Tiết lộ lý do "bi đát" khiến hơn 72000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp "giấu bằng"... đi làm công nhân
Nhiều người giật mình trước thông tin do Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội cùng Tổng cục Thống kê công bố trong quý IV-2013, cả nước có
900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ.
Nhiều
người giật mình trước thông tin do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
cùng Tổng cục Thống kê công bố trong quý IV-2013, cả nước có 900.000
người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ.
Cũng
theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cùng Tổng cục Thống
kê, so với tỉ lệ các đối tượng thất nghiệp khác, nhóm có trình độ cao
đẳng thất nghiệp cao gấp 4 lần, nhóm trình độ đại học trở lên cao gấp 3
lần. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, con số 72.000 thạc sĩ, cử
nhân thất nghiệp này thực tế còn cao hơn nhiều bởi lẽ còn có rất nhiều
cử nhân, thạc sĩ làm trái ngành nghề, thậm chí có người buộc “giấu bằng”
để làm… công nhân.
Thạc sĩ thất nghiệp tính học thêm lấy bằng tiến sĩ
Thực
tế cho thấy, rất nhiều những cử nhân, thạc sĩ Việt, sau khi ra trường
không có việc làm nên cố gắng học tiếp kiếm bằng thạc sĩ, tiến sĩ để
“giết thời gian” với hy vọng, biết đâu sau này có cơ hội.
Chị
Đỗ Thị P., cử nhân ngành Xã hội học - Học viện Báo Chí và Tuyên truyền
(tốt nghiệp năm 2010) cho biết: "Lúc mới ra trường, tôi đã thử đi làm hành chính văn phòng
ở hai công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện, nhưng một thời gian
lại cảm thấy công việc không phù hợp. Vì vậy, tôi đã xin nghỉ để đi học
cao học, hy vọng sau khi học xong sẽ tìm được một công việc phù hợp với
mình. Đến nay, thời gian học sắp xong nhưng nhìn các anh chị trong lớp
cũng vất vả với công việc, tôi lại nghĩ trong lúc tìm việc khó khăn thế
này, có khi nên đi học tiếp, kiếm cái bằng tiến sĩ..." Trường hợp như P.
không phải là hiếm. Do kinh nghiệm thực tế không có, chắc chắn P. sẽ
chỉ viết luận án dựa trên các tài liệu mà P. lượm lặt được từ sách vở ở
trường đại học, từ Internet và chung quy lại, các nguồn thông tin P.
viết luận án sẽ chỉ là trên giấy.
Sinh viên đừng thụ động và trông chờ vào may mắn
Trao đổi với báo về thực trạng đáng lo ngại này, ông Nguyễn Mạnh Hà - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần đầu tư giáo dục Think Big Group – Chủ tịch công ty đào tạo về tư duy và kỹ năng
mềm cho biết: “Tôi đã có cơ hội nói chuyện với khoảng 30.000 sinh viên
trên toàn quốc nên nhận thấy một điều là rất nhiều em chưa xác định được
mục tiêu khi vào đại học. Tư tưởng học cho có tấm bằng rồi tính tiếp
rất phổ biến. Ông Nguyễn Mạnh Hà trong một buổi đào tạo. Chính sự thụ
động và trông chờ vào gia đình hay may mắn khi ra trường khiến cho cơ
hội vuột qua tay các cử nhân. Sinh viên cần phải tập trung cho việc học
chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm làm thêm, tận dụng mọi cơ hội để tiếp
cận với doanh nghiệp và công việc ngay khi còn đang học nhằm trang bị
thêm những kiến thức còn thiếu. Chủ tịch công ty đào tạo về tư duy và kỹ
năng mềm cũng đưa ra lời khuyên cho các cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp:
Hãy chủ động đi tìm việc và tìm hiểu xem mình đang thiếu những kỹ năng,
nghiệp vụ chuyên môn gì để bổ sung ngay. Đừng ngồi đó chờ đợi và than
vãn. Hãy đứng lên và kiên trì tìm kiếm tất cả những cơ hội xung quanh".
"""""""Khổ lắm - Biết rồi - Nói mãi""""""""""""""
Trả lờiXóa