Việt Nam và Ấn Độ chống lại hộ chiếu "áp đặt chủ quyền" của Trung Quốc
Hộ chiếu mới của Trung Quốc in hình bản đồ với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh (Reuters)
Đóng dấu « hủy » vào hộ chiếu, cấp giấy thông hành rời, cấp
thị thực in bản đồ chủ quyền của nước mình… : Bên cạnh các tuyên bố phản
đối theo con đường ngoại giao, Việt Nam và Ấn Độ là hai nước đầu tiên
được cho là đã áp dụng các biện pháp cụ thể để chống lại mưu toan của
Trung Quốc, dùng hộ chiếu có in « yêu sách chủ quyền » của Bắc Kinh để
áp đặt các đòi hỏi lãnh thổ đơn phương của họ.
Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh số ra ngày
hôm nay, nhân viên biên phòng tại một số cửa khẩu miền Bắc Việt Nam đã
có một số hành động cụ thể nhắm vào những hộ chiếu mới của Trung Quốc có
in chìm tấm bản đồ hình lưỡi bò khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên
hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Theo nguồn tin trên, ngày hôm qua 23/11 chẳng hạn, tại cửa khẩu Lào Cai, bốn hộ chiếu « lưỡi bò » của du khách Trung Quốc đã bị đóng dấu « hủy », nâng số hộ chiếu bị biện pháp này lên thành hơn 100 chiếc trong những ngày gần đây. Thay cho các visa nhập cảnh bị hủy đó, du khách Trung Quốc đã được cấp ngay một giấy thông hành rời để tiếp tục vào Việt Nam.
Việc cấp thị thực nhập cảnh rời cho những người mang hộ chiếu lưỡi bò Trung Quốc cũng được áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7). Theo báo Tuổi trẻ, nhân vật chịu trách nhiệm cửa khẩu này giải thích : « Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào ».
Viên chức này hy vọng là : « Về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi ».
Việt Nam phòng thủ - Ấn Độ tiến công
Nếu Việt Nam chỉ dùng biện pháp có thể gọi là mang tính chất phòng thủ để chống lại mưu toan của Trung Quốc in yêu sách chủ quyền của họ ngay trên hộ chiếu để buộc các nước khác phải đóng dấu xác nhận, Ấn Độ đã chọn một giải pháp mang tính chất tiến công.
Trước việc hộ chiếu mới của Trung Quốc có in bản đồ cho thấy hai vùng lãnh thổ Ấn Độ là Arunachal Pradesh và Aksai Chin thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chính quyền New Dehli đã bắt đầu cấp visa cho người Trung Quốc, bên trên in hình bản đồ Ấn Độ theo ý của Ấn.
Theo nhật báo Ấn Độ The Hindu, chính phủ Ấn Độ đã biết về vụ việc này từ nhiều tuần lễ nay khi phát hiện ra tấm bản đồ về hai vùng đất tranh chấp trên hộ chiếu của công dân Trung Quốc đến Ấn Độ. Tuy nhiên, New Delhi đã quyết định không vội phản đối chính thức mà chủ trương phản ứng bằng hành động cụ thể : phát hành thị thực nhập cảnh bên trên có in bản đồ theo ý Ấn Độ.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh đã nêu vấn đề này lên với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đồng thời thông báo cho Bắc Kinh biết quyết định của New Delhi về việc cấp visa bên trên có in bản đồ thể hiện chủ quyền của Ấn Độ.
Do việc in những tờ visa mới theo đúng các chuẩn mực về an toàn, chống giả mạo đòi hỏi thời gian, Ấn Độ đã quyết định trước mắt là đóng dấu bản đồ Ấn trên các tờ thị thực.
Nếu hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã có biện pháp trả đũa cụ thể, cho đến trưa nay, chưa thấy Philippines có động tĩnh trên vấn đề này. Theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, nước này tiếp tục cấp thị thực nhập cảnh bình thường cho các công dân Trung Quốc có hộ chiếu mới.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121124
Theo nguồn tin trên, ngày hôm qua 23/11 chẳng hạn, tại cửa khẩu Lào Cai, bốn hộ chiếu « lưỡi bò » của du khách Trung Quốc đã bị đóng dấu « hủy », nâng số hộ chiếu bị biện pháp này lên thành hơn 100 chiếc trong những ngày gần đây. Thay cho các visa nhập cảnh bị hủy đó, du khách Trung Quốc đã được cấp ngay một giấy thông hành rời để tiếp tục vào Việt Nam.
Việc cấp thị thực nhập cảnh rời cho những người mang hộ chiếu lưỡi bò Trung Quốc cũng được áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (đồn biên phòng số 7). Theo báo Tuổi trẻ, nhân vật chịu trách nhiệm cửa khẩu này giải thích : « Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào ».
Viên chức này hy vọng là : « Về lâu dài người Trung Quốc sẽ thấy bất tiện khi nhập cảnh bằng thị thực rời và họ sẽ phản ứng với loại hộ chiếu này để các cơ quan chức năng phía Trung Quốc thay đổi ».
Việt Nam phòng thủ - Ấn Độ tiến công
Nếu Việt Nam chỉ dùng biện pháp có thể gọi là mang tính chất phòng thủ để chống lại mưu toan của Trung Quốc in yêu sách chủ quyền của họ ngay trên hộ chiếu để buộc các nước khác phải đóng dấu xác nhận, Ấn Độ đã chọn một giải pháp mang tính chất tiến công.
Trước việc hộ chiếu mới của Trung Quốc có in bản đồ cho thấy hai vùng lãnh thổ Ấn Độ là Arunachal Pradesh và Aksai Chin thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chính quyền New Dehli đã bắt đầu cấp visa cho người Trung Quốc, bên trên in hình bản đồ Ấn Độ theo ý của Ấn.
Theo nhật báo Ấn Độ The Hindu, chính phủ Ấn Độ đã biết về vụ việc này từ nhiều tuần lễ nay khi phát hiện ra tấm bản đồ về hai vùng đất tranh chấp trên hộ chiếu của công dân Trung Quốc đến Ấn Độ. Tuy nhiên, New Delhi đã quyết định không vội phản đối chính thức mà chủ trương phản ứng bằng hành động cụ thể : phát hành thị thực nhập cảnh bên trên có in bản đồ theo ý Ấn Độ.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh đã nêu vấn đề này lên với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đồng thời thông báo cho Bắc Kinh biết quyết định của New Delhi về việc cấp visa bên trên có in bản đồ thể hiện chủ quyền của Ấn Độ.
Do việc in những tờ visa mới theo đúng các chuẩn mực về an toàn, chống giả mạo đòi hỏi thời gian, Ấn Độ đã quyết định trước mắt là đóng dấu bản đồ Ấn trên các tờ thị thực.
Nếu hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã có biện pháp trả đũa cụ thể, cho đến trưa nay, chưa thấy Philippines có động tĩnh trên vấn đề này. Theo một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, nước này tiếp tục cấp thị thực nhập cảnh bình thường cho các công dân Trung Quốc có hộ chiếu mới.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121124
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm