Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
Thương lắm câu hò kêu gọi khách sang sông
Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
Người thương ơi em vẫn đợi chờ.
Lớp lớp tàu tây muôn đời im tiếng thở
Súng thép hàng hàng rữa mục đáy sông sâu
Với chiếc thuyền con, gái cùng trai phá giặc
Hậu Giang ơi chiến công còn tuyệt vời
************************
Hôm nay tình cờ thấy bên FB Hien Chi Vo có post stt về CHIẾC ÁO BÀ BA của Trần Thiện Thanh ..... tò mò , lòng vòng xem thử như thế nào :
Mới vừa sáng mắt
Hồi nãy đọc tiểu sử nhạc sĩ Trần Thiện Thanh mới biết ông là người sáng tác bài Chiếc áo bà ba. Đọc lyrics gốc thì tuyệt nhiên không có những từ như "Tây, Mĩ, bom, đạn, anh hùng..." như bài Chiếc áo bà ba trước nay hay nghe. Ôi! Vậy là người ta đã phổ lời 2 cho bài này và cố tình lờ tịt đi lời gốc, làm mọi cách cho người nghe tưởng đó là nhạc cách mạng. Chuyện lộng giả thành chân quá rộng khắp và toàn diện nên một người ham kiến thức như mình vẫn bị "hố". Xin tạ lỗi với nhạc sĩ và dòng nhạc trữ tình miền Nam vì thiếu sót này.
Đây là lời gốc của bài hát:
Chiếc Áo Bà Ba
Tác giả: Trần Thiện Thanh
Chiếc áo bà ba trên giòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời
Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
Thương lắm câu hò kêu gọi khách sang sông
Áo trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
Người thương ơi em vẫn đợi chờ.
ĐK:
Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
Về Sóc Trăng một ngày ca điệu lâm thôn
Đàn én chao nghiêng xôn xao mùa lúa nhiều
Về bến Ninh Kiều thấy nàng đợi người yêu
Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
Qua bến Bắc Cần Thơ
Nhớ kỷ niệm xưa nông xuồng đêm trăng tỏ
Em gái Ninh Kiều tóc dài chấm lưng thon
Đất nước mình đây dẫu xuồng ghe bé bỏng
Mà không thôi nhớ thương nên đầy vơi.
Dẫu qua đây một lần
Nói sao cho vừa lòng
Nói sao cho vừa thương.
Còn đây là CHIẾC ÁO BÀ BA với lời nhạc bị chế biến ,nhưng vẩn được ghi Sáng tác: Trần Thiện Thanh .
CHIẾC ÁO BÀ BA
Sáng tác: Trần Thiện Thanh
Trình bày: Quang Bình- Trang Thanh Lan.
**************************************
Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời
Lớp lớp tàu tây muôn đời im tiếng thở
Súng thép hàng hàng rữa mục đáy sông sâu
Với chiếc thuyền con, gái cùng trai phá giặc
Hậu Giang ơi chiến công còn tuyệt vời
ĐK:
Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
Về Sóc Trăng một ngày khai điệu lâm thôn
Ngày nắng tháng ba xôn xao mùa lúa nhiều
Về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu
Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba
Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
Qua bến Bắc Cần Thơ
Cùng những chàng trai coi thường con sóng dữ
Những nữ anh hùng tóc dài chấm lưng thon
Đất nước mình đây dẫu xuồng ghe bé bỏng
Còn nghe quen chiến công trên dòng sông.
Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng
Dẫu qua đây một lần,Nói sao cho cạn lòng
Nói sao cho vừa…. thương………
Chạy qua Wiki việt cộng xem thử ,bọn này viết về “Chiếc áo bà ba” của TTT như thế nào :
Chiếc áo bà ba là một ca khúc do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác vào năm 1978, theo điệu Beguine. Đây là một trong số ít tác phẩm của Trần Thiện Thanh được cấp phép phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Sau năm 1975, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh bị cấm hoạt động một thời gian dài.[1] Tuy nhiên ông vẫn đi lưu diễn nhiều nơi ở miền Tây với một số nghệ sĩ khác. Năm 1984, ông được phép hoạt động trở lại và bài hát ra đời trong thời gian này.[1] Bài hát sau này được nhiều ca sĩ thể hiện.
"Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bài hát "Chiếc áo bà ba" để tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng của phụ nữ Nam Bộ trong áo bà ba: "Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm; thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh; Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ..."."
"Phụ nữ nam bộ nói riêng và những người yêu mến đồng bằng sông nước Cửu Long nói chung - mấy ai không biết tới lời ca khúc "Chiếc áo bà ba" của Nhạc sỹ Trần Thiện Thanh. "
Thanh niên lớn lên ở vùng địch tạm chiếm, họ không có nhiều cơ hội để tiếp xúc và tham gia quân giải phóng chiến đấu cứu nước. Họ không còn con đường nào khác, bị bắt buộc gia nhập vào quân đội VNCH.
Thường những nhạc sĩ thời ấy chỉ “đi lính” cho có lệ, rồi lo lót để được ở Sài Gòn hoạt động âm nhạc. Sau ngày giải phóng, tất cả những tác giả có tên trong quân đội cũ đều là những người phải đi học tập cải tạo, và nhạc của họ thì không được phép lưu hành.
Như nhạc của Trần Thiện Thanh, anh là một hạ sĩ quan, nhưng hoạt động chính là một nhạc sĩ. Anh có nhiều bản nhạc lệch lạc viết về người lính VNCH, như những bản “Người ở lại Charlie”, “Anh không chết đâu em”, “Mùa xuân lá khô”, và anh cũng chính là ca sĩ ca nhạc của mình sáng tác thành công nhất. Anh cũng có rất nhiều bản viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương nhưng những bản nhạc đó cũng bị cấm sau 30/4/1975.
Anh bị cấm hoạt động trên mọi lĩnh vực về âm nhạc, mãi cho đến năm 1984 anh mới được phép hoạt động trở lại, bản nhạc “Chiếc áo bà ba” rất nổi tiếng của anh được viết trong khoảng thời gian này.
Cũng có những soạn giả không tham gia vào quân đội Sài Gòn nhưng có làm việc cho chính phủ cũ, nhạc của họ cũng bị cấm do có nhiều bản nhạc lệch lạc như các bản: “Chuyến đò vĩ tuyến” “Nắng đẹp miền Nam” của nhạc sĩ Lam Phương, với Trúc Phương thì có những bản “Đò chiều”, “Tàu đêm năm cũ”...
Lại chạy qua Wiki kéo lý lịch Nhật Trường về ...hehe
Nhật Trường
Trần Thiện Thanh ( Ảnh chụp năm 1964 )
Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975. Một số bút hiệu khác của ông là Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận), Thanh Trân Trần Thị. Ông còn là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng ("tứ trụ nhạc vàng"), ba người còn lại là: Hùng Cường, Duy Khánh, Chế Linh. ............
Sau 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị bọn cộng sản Việt Nam cấm hoạt động. Năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại. Nhưng ông từ chối làm việc dưới chế độ mới mặc dù ông vẫn soạn nhạc.Năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sống tại Mỹ thì ông kết hôn với nữ ca sĩ Mỹ Lan.Tại Mỹ ông lập hãng đĩa riêng Nhật Trường Productions và đồng thời cộng tác với Trung tâm Asia, Trung tâm Làng Văn, Mây Productions, Hoàn Mỹ Productions...Trần Thiện Thanh qua đời vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam do bệnh ung thư phổi.
++++++ Trần Thiện Thanh được hỏi vì sao ông chọn tên Nhật Trường. Ông trả lời: "Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là... ngày dài."
Xem thêm bên Wiki https://vi.wikipedia.org/wiki/Trầ…
Nguồn bài post từ FB Nam Ròm https://www.facebook.com/notes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm