lửa cho những người đi sau để cùng bước xuống đường, cùng tranh đấu. Nó dẫn dắt những người khác. Tôi tin những hy sinh mất mát của chúng tôi sẽ tạo cảm hứng cho các bạn khác để họ thấy rõ con đường lựa chọn là đúng và tiếp bước cùng chúng tôi để đất nước Việt Nam có một ngày được dân chủ. Chúng tôi mong muốn rằng các bạn trẻ hãy cùng chúng tôi thêm một kết nối trên internet, thêm một trang blog trên internet, cùng kết nối với nhau tạo ra một hệ thống truyền thông mạnh mẽ đủ để phá vỡ bức tường bưng bít thông tin. Từ đó, chúng ta sẽ thay đổi suy nghĩ, mở toang vùng tối u mê trong nhiều người bị bưng bít lâu nay. Từ thay đổi suy nghĩ chúng ta sẽ thay đổi hành động.
VOA: Tình cảm mọi người dành cho anh khi anh được thả được xem là nồng nhiệt nhất chưa từng có trước nay. Trong mắt nhiều người, anh là ‘anh hùng bất khuất’, là ‘di sản’ và là ‘ánh sáng’ của phong trào dân chủ VN, thậm chí có người còn gọi anh là ‘Aung San Suu Kyi của VN’. Từ thành tích đó, giai đoạn đấu tranh mới của Điếu Cày, ở góc độ mới (theo lời anh nói) cụ thể sẽ ra sao? Anh có những kế hoạch cụ thể thế nào giúp phát huy xã hội dân sự và các ngòi bút độc lập trong nước?
Blogger Điếu Cày: Kế hoạch cụ thể tôi không nói ở đây, nhưng hướng là chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện và tìm cách thúc đẩy quyền tự do báo chí-tự do ngôn luận trong nước, đồng thời bảo vệ các ngòi bút độc lập trong nước bằng pháp lý của cộng đồng quốc tế và bằng những kế hoạch hỗ trợ truyền thông. Tôi mong muốn các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới quan tâm đến hoạt động của các ngòi bút độc lập trong nước, lưu ý hỗ trợ đăng tải thông tin và truyền tải thông tin bảo vệ khi cần thiết, tạo thành mạng truyền thông hỗ trợ trong-ngoài giúp nhau cùng phát triển. Khi hệ thống truyền thông được cân bằng, phá vỡ được sự bưng bít thì sự thông cảm-thấu hiểu giữa các nhóm trong xã hội sẽ thay đổi. Từ đó dẫn đến thay đổi về hành động. Tôi mong muốn tự do báo chí-tự do ngôn luận là con đường phải đi đầu tiên để dẫn tới các hành động sau này.
VOA: Việt Nam bị cáo buộc là tích trữ con tin để thả nhỏ giọt, chứng tỏ ‘nhượng bộ-cải thiện nhân quyền’ đổi lấy quyền lợi từ quốc tế. Là một người trong cuộc, anh thấy mình có thể làm gì giúp ngăn chặn tái diễn việc này?
Blogger Điếu Cày: Những nhóm trong xã hội một khi tước đi nguyện vọng cất lên tiếng nói của các nhóm khác thì nhóm đó trở thành nguy hiểm và không xứng đáng tồn tại trong xã hội. Góp sức của tôi là phải trình bày cho cộng đồng quốc tế biết rõ những vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Chỉ những người như chúng tôi mới biết được sự thật chính sách của họ sau các bản án. Tôi đã có 6 năm rưỡi trong tù qua 11 nhà giam từ mũi Cà Mau ra tới Nghệ An, tôi đã nhìn đầy đủ-chi tiết các vấn đề ghê tởm trong các nhà tù Việt Nam. Ngoài ra, trong xã hội Việt Nam, pháp quyền chưa được tôn trọng. Cộng đồng quốc tế phải chỉ đích danh, chỉ đúng chỗ để họ sửa đổi pháp luật bảo vệ đủ các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Cụ thể ở đây, tôi muốn mọi người chú ý đến luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Mọi khuyết tật xuất phát từ chỗ đó. Nó cho những người hành pháp tự ban hành pháp luật và tự thi hành. Chính những văn bản dưới luật, trái luật lại được thi hành đã làm cho Quốc hội và luật pháp Việt Nam trở thành bù nhìn. Tôi phải chỉ rõ ra những khuyết tật của xã hội đó.
VOA: Xin chân thành cảm ơn anh rất nhiều vì thời gian dành cho cuộc phỏng vấn này.
Mời quý vị đón xem video cuộc phỏng vấn với Blogger Điếu Cày trên voatiengviet.com hoặc kênh Youtube của VOA: youtube.com/VOATiengVietVideo.
**********************************
----------------------------------
Blogger Điếu Cày: Tôi sẽ kiện Việt Nam ra tòa quốc tế
Blogger Điếu Cày đang giở những bức thư của bạn tù được ông khâu vào áo và mang qua Mỹ.
27.10.2014
Nhà bất đồng chính kiến vừa được Việt Nam phóng thích tuyên bố sẽ kiện chính quyền Hà Nội ra tòa quốc tế vì đã tống giam trái phép các thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do. Blogger Điếu Cày cho biết ông tin rằng ông sẽ “thắng kiện”. Ngoài ra, nhà báo tự do này còn cho biết ông phải đặt gánh nặng của phong trào “lên trên lợi ích của gia đình”. Mời quý vị theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn sau đây với blogger Điếu Cày dành cho VOA Việt Ngữ chiều 27/10:
VOA: Ông mặc một chiếc áo cộc tay và đi đôi dép tổ ong để sang Mỹ. Vì sao ông lại ăn mặc giản dị như vậy?
Blogger Điếu Cày: Tôi ở trong nhà tù, bị đưa ra ngoài, có thế nào thì mặc như thế. Họ đưa tôi ra khỏi nhà tù và từ Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, thì họ đưa thẳng tôi ra sân bay Nội Bài.
VOA: Chính quyền Việt Nam nói gì trước khi thả ông không?
Blogger Điếu Cày: Trước đó, Bộ Công an Việt Nam có vào, tham mưu của Bộ Công an Việt Nam có vào, có nói với tôi, đề nghị tôi viết đơn, xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập về báo chí. Họ cũng yêu cầu tôi viết một cái đơn xin tha tù trước thời hạn. Thế nhưng tôi có một nguyên tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù cho nên là tôi không viết.
Sau đó tôi có được gặp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói với tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi ra vô điều kiện, kể cả tôi ở Việt Nam hoặc đi sang Hoa Kỳ. Nhưng hiện tại, hai chính phủ mới đạt được thỏa thuận là tôi ra tù sẽ nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
Và tôi cũng nhận được một số sự ủy thác của anh em ở trong trại giam, kể cả anh em tù chính trị và anh em tù hình sự ủy thác cho tôi cho nên tôi đồng ý nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không?
Blogger Điếu Cày: Về những việc như thế này, chúng tôi là người ở trong nhà tù, việc đàm phán giữa hai bên hoặc những người đi trước có kinh nghiệm như thế nào rồi, có thông tin gì rồi thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Một người tù khi anh bị đặt vào hoàn cảnh như thế thì anh chỉ có thể đưa ra các quyết định đối phó trong hoàn cảnh đó với những kinh nghiệm mà anh có được, với những thông tin ít ỏi mà anh có được thôi.
Ở trong tù, chúng tôi luôn phải trả giá bằng những phương pháp thử và sai. Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.
VOA: Có tin nói rằng ông bị ép buộc đi Mỹ. Thông tin này đúng hay sai, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Thực ra thì nó có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là đối với chính phủ Việt Nam, thì họ chỉ đưa ra cho tôi có một sự lựa chọn, là đi học tại Hoa Kỳ, chứ không có lựa chọn là ở lại Việt Nam, và ra tù.
Anh em tù chính trị thì chúng tôi có thảo luận và thống nhất với nhau rằng “anh sẽ phải đi thay chúng tôi, để làm những gì chúng tôi ủy nhiệm”. Vì vậy, lựa chọn này, không phải là riêng của cá nhân tôi, mà còn là lựa chọn của anh em ở cùng với tôi, qua thảo luận đã ủy nhiệm cho tôi. Điều đó đã được thể hiện qua lá thư của anh Trương Duy Nhất.
VOA: Sau khi ông tới Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông được đi Mỹ vì ‘lý do nhân đạo’. Phản ứng của ông ra sao đối với tuyên bố này?
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy cái tuyên bố này hoàn toàn sai, không có cái gì gọi là nhân đạo ở đây cả, bởi vì tòa án Việt Nam vẫn chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để mà buộc tội câu lạc bộ nhà báo tự do. Chúng tôi bị bắt, bị xử sơ thẩm. Chúng tôi đã kháng cáo phúc thẩm, và đã đưa ra bằng chứng thuyết phục nhưng phiên tòa phúc thẩm đó đã không làm được một cái việc duy nhất, đó là chứng minh tội phạm đối với chúng tôi. Và đã không chứng minh được tội phạm, không công bố được chứng cứ, không đưa ra được kết luận mà lại cứ y án.
Việc đưa chúng tôi vào trại giam là hoàn toàn trái pháp luật, và quả thực nó trái pháp luật đối với ngay chính pháp luật của họ. Bởi vì cho đến giờ này, chúng tôi vào tù ngần ấy năm rồi nhưng vẫn chưa có quyết định thi hành án, chưa có bản án phúc thẩm. Tôi đã yêu cầu nhiều lần là phải công bố quyết định phúc thẩm, phải công bố quyết định thi hành án thì mới đưa tôi được vào trại giam. Vì vậy, khi mà anh Khải là tham mưu của Bộ Công an xuống và nói với tôi là viết một đơn xin tha tù trước thời hạn thì tôi nói rằng các anh chưa hoàn thành thủ tục đưa chúng tôi vào tù thì làm sao có thể làm thủ tục đưa tôi ra tù được. Vì vậy tôi không viết đơn xin tha tù. Anh ấy nói đây chỉ là một thủ tục pháp lý thì tôi nói rằng thủ tục pháp lý thì cũng phải tôn trọng pháp luật thì anh mới làm thủ tục pháp lý được. Cuối cùng thì đến ngày đi, họ cũng lặng lẽ đưa tôi ra, không hề tuyên đọc quyết định tha tù hay đình chỉ thi hành án như là Bộ Ngoại giao đã tuyên bố. Tôi cũng không phải ký bất kỳ giấy tờ gì để ra tù.
Vụ án này khi tôi sang đây là nhờ ủy nhiệm của anh em, và tôi cũng còn một trách nhiệm nữa trong chuyến đi này, đó là bắt đầu vụ án CLB nhà báo tự do ở một tòa án khác.
VOA: Tức là ông sẽ đưa vụ việc ra trước một tòa án quốc tế nào đó phải không, thưa ông?
Blogger Điếu Cày: Đúng thế. Đây là một vấn đề pháp luật và là một sai lầm cơ bản của pháp luật mà ngay tòa án Việt Nam sai lầm với chính pháp luật Việt Nam , với chính hiến pháp Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế. Họ không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng tôi. Vụ án đã bị vỡ, bị sụp đổ rồi nhưng họ cố tình giam nhốt chúng tôi. Vì vậy mà chúng tôi phải đi ra ngoài này để bắt đầu vụ án đó tù một tòa án khác, tòa án của cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi từng bước một sẽ tiến hành việc đó. Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.
VOA: Một số nhà hoạt động cho rằng chính phủ Việt Nam đang sử dụng các tù nhân bất đồng chính kiến vào một cuộc mặc cả với Mỹ. Ông có nghĩ rằng mình là một con bài trong cuộc trao đổi này hay không?
Blogger Điếu Cày: Quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ với nhau, là một người tù, tôi hoàn toàn không có thông tin gì cho nên tôi không được biết. Tôi cũng không biết đổi tôi để lấy cái gì vì hoàn toàn tôi không được biết những thông tin đó. Một người phải ở trong tù đối với tôi là sáu năm sáu tháng và hai ngày nên bảo tôi phải bình luận về quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoặc có những vấn đề liên quan đến tôi thì quả thật là tôi chưa đủ thông tin để mà bình luận.
VOA: Sau nhiều năm con cái tranh đấu cho tự do của ông khi ông ở trong tù, ông có ý định đưa gia đình mình sang Mỹ đoàn tụ với mình không?
Blogger Điếu Cày: Đó cũng là cái điều khi mà tôi lựa chọn ra đi, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều tại vì ai cũng muốn đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng, trên vai tôi còn gánh nặng ủy thác của anh em, của anh em tù chính trị, và kể cả anh em tù hình sự. Tôi đã đi qua 11 nhà tù, tôi phải thay anh em cất lên tiếng nói, để bảo vệ họ. Dù họ là tù nhân, họ có thể mất một số quyền công dân nhưng quyền con người, họ vẫn còn đầy đủ. Tôi muốn rằng, những trại giam, phải thực thi pháp luật đầy đủ, và phải đối xử với họ như đối xử với những con người.
Chính vì vậy, trong lựa chọn ra đi này, gia đình tôi tiếp tục bị chia cắt, nhưng mà tôi cũng phải đặt gánh nặng của phong trào, của anh em, lên trên lợi ích của gia đình. Tôi nhận sự ủy thác của anh em để đi tiếp. Còn gia đình tôi, tôi cũng rất mong muốn sớm được đoàn tụ.
VOA: Ông mặc một chiếc áo cộc tay và đi đôi dép tổ ong để sang Mỹ. Vì sao ông lại ăn mặc giản dị như vậy?
Blogger Điếu Cày: Tôi ở trong nhà tù, bị đưa ra ngoài, có thế nào thì mặc như thế. Họ đưa tôi ra khỏi nhà tù và từ Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An, thì họ đưa thẳng tôi ra sân bay Nội Bài.
VOA: Chính quyền Việt Nam nói gì trước khi thả ông không?
Họ cũng yêu cầu tôi viết một cái đơn xin tha tù trước thời hạn. Thế nhưng tôi có một nguyên tắc bất di dịch là không nhận tội để được ra tù cho nên là tôi không viết.
Sau đó tôi có được gặp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói với tôi rằng chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phải thả tôi ra vô điều kiện, kể cả tôi ở Việt Nam hoặc đi sang Hoa Kỳ. Nhưng hiện tại, hai chính phủ mới đạt được thỏa thuận là tôi ra tù sẽ nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
Và tôi cũng nhận được một số sự ủy thác của anh em ở trong trại giam, kể cả anh em tù chính trị và anh em tù hình sự ủy thác cho tôi cho nên tôi đồng ý nhập cảnh vào Hoa Kỳ để học tập.
VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không?
Blogger Điếu Cày: Về những việc như thế này, chúng tôi là người ở trong nhà tù, việc đàm phán giữa hai bên hoặc những người đi trước có kinh nghiệm như thế nào rồi, có thông tin gì rồi thì chúng tôi hoàn toàn không biết. Một người tù khi anh bị đặt vào hoàn cảnh như thế thì anh chỉ có thể đưa ra các quyết định đối phó trong hoàn cảnh đó với những kinh nghiệm mà anh có được, với những thông tin ít ỏi mà anh có được thôi.
Ở trong tù, chúng tôi luôn phải trả giá bằng những phương pháp thử và sai. Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.
Vấn đề thứ nhất là đối với chính phủ Việt Nam, thì họ chỉ đưa ra cho tôi có một sự lựa chọn, là đi học tại Hoa Kỳ, chứ không có lựa chọn là ở lại Việt Nam, và ra tù.
Blogger Điếu Cày: Thực ra thì nó có hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là đối với chính phủ Việt Nam, thì họ chỉ đưa ra cho tôi có một sự lựa chọn, là đi học tại Hoa Kỳ, chứ không có lựa chọn là ở lại Việt Nam, và ra tù.
Anh em tù chính trị thì chúng tôi có thảo luận và thống nhất với nhau rằng “anh sẽ phải đi thay chúng tôi, để làm những gì chúng tôi ủy nhiệm”. Vì vậy, lựa chọn này, không phải là riêng của cá nhân tôi, mà còn là lựa chọn của anh em ở cùng với tôi, qua thảo luận đã ủy nhiệm cho tôi. Điều đó đã được thể hiện qua lá thư của anh Trương Duy Nhất.
VOA: Sau khi ông tới Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông được đi Mỹ vì ‘lý do nhân đạo’. Phản ứng của ông ra sao đối với tuyên bố này?
Blogger Điếu Cày: Tôi thấy cái tuyên bố này hoàn toàn sai, không có cái gì gọi là nhân đạo ở đây cả, bởi vì tòa án Việt Nam vẫn chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để mà buộc tội câu lạc bộ nhà báo tự do. Chúng tôi bị bắt, bị xử sơ thẩm. Chúng tôi đã kháng cáo phúc thẩm, và đã đưa ra bằng chứng thuyết phục nhưng phiên tòa phúc thẩm đó đã không làm được một cái việc duy nhất, đó là chứng minh tội phạm đối với chúng tôi. Và đã không chứng minh được tội phạm, không công bố được chứng cứ, không đưa ra được kết luận mà lại cứ y án.
Việc đưa chúng tôi vào trại giam là hoàn toàn trái pháp luật, và quả thực nó trái pháp luật đối với ngay chính pháp luật của họ. Bởi vì cho đến giờ này, chúng tôi vào tù ngần ấy năm rồi nhưng vẫn chưa có quyết định thi hành án, chưa có bản án phúc thẩm. Tôi đã yêu cầu nhiều lần là phải công bố quyết định phúc thẩm, phải công bố quyết định thi hành án thì mới đưa tôi được vào trại giam. Vì vậy, khi mà anh Khải là tham mưu của Bộ Công an xuống và nói với tôi là viết một đơn xin tha tù trước thời hạn thì tôi nói rằng các anh chưa hoàn thành thủ tục đưa chúng tôi vào tù thì làm sao có thể làm thủ tục đưa tôi ra tù được. Vì vậy tôi không viết đơn xin tha tù. Anh ấy nói đây chỉ là một thủ tục pháp lý thì tôi nói rằng thủ tục pháp lý thì cũng phải tôn trọng pháp luật thì anh mới làm thủ tục pháp lý được. Cuối cùng thì đến ngày đi, họ cũng lặng lẽ đưa tôi ra, không hề tuyên đọc quyết định tha tù hay đình chỉ thi hành án như là Bộ Ngoại giao đã tuyên bố. Tôi cũng không phải ký bất kỳ giấy tờ gì để ra tù.
Vụ án này khi tôi sang đây là nhờ ủy nhiệm của anh em, và tôi cũng còn một trách nhiệm nữa trong chuyến đi này, đó là bắt đầu vụ án CLB nhà báo tự do ở một tòa án khác.
Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.
Blogger Điếu Cày: Đúng thế. Đây là một vấn đề pháp luật và là một sai lầm cơ bản của pháp luật mà ngay tòa án Việt Nam sai lầm với chính pháp luật Việt Nam , với chính hiến pháp Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế. Họ không có đủ chứng cứ để buộc tội chúng tôi. Vụ án đã bị vỡ, bị sụp đổ rồi nhưng họ cố tình giam nhốt chúng tôi. Vì vậy mà chúng tôi phải đi ra ngoài này để bắt đầu vụ án đó tù một tòa án khác, tòa án của cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi từng bước một sẽ tiến hành việc đó. Tôi sẽ tìm kiếm các nguồn lực, các tổ chức quốc tế để giúp đỡ chúng tôi đưa vụ đó ra tòa quốc tế. Tôi tin rằng, về mặt pháp lý, chúng tôi sẽ thắng kiện.
VOA: Một số nhà hoạt động cho rằng chính phủ Việt Nam đang sử dụng các tù nhân bất đồng chính kiến vào một cuộc mặc cả với Mỹ. Ông có nghĩ rằng mình là một con bài trong cuộc trao đổi này hay không?
Blogger Điếu Cày: Quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ với nhau, là một người tù, tôi hoàn toàn không có thông tin gì cho nên tôi không được biết. Tôi cũng không biết đổi tôi để lấy cái gì vì hoàn toàn tôi không được biết những thông tin đó. Một người phải ở trong tù đối với tôi là sáu năm sáu tháng và hai ngày nên bảo tôi phải bình luận về quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoặc có những vấn đề liên quan đến tôi thì quả thật là tôi chưa đủ thông tin để mà bình luận.
Trong lựa chọn ra đi này, gia đình tôi tiếp tục bị chia cắt, nhưng mà tôi cũng phải đặt gánh nặng của phong trào, của anh em, lên trên lợi ích của gia đình.
Blogger Điếu Cày: Đó cũng là cái điều khi mà tôi lựa chọn ra đi, tôi đã phải suy nghĩ rất nhiều tại vì ai cũng muốn đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng, trên vai tôi còn gánh nặng ủy thác của anh em, của anh em tù chính trị, và kể cả anh em tù hình sự. Tôi đã đi qua 11 nhà tù, tôi phải thay anh em cất lên tiếng nói, để bảo vệ họ. Dù họ là tù nhân, họ có thể mất một số quyền công dân nhưng quyền con người, họ vẫn còn đầy đủ. Tôi muốn rằng, những trại giam, phải thực thi pháp luật đầy đủ, và phải đối xử với họ như đối xử với những con người.
Chính vì vậy, trong lựa chọn ra đi này, gia đình tôi tiếp tục bị chia cắt, nhưng mà tôi cũng phải đặt gánh nặng của phong trào, của anh em, lên trên lợi ích của gia đình. Tôi nhận sự ủy thác của anh em để đi tiếp. Còn gia đình tôi, tôi cũng rất mong muốn sớm được đoàn tụ.
----------------------------------
Blogger Điếu Cày trả lời phỏng vấn RFA
12.244 Aufrufe vor 13 Stunden
Một tuần sau khi tới Los Angeles, Tiểu bang California Hoa Kỳ, tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã dành cho Đài ACTD cuộc phỏng vấn đặc biệt. Xin nhắc lại ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được Chính quyền Hà Nội phóng thích hôm 20/10/2014 vừa qua và bị đưa thẳng ra phi trường buộc rời khỏi Việt Nam.http://www.rfa.org/vietnamese/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm