Có lệ thuộc Tầu hay không?
Ngày 30-12, báo nhà nước đăng trên trang đầu bản tin như thế này, nguyên văn:
“Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm... các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt đô thị.”
Đọc xong nghĩ gì? Nhà thầu là đối tác làm ăn thông qua hợp đồng đã thoả thuận, nếu nó làm sai thì cứ dựa theo hợp đồng đó mà xét xử, thậm chí đưa ra toà án VN để phạt nó, tại sao phải xin “đại sứ quán Trung quốc” chấn chỉnh nó? Một câu ngắn phơi bầy tình trạng bất lực của cơ quan chức năng VN hay đó đã trở thành nguyên tắc ứng xử giữa các ban nghành trong mô thức “một quốc gia, hai ngôn ngữ”? (nhất quốc lưỡng ngôn?)
Ròm rinh về từ bên FB Lê Tiến Độ
http://vnexpress.net/…/de-nghi-chan-chinh-nha-thau-trung-qu…
Càng ngày càng công khai rỏ ràng cho dân xứ Việt biết để quen dần với tình huống ..... coi như ...chuyện thường mà ,đâu có gì lạ .....rồi ngày nào đó công khai VN thời cs là thuộc địa của tàu+ ....cũng coi như ....chuyện thường mà ,đâu có gì lạ .
______________________
Ngày 30-12, báo nhà nước đăng trên trang đầu bản tin như thế này, nguyên văn:
“Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm... các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt đô thị.”
Đọc xong nghĩ gì? Nhà thầu là đối tác làm ăn thông qua hợp đồng đã thoả thuận, nếu nó làm sai thì cứ dựa theo hợp đồng đó mà xét xử, thậm chí đưa ra toà án VN để phạt nó, tại sao phải xin “đại sứ quán Trung quốc” chấn chỉnh nó? Một câu ngắn phơi bầy tình trạng bất lực của cơ quan chức năng VN hay đó đã trở thành nguyên tắc ứng xử giữa các ban nghành trong mô thức “một quốc gia, hai ngôn ngữ”? (nhất quốc lưỡng ngôn?)
Ròm rinh về từ bên FB Lê Tiến Độ
http://vnexpress.net/…/de-nghi-chan-chinh-nha-thau-trung-qu…
Càng ngày càng công khai rỏ ràng cho dân xứ Việt biết để quen dần với tình huống ..... coi như ...chuyện thường mà ,đâu có gì lạ .....rồi ngày nào đó công khai VN thời cs là thuộc địa của tàu+ ....cũng coi như ....chuyện thường mà ,đâu có gì lạ .
______________________
Thứ ba, 30/12/2014 | 10:57 GMT+7
Đề nghị chấn chỉnh nhà thầu Trung Quốc
Cục
Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao
thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp
chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm... các nhà thầu phụ thi công
dự án đường sắt đô thị.
Trong báo cáo gửi Bộ trưởng Đinh La
Thăng ngày 29/12, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao
thông đã kiến nghị xem xét hợp đồng với Công ty Hữu hạn Tập đoàn 6 của
đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông)
và có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà
soát năng lực, kinh nghiệm... các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt
đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Ngoài việc nghiêm khắc cảnh cáo tư vấn trưởng, đình chỉ vô thời hạn với
tư vấn giám sát phụ trách nhà ga bến xe Hà Đông (đều là người Trung
Quốc), Cục cũng kiến nghị cần xem xét lại hợp đồng của tư vấn giám sát
vì liên tiếp để xảy ra 2 sự cố gây mất an toàn trong phạm vi hơn một km
khi thi công.
Trao đổi về sự cố sập đà giáo tại mũ trụ H7 nhà ga Hà Đông, dự án đường
sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý
xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải)
cho biết, kết quả kiểm tra tại hiện trường sự cố của Cục cho thấy, kết
cấu xà mũ trụ gồm 135 m3 bê tông, 43,5 tấn thép các loại.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, nhà thầu đã đổ được khoảng 70 trong số 135
m3 bê tông và đổ lệch về phía bị sụt đổ. Kết cấu đà giáo dùng cho xà mũ
trụ H7, nhà thầu đã dùng để thi công hoàn chỉnh 3 xà mũ trụ tương tự.
Hiện trường đà giáo tại mũ trụ H7 nhà ga Hà Đông. Ảnh: Quý Đoàn.
|
Theo ông Trần Xuân Sanh, đánh giá ban đầu là do đà giáo thi công không
chịu được tải trọng, nhà thầu đã đổ bê tông lệch về một phía, đà giáo bị
biến dạng làm sụt phần bê tông chưa ninh kết và rơi xuống đường.
Ngoài ra, đà giáo sập còn do hệ đà giáo không an toàn, không đủ khả
năng chịu lực trong trường hợp bất lợi nhất như sự cố. Do vậy, khi khối
bê tông đè lên, đà giáo không đủ khả năng chịu lực đã sập xuống đường.
Lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông còn
cho rằng, khi thi công, nhà thầu đã không tiến hành phong tỏa giao thông
gây tai nạn - vi phạm nghiêm trọng chỉ thị của Bộ Giao thông về việc
tăng cường đảm bảo an toàn trong quá trình triển khai thi công.
Từ ngày 30/12, Tổ công tác của Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiểm tra lại
toàn bộ quá trình lắp giàn giáo và đổ bê tông của xà mũ số 7. Hội đồng
khoa học của Bộ sẽ đánh giá nguyên nhân trước 15/1/2015 và đưa ra giải
pháp thi công sắp tới cho các hạng mục đường sắt đô thị Cát Linh - Hà
Đông.
Đoàn Loan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm