Báo Trung Quốc đe dọa trừng phạt kinh tế Nhật Bản
Biểu tình trước sứ quán Nhật tại Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 16/09/2012.
REUTERS/David Gray
Ngày 17/09/2012 theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc sẽ có các biện
pháp trừng phạt để trả đũa việc chính phủ Nhật mua lại các đảo
Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc đe dọa : « Nền
kinh tế Nhật Bản không có đủ sức đề kháng để chống lại các biện pháp
(trừng phạt) kinh tế của Trung Quốc ». Tân Hoa Xã nhấn mạnh mối đe dọa
này bằng một câu hỏi đầy thách thức : « Liệu Nhật Bản có sẵn sàng đánh
mất một lần nữa (thành quả kinh tế) 10 năm, thậm chí nguy cơ tụt lùi 20
năm ? ». Câu hỏi kể trên của Tân Hoa Xã gợi đến cuộc khủng hoảng chứng
khoán, bất động sản, ngân hàng, mà nước Nhật đã biết đến trong những năm
1990, với hậu quả là một « thập kỷ bị đánh mất ».
Nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, nếu một cuộc chiến tranh thương mại nổ ra, cả hai quốc gia sẽ đều bị thiệt hại. Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Nhật Bản, trong khi Nhật Bản chỉ là đối tác thứ ba của Trung Quốc, sau Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ.
Quyết định mua lại Senkaku/Điếu Ngư – quần đảo có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc - của Tokyo vào đầu tuần trước, đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội. Trung Quốc đã cử tàu tuần tra đến khu vực này để khẳng định chủ quyền. Biểu tình chống Nhật, đã diễn ra ở nhiều thành phố Trung Quốc, khiến thủ tướng Nhật phải yêu cầu Bắc Kinh có các biện pháp bảo vệ kiều dân Nhật.
Nhiều nhà máy Nhật ở Trung Quốc tạm ngưng hoạt động
Theo AFP, hôm nay, một số doanh nghiệp lớn của Nhật như Canon Panasonic đã đóng cửa nhiều nhà máy tại Trung Quốc. Tập đoàn Canon, chuyên về các công nghệ hình ảnh, đã quyết định ngừng việc trong hai ngày, hôm nay và ngày mai tại 3 trong số 4 nhà máy chính của hãng tại Trung Quốc, để bảo đảm an toàn cho các nhân viên. Canon nói, sẽ ra một thông báo chính thức về tình trạng các nhà máy của hãng tại Trung Quốc vào cuối ngày 17/09/2012. Panasonic cũng đình hoãn hoạt động của một nhà máy tại miền Đông Bắc Trung Quốc, sau một vụ hỏa hoạn, mà hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Trợ giá cho xuất khẩu xe hơi : Mỹ sẽ kiện Trung Quốc
Cũng liên quan đến kinh tế Trung Quốc, theo AFP, hôm nay 17/09/2012, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới một lần nữa, với cáo buộc Bắc Kinh trợ giá cho xuất khẩu xe hơi và các phụ tùng xe.
Theo giới phân tích, tuyên bố của ông Barack Obama sẽ được đưa ra tại Ohio, chủ yếu để phản bác lại các cáo buộc của đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, về thái độ yếu ớt của đương kim tổng thống trước Bắc Kinh. Ohio là một tiểu bang có ý nghĩa chiến lược trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ và là nơi công nghiệp xe hơi có vị trí quan trọng. Vào tháng 12/2011, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp đặt các khoản thuế chống phá giá và chống trợ giá đối với các ô tô của Hoa Kỳ, có dung tích động cơ vượt quá 2,5 lít. Vào đầu tháng 7/2012, chính quyền Obama đã đưa ra biện pháp chống lại việc Trung Quốc áp đặt các khoản thuế « bất công » đối với các xe hơi nhập từ Hoa Kỳ.
*******************************
Ngày 17/09/2012, tại Tokyo Leon Panetta kêu gọi Nhật Bản và
Trung Quốc hãy tìm một giải pháp ngoại giao để làm dịu tình trạng tranh
chấp chủ quyền ở Hoa Đông. Đây là phản ứng thứ hai của bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ nhân chuyến công du châu Á với hai chặng quan trọng là Trung
Quốc và New-Zealand. Chặng Nhật Bản được đưa thêm vào chương trình vào giờ chót, do căng thẳng Nhật - Trung leo thang.
Sau cuộc hội kiến với đồng sự Nhật Bản Satoshi Morimoto và
Ngoại trưởng Koichiro Gemba tại Tokyo, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tuyên
bố : « rất lo ngại vì các cuộc biểu tình (ở Hoa Lục) và tranh chấp
trên đảo Senkaku ». Trong cuộc họp báo, ông Leon Panetta vừa tuyên bố,
vừa gõ tay lên bục, như để tăng thêm trọng lượng cho lời kêu gọi « hai
bên phải giữ bình tĩnh và chừng mực, sử dụng mọi phương tiện ngoại giao
để giải quyết xung khắc ».
Ông nói thêm là Hoa Kỳ luôn « tôn trọng hiệp ước phòng vệ hỗ tương với Nhật Bản, một hiệp ước lâu dài và không thay đổi ».
Tại Trung Quốc, chính quyền có lẽ cũng bắt đầu lo ngại sau nhiều ngày dân chúng biểu tình bạo động, chỉ thị cho truyền thông kêu gọi dân bình tĩnh.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :
"Cộng đồng mạng internet tại Trung Quốc lao vào cuộc xung khắc. Trên mạng thông tin điện tử sáng nay đã xuất hiện hình ảnh và thông điệp chẳng hạn như « Hãy bắt nhốt bọn côn đồ đập phá » hay là đưa biểu ngữ của một thanh niên biểu tình vui tính lên mạng « tẩy chay bọn điên rồ để bảo vệ quyền con người ». Khẩu hiệu này là lời chế diễu một khẩu hiệu khác mà đám đông chống Nhật đã căng lên trong các cuộc biểu dương cho đến chiều hôm qua Chủ nhật « tẩy chay Nhật Bản, bảo vệ chủ quyền ». Hình ảnh xe Nhật bị đốt, quán ăn Nhật bị đập phá, người Nhật bị hành hung đã làm cho cộng đồng mạng Trung Hoa bừng dậy và nhất là truyền thông Nhà nước cũng đã lên tiếng kêu gọi bình tĩnh.
Hoa Kỳ cũng tỏ ý lo ngại, qua lời tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta. Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu thấy lo âu, vì nếu như các cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước là một yếu tố tạo ra tâm lý đoàn kết quốc gia thì ngược lại, những lời kêu gọi tập họp biểu tình qua mạng internet càng lúc càng khó kiểm soát. Sự kiện chân dung Mao Trạch Đông xuất hiện đó đây trong các vụ xuống đường bị xem là một hình thức luồn lách để lên án chế độ. Chính quyền Trung Quốc bị ngay những người ủng hộ quan điểm chính thức về chủ quyền lên án là thiếu cứng rắn với Nhật Bản".
Hồ sơ Hoa Đông chắc chắn sẽ được bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thảo luận với giới lãnh đạo Bắc Kinh trong nay mai. Theo một viên chức Mỹ xin dấu tên, bộ trưởng Leon Panetta sẽ hội kiến với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 19/09/2012. Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã hủy bỏ 4 cuộc gặp gỡ với lãnh đạo quốc tế và vắng mặt một cách bí ẩn trong hai tuần lễ.
Nhật báo của đảng Cộng sản Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, nếu một cuộc chiến tranh thương mại nổ ra, cả hai quốc gia sẽ đều bị thiệt hại. Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Nhật Bản, trong khi Nhật Bản chỉ là đối tác thứ ba của Trung Quốc, sau Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ.
Quyết định mua lại Senkaku/Điếu Ngư – quần đảo có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc - của Tokyo vào đầu tuần trước, đã khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội. Trung Quốc đã cử tàu tuần tra đến khu vực này để khẳng định chủ quyền. Biểu tình chống Nhật, đã diễn ra ở nhiều thành phố Trung Quốc, khiến thủ tướng Nhật phải yêu cầu Bắc Kinh có các biện pháp bảo vệ kiều dân Nhật.
Nhiều nhà máy Nhật ở Trung Quốc tạm ngưng hoạt động
Theo AFP, hôm nay, một số doanh nghiệp lớn của Nhật như Canon Panasonic đã đóng cửa nhiều nhà máy tại Trung Quốc. Tập đoàn Canon, chuyên về các công nghệ hình ảnh, đã quyết định ngừng việc trong hai ngày, hôm nay và ngày mai tại 3 trong số 4 nhà máy chính của hãng tại Trung Quốc, để bảo đảm an toàn cho các nhân viên. Canon nói, sẽ ra một thông báo chính thức về tình trạng các nhà máy của hãng tại Trung Quốc vào cuối ngày 17/09/2012. Panasonic cũng đình hoãn hoạt động của một nhà máy tại miền Đông Bắc Trung Quốc, sau một vụ hỏa hoạn, mà hiện tại vẫn chưa rõ nguyên nhân.
Trợ giá cho xuất khẩu xe hơi : Mỹ sẽ kiện Trung Quốc
Cũng liên quan đến kinh tế Trung Quốc, theo AFP, hôm nay 17/09/2012, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới một lần nữa, với cáo buộc Bắc Kinh trợ giá cho xuất khẩu xe hơi và các phụ tùng xe.
Theo giới phân tích, tuyên bố của ông Barack Obama sẽ được đưa ra tại Ohio, chủ yếu để phản bác lại các cáo buộc của đối thủ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, về thái độ yếu ớt của đương kim tổng thống trước Bắc Kinh. Ohio là một tiểu bang có ý nghĩa chiến lược trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ và là nơi công nghiệp xe hơi có vị trí quan trọng. Vào tháng 12/2011, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp đặt các khoản thuế chống phá giá và chống trợ giá đối với các ô tô của Hoa Kỳ, có dung tích động cơ vượt quá 2,5 lít. Vào đầu tháng 7/2012, chính quyền Obama đã đưa ra biện pháp chống lại việc Trung Quốc áp đặt các khoản thuế « bất công » đối với các xe hơi nhập từ Hoa Kỳ.
*******************************
Senkaku/Điếu Ngư : Mỹ kêu gọi Nhật Trung giảm bớt căng thẳng
Senkaku/ Điếu Ngư đang làm sôi động quan hệ Nhật Trung
REUTERS/Kyodo
Ngày 17/09/2012, tại Tokyo Leon Panetta kêu gọi Nhật Bản và
Trung Quốc hãy tìm một giải pháp ngoại giao để làm dịu tình trạng tranh
chấp chủ quyền ở Hoa Đông. Đây là phản ứng thứ hai của bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ nhân chuyến công du châu Á với hai chặng quan trọng là Trung
Quốc và New-Zealand. Chặng Nhật Bản được đưa thêm vào chương trình vào giờ chót, do căng thẳng Nhật - Trung leo thang.
Sau cuộc hội kiến với đồng sự Nhật Bản Satoshi Morimoto và
Ngoại trưởng Koichiro Gemba tại Tokyo, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tuyên
bố : « rất lo ngại vì các cuộc biểu tình (ở Hoa Lục) và tranh chấp
trên đảo Senkaku ». Trong cuộc họp báo, ông Leon Panetta vừa tuyên bố,
vừa gõ tay lên bục, như để tăng thêm trọng lượng cho lời kêu gọi « hai
bên phải giữ bình tĩnh và chừng mực, sử dụng mọi phương tiện ngoại giao
để giải quyết xung khắc ».Ông nói thêm là Hoa Kỳ luôn « tôn trọng hiệp ước phòng vệ hỗ tương với Nhật Bản, một hiệp ước lâu dài và không thay đổi ».
Tại Trung Quốc, chính quyền có lẽ cũng bắt đầu lo ngại sau nhiều ngày dân chúng biểu tình bạo động, chỉ thị cho truyền thông kêu gọi dân bình tĩnh.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :
"Cộng đồng mạng internet tại Trung Quốc lao vào cuộc xung khắc. Trên mạng thông tin điện tử sáng nay đã xuất hiện hình ảnh và thông điệp chẳng hạn như « Hãy bắt nhốt bọn côn đồ đập phá » hay là đưa biểu ngữ của một thanh niên biểu tình vui tính lên mạng « tẩy chay bọn điên rồ để bảo vệ quyền con người ». Khẩu hiệu này là lời chế diễu một khẩu hiệu khác mà đám đông chống Nhật đã căng lên trong các cuộc biểu dương cho đến chiều hôm qua Chủ nhật « tẩy chay Nhật Bản, bảo vệ chủ quyền ». Hình ảnh xe Nhật bị đốt, quán ăn Nhật bị đập phá, người Nhật bị hành hung đã làm cho cộng đồng mạng Trung Hoa bừng dậy và nhất là truyền thông Nhà nước cũng đã lên tiếng kêu gọi bình tĩnh.
Hoa Kỳ cũng tỏ ý lo ngại, qua lời tuyên bố của bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta. Chính quyền Trung Quốc cũng bắt đầu thấy lo âu, vì nếu như các cuộc biểu tình bày tỏ lòng yêu nước là một yếu tố tạo ra tâm lý đoàn kết quốc gia thì ngược lại, những lời kêu gọi tập họp biểu tình qua mạng internet càng lúc càng khó kiểm soát. Sự kiện chân dung Mao Trạch Đông xuất hiện đó đây trong các vụ xuống đường bị xem là một hình thức luồn lách để lên án chế độ. Chính quyền Trung Quốc bị ngay những người ủng hộ quan điểm chính thức về chủ quyền lên án là thiếu cứng rắn với Nhật Bản".
Hồ sơ Hoa Đông chắc chắn sẽ được bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thảo luận với giới lãnh đạo Bắc Kinh trong nay mai. Theo một viên chức Mỹ xin dấu tên, bộ trưởng Leon Panetta sẽ hội kiến với Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 19/09/2012. Lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã hủy bỏ 4 cuộc gặp gỡ với lãnh đạo quốc tế và vắng mặt một cách bí ẩn trong hai tuần lễ.
http://www.viet.rfi.fr/
++++++++++++++++++++
Mặc dầu các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh chủ yếu là ôn hòa, một số đã mang theo các thông điệp có tính cách cực đoan.
Một biểu ngữ được giăng trước một nhóm người biểu tình trước đại sứ quán Nhật Bản hôm qua có hàng chữ ghi là: “Ngay cả nếu toàn bộ Trung Quốc biến thành một nấm mồ, chúng ta cũng phải giết tất cả người Nhật.”
Ở các thành phố khác, các cuộc biểu tình đã biến thành bạo động. Tại thành phố Quảng Châu miền nam, người nổi loạn xông vào một khách sạn cạnh lãnh sự quan Nhật Bản, đập vỡ cửa sổ và căng biểu ngữ. Ở các thành phố khác nữa, hàng hóa của Nhật, kể cả xe hơi và điện thoại đi động đã bị phá và đốt để bầy rỏ sự căm phẫn của công chúng.
Chính phủ Trung Quốc đã công khai lên án những hành vi bạo lực như thế, nhưng vẫn tỏ ra khoan nhượng đối với các cuộc biểu tình.
Hôm nay, một bài xã luận trên trang nhất của báo Nhân dân Nhật báo, tiếng nói chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, thừa nhận rằng Trung Quốc đã bị Nhật Bản khiêu khích, và do đó sự căm phẫn của dân chúng là “không thể đè nén được.”
Bài báo viết, “Các cảm nghĩ yêu nước này là đáng quý và phải được trân trọng và bảo vệ.” Nhưng bài báo cũng cảnh báo chống lại các hình thức biểu tình bất xứng. “Một thái độ văn minh, tôn trọng pháp trị phải là lối hành xử cơ bản của công dân.”
Bài xã luận phản ánh những lời kêu gọi bình tĩnh của các cơ quan truyền thông khác. Tân Hoa Xã nói sự phẫn nộ của Trung Quốc trước việc Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Ðiếu Ngư là “một hành động hợp lý và phản ứng tự nhiên,” nhưng khuyến cáo dân chúng phải khôn ngoan trong việc bày tỏ lòng yêu nước.
Trên dịch vụ vi blog Weibo phổ biến nhất của Trung Quốc, hôm nay nhiều người sử dụng đã chia sẻ ý kiến về lòng yêu nước.
Một công dân trẻ tuổi người Nhật sống ở Trung Quốc tường thuật trên tài khoản Weibo của anh rằng anh đã bị một nhóm người Trung Quốc tấn công, trong khi đang giúp các nạn nhận trong vụ động đất mới đây ở tỉnh Quý Châu. Anh viết, “Tôi không bị chấn thương về thể xác, nhưng tôi rất đau lòng.”
Một người sử dụng Weibo khác ở tỉnh Liêu Ninh viết đáp lại, “Chúng ta hãy yêu nước một cách hợp lý. Không phải tất cả người Nhật đều là các phần tử hữu khuynh cực đoan, nhiều lúc tình cảm yêu nước có thể lan tràn nhưng lòng yêu nước thực sự không phải được bầy tỏ bằng cách đánh đập người Nhật.”
Một nhà văn và bỉnh bút tự do đã đăng một tin nhắn trên trang vi blog của mình thách thức khái niệm về lòng yêu nước hợp lý. Ông này viết, “Bản thân lòng yêu nước có nghĩa là thực hiện các hành động vô lý. Nếu vỡ đê thì không có ai sống sót cả.”
Cô Phối Phối, 27 tuổi, một nhân viên người Trung Quốc làm việc cho một xí nghiệp Nhật Bản nói cô đồng ý với những gì người biểu tình thay mặt, nhưng tỏ ý thận trọng khi bàn đến các hành vi bạo lực nhắm vào người Nhật hay các cơ sở kinh doanh Nhật.
Cô Phối Phối nói: “Bạo lực không bao giờ là cách tốt đẹp để giải quyết mọi việc. Mở cuộc đối thoại và giải quyết vấn đề tùy thuộc vào chính phủ hai nước. Không thể để cho người dân tranh đấu trong tình trạng chính trị rất kỳ lạ như thế này.”
Nhật Bản cho hay đã quyết định mua lãnh thổ đang có tranh chấp để tránh gây thêm căng thẳng, sau khi đô trưởng Shintaro Ishihara của Tokyo thuộc cánh hữu loan báo ý định mua các đảo nhỏ này. Nhưng tại Trung Quốc, quyết định này được voi là phá vỡ một sự đồng ý bất thành văn rằng hai nước sẽ không có các biện pháp công khai để chứng tỏ chủ quyền đối với nhóm đảo Ðiếu Ngư mà người Nhật còn gọi là Senkaku.
Ðứng trước cuộc chuyển tiếp bất định một cách khác thường vào tháng tới, chính phủ Trung Quốc đã phải đối phó với các nhân vật chính trị không mấy lý tưởng trong mấy tháng vừa qua, và lo ngại các cuộc biểu tình sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Hình ảnh biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Vào lúc các cuộc biểu tình chống Nhật Bản lan ra tại Trung Quốc và
trong vài trường hợp đã biến thành bạo động, những người sử dụng mạng
đang nêu thắc mắc về vấn đề khi nào thì hành động của người biểu tình đi
quá xa.
++++++++++++++++++++
Biểu tình chống Nhật khơi ra các cuộc tranh luận tại Trung Quốc
17.09.2012
Mặc dầu các cuộc biểu tình ở Bắc Kinh chủ yếu là ôn hòa, một số đã mang theo các thông điệp có tính cách cực đoan.
Một biểu ngữ được giăng trước một nhóm người biểu tình trước đại sứ quán Nhật Bản hôm qua có hàng chữ ghi là: “Ngay cả nếu toàn bộ Trung Quốc biến thành một nấm mồ, chúng ta cũng phải giết tất cả người Nhật.”
Ở các thành phố khác, các cuộc biểu tình đã biến thành bạo động. Tại thành phố Quảng Châu miền nam, người nổi loạn xông vào một khách sạn cạnh lãnh sự quan Nhật Bản, đập vỡ cửa sổ và căng biểu ngữ. Ở các thành phố khác nữa, hàng hóa của Nhật, kể cả xe hơi và điện thoại đi động đã bị phá và đốt để bầy rỏ sự căm phẫn của công chúng.
Chính phủ Trung Quốc đã công khai lên án những hành vi bạo lực như thế, nhưng vẫn tỏ ra khoan nhượng đối với các cuộc biểu tình.
Hôm nay, một bài xã luận trên trang nhất của báo Nhân dân Nhật báo, tiếng nói chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, thừa nhận rằng Trung Quốc đã bị Nhật Bản khiêu khích, và do đó sự căm phẫn của dân chúng là “không thể đè nén được.”
Bài báo viết, “Các cảm nghĩ yêu nước này là đáng quý và phải được trân trọng và bảo vệ.” Nhưng bài báo cũng cảnh báo chống lại các hình thức biểu tình bất xứng. “Một thái độ văn minh, tôn trọng pháp trị phải là lối hành xử cơ bản của công dân.”
Bài xã luận phản ánh những lời kêu gọi bình tĩnh của các cơ quan truyền thông khác. Tân Hoa Xã nói sự phẫn nộ của Trung Quốc trước việc Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Ðiếu Ngư là “một hành động hợp lý và phản ứng tự nhiên,” nhưng khuyến cáo dân chúng phải khôn ngoan trong việc bày tỏ lòng yêu nước.
Trên dịch vụ vi blog Weibo phổ biến nhất của Trung Quốc, hôm nay nhiều người sử dụng đã chia sẻ ý kiến về lòng yêu nước.
Một công dân trẻ tuổi người Nhật sống ở Trung Quốc tường thuật trên tài khoản Weibo của anh rằng anh đã bị một nhóm người Trung Quốc tấn công, trong khi đang giúp các nạn nhận trong vụ động đất mới đây ở tỉnh Quý Châu. Anh viết, “Tôi không bị chấn thương về thể xác, nhưng tôi rất đau lòng.”
Một người sử dụng Weibo khác ở tỉnh Liêu Ninh viết đáp lại, “Chúng ta hãy yêu nước một cách hợp lý. Không phải tất cả người Nhật đều là các phần tử hữu khuynh cực đoan, nhiều lúc tình cảm yêu nước có thể lan tràn nhưng lòng yêu nước thực sự không phải được bầy tỏ bằng cách đánh đập người Nhật.”
Một nhà văn và bỉnh bút tự do đã đăng một tin nhắn trên trang vi blog của mình thách thức khái niệm về lòng yêu nước hợp lý. Ông này viết, “Bản thân lòng yêu nước có nghĩa là thực hiện các hành động vô lý. Nếu vỡ đê thì không có ai sống sót cả.”
Cô Phối Phối, 27 tuổi, một nhân viên người Trung Quốc làm việc cho một xí nghiệp Nhật Bản nói cô đồng ý với những gì người biểu tình thay mặt, nhưng tỏ ý thận trọng khi bàn đến các hành vi bạo lực nhắm vào người Nhật hay các cơ sở kinh doanh Nhật.
Cô Phối Phối nói: “Bạo lực không bao giờ là cách tốt đẹp để giải quyết mọi việc. Mở cuộc đối thoại và giải quyết vấn đề tùy thuộc vào chính phủ hai nước. Không thể để cho người dân tranh đấu trong tình trạng chính trị rất kỳ lạ như thế này.”
Nhật Bản cho hay đã quyết định mua lãnh thổ đang có tranh chấp để tránh gây thêm căng thẳng, sau khi đô trưởng Shintaro Ishihara của Tokyo thuộc cánh hữu loan báo ý định mua các đảo nhỏ này. Nhưng tại Trung Quốc, quyết định này được voi là phá vỡ một sự đồng ý bất thành văn rằng hai nước sẽ không có các biện pháp công khai để chứng tỏ chủ quyền đối với nhóm đảo Ðiếu Ngư mà người Nhật còn gọi là Senkaku.
Ðứng trước cuộc chuyển tiếp bất định một cách khác thường vào tháng tới, chính phủ Trung Quốc đã phải đối phó với các nhân vật chính trị không mấy lý tưởng trong mấy tháng vừa qua, và lo ngại các cuộc biểu tình sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Hình ảnh biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm