22.11.2012
Gần đây trên trang VnExpress có diễn ra một cuộc tranh luận thú vị.
Nó bắt đầu bằng một tuyên bố của bộ trưởng Bộ y tế, bà Nguyễn Thị Kim
Tiến trước Quốc hội. Bà được yêu cầu giải trình về tình trạng tiêu cực
trong ngành y, cụ thể như vấn đề cán bộ y tế quát mắng bệnh nhân, không
quan tâm đúng mức, không chịu chữa trị, và đòi/nhận phong bì của người
nhà bệnh nhân.
Trong phần giải trình, bà Tiến kêu gọi người nhà bệnh nhân không đưa
phong bì, và nếu thấy bác sĩ, điều dưỡng nào nhận phong bì thì chụp ảnh
gửi cho “chúng tôi” – tức là Bộ trưởng và các cán bộ cao cấp của Bộ.
Kêu gọi này của bà Tiến bị trỉ chích vì tính giáo điều hoa mỹ mà không có giá trị thực tế. Lý do, theo nhiều người là không thể thực hiện được. Một bạn đọc viết trên VnExpress rằng:
“Nếu bác (bộ trưởng Tiến) nói như vậy thì cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi
khám bệnh bình thường. Hay có thể do bác là Bộ trưởng, đi khám bệnh thì
người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng
cháu đâu”; và “Khi đưa phong bì kẹp trong hồ sơ thì bác sĩ nhanh chóng
cất đi. Trong phòng khám lúc đó vắng chỉ có 2 người thì sao mà cháu chụp
hình gửi được cho bác bộ trưởng? Với lại xui xẻo chẳng may bị bác sĩ
biết, không chịu chữa cho ba cháu nữa thì sao?”
Chất lượng ngành y và vấn đề tiêu cực
Vấn đề chất lượng chuyên môn như trình độ của bác sĩ là chuyện không thể đòi hỏi cao vì nó phụ thuộc vào hàng loạt các biến số như chất lượng của hệ thống đào tạo và nghiên cứu của ngành y cũng như mức độ đầu tư vào cơ sở vật chất và máy móc thiết bị mà Việt Nam rất thiếu do vẫn còn là một nước nghèo. Tuy nhiên chuyện này không phải là vấn đề mà người tiêu dùng dịch vụ y tế ở Việt Nam ca thán. Cái họ ca thán là về khía cạnh dịch vụ mà cán bộ ngành y cung cấp, bao gồm việc tận tụy, đối xử tốt, chăm sóc nhiệt tình, khám chữa bệnh hết lòng…
Hiện nay, theo thăm dò ý kiến của VnExpress (tính đến 6 giờ chiều giờ Việt Nam, ngày 16 tháng 11, 2012) thì có tới khoảng 75% số người tham gia trả lời cho rằng thường xuyên phải đưa phong bì cho bác sĩ, 17.5% trả lời rằng họ “thi thoảng” đưa phong bì, trong khi chỉ có 7.5% trả lời rằng họ chưa bao giờ đưa phong bì. Tổng số người tham gia trả lời lên tới hơn hai nghìn.
Đây là một thống kê trực tuyến đơn giản và vì thế độ tin cậy không cao. Tuy nhiên, nó cũng một phần cho thấy việc đưa phong bì cho bác sĩ là chuyện mà đa số bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) phải làm để “mua” chất lượng dịch vụ y tế.
Nhưng tại sao lại có hiện tượng đó? Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam cho rằng lương thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn là lý do chính, cùng với các lý do như sự suy thoái đạo đức.
Xét về mặt kinh tế, cần phải gác vấn đề suy thoái đạo đức qua một bên. Lý do điều kiện làm việc nghèo nàn và tiền lương thấp xem ra cũng khá hợp lý. Người làm ngành y thường phải làm nhiều giờ hơn các ngành khác, thí dụ so giờ làm của một bác sĩ với giờ làm của một nhân viên hành chính trên Bộ y tế thì chắc chắn bác sĩ làm nhiều giờ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tiền lương của bác sĩ lại theo đúng quy định của nhà nước về bậc lương. Nói cách khác, làm cán bộ y tế trong hệ thống bệnh viện lương thì không hơn nhưng lại phải làm nhiều hơn.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nó phải dẫn đến tiêu cực. Nhiều ngành nghề có mức thu nhập và thời gian làm việc trênh nhau là chuyện bình thường. Không thể vì chênh lệch về thu nhập và thời gian làm việc mà bắt buộc phải có tiêu cực.
Lý do tiêu cực
Lý do chính mà tiêu cực phát sinh là vì tiêu cực không bị trừng phạt. Cán bộ y tế, cũng như mọi cá nhân kinh tế khác, luôn tư lợi – tức là họ luôn làm những gì có lợi nhất cho mình. Nếu luật chơi không trừng phạt họ khi họ nhận tiền của bệnh nhân thì họ sẽ luôn luôn tìm cách tối đa hóa thu nhập của họ từ tiền phong bì của bệnh nhân. Điều đó có nghĩa họ sẽ cáu gắt, gây phiền phức, chửi mắng, hoặc lờ đi không quan tâm, đến bệnh nhân để tạo sức ép buộc bệnh nhân phải đưa phong bì. Và việc này đang diễn ra hàng ngày.
Nhưng tại sao việc nhận phong bì lại không bị trừng phạt? Lý do nằm ở ngay câu trả lời của người đứng đầu ngành y: “lương quá thấp”. Khi người đứng đầu ngành y cho rằng lương của cán bộ mình quá thấp, thì chính tuyên bố ấy thể hiện sự đồng cảm của bà về tệ đòi và nhận phong bì. “Lương quá thấp” là lý do tốt nhất để hợp lý hóa việc nhận phong bì: vì lương quá thấp, lương không đủ sống, mà cán bộ ngành y phải nhận phong bì, đó là chuyện không mong muốn, nhưng vì miếng cơm manh áo mà phải làm.
Và cách hợp lý hóa này không chỉ diễn ra trong ngành y, mà còn diễn ra ở nhiều ban ngành khác trong hệ thống công quyền.
Chống tiêu cực thế nào
Việc chống tiêu cực trong ngành y xem ra không quá khó. Cũng giống như tiêu cực trong các ngành khác, nó bắt đầu bằng việc các từ bỏ ngay ý niệm khởi nguồn rằng “lương quá thấp”, và vì thế hãy vị tha cho tiêu cực vì đó là chuyện cực chẳng đã.
Thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là thị trường tự do, người lao động có trình độ không nhất thiết phải làm trong các cơ quan hay tổ chức của nhà nước để nhận đồng “lương quá thấp”. Nếu họ thực sự có trình độ chuyên môn, họ có thể kiếm được việc làm với mức lương cao hơn ở bên ngoài nhà nước để không phải nhận “lương quá thấp”.
Những người lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn sẽ phải làm ở các nơi có thu nhập thấp hơn. Thí dụ làm kỹ sư máy tính thì lương cao hơn làm thợ may hoặc làm thợ xây. Đó là quy luật của thị trường, dù muốn hay không.
Ngành y còn dễ hơn nhiều so với các cơ quan hành chính nhà nước khác. Hiện nay quá trình tư nhân hóa ngành y đang diễn ra nhanh, bệnh viện tư nhân mọc lên nhiều. Cán bộ y tế giỏi có thể chuyển ra làm trong các bệnh viện tư, và vì thế không cần phải làm với mức “lương quá thấp” trong hệ thống bệnh viện công.
Thế nhưng đến nay nhiều bác sĩ giỏi vẫn không chuyển hẳn ra làm ở bệnh viện tư. Lý do không phải là họ thích mức “lương quá thấp” mà vì nhiều khi “lương quá thấp” cộng với tiền phong bì còn cao hơn nhiều so với tiền lương do các bệnh viện tư trả.
Cho nên để chống tiêu cực tận gốc, thì phải đoạn tuyệt ngay với khái niệm “lương quá thấp”. Không có chuyện dựa vào mức lương thấp để hợp lý hóa chuyện nhận phong bì. Nếu ngành y thực sự muốn chống tiêu cực một cách quyết liệt (điều mà rõ ràng là không có thật), thì bất kỳ cán bộ y tế nào vòi tiền hoặc nhận tiền của bệnh nhân sẽ phải bị đuổi khỏi ngành y, bị tước giấy phép hành nghề vĩnh viễn.
Nếu làm được thế, thì việc còn lại chỉ là phát hiện tiêu cực. Đương nhiên việc này không dễ dàng như lời hiệu triệu của bà Tiến là đi chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì. Không ai dại vừa đi đưa phong bì vừa chụp hình, vì như thế ngay cả khi bác sĩ không biết thì người đi đưa phong bì cũng dễ bị khép vào tội đưa hối lộ khi đi tố cáo. Thế nhưng sẽ có nhiều cách tinh tế hơn để làm, và người dân, nếu thực sự thấy sự nghiêm túc của lãnh đạo ngành y, sẽ giúp bà phát hiện được các bác sĩ nhận phong bì, không cách này thì cách khác.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Kêu gọi này của bà Tiến bị trỉ chích vì tính giáo điều hoa mỹ mà không có giá trị thực tế. Lý do, theo nhiều người là không thể thực hiện được. Một bạn đọc viết trên VnExpress rằng:
Nội thất bệnh viện không khác gì một khách sạn. Ảnh: Internet
Chất lượng ngành y và vấn đề tiêu cực
Vấn đề chất lượng chuyên môn như trình độ của bác sĩ là chuyện không thể đòi hỏi cao vì nó phụ thuộc vào hàng loạt các biến số như chất lượng của hệ thống đào tạo và nghiên cứu của ngành y cũng như mức độ đầu tư vào cơ sở vật chất và máy móc thiết bị mà Việt Nam rất thiếu do vẫn còn là một nước nghèo. Tuy nhiên chuyện này không phải là vấn đề mà người tiêu dùng dịch vụ y tế ở Việt Nam ca thán. Cái họ ca thán là về khía cạnh dịch vụ mà cán bộ ngành y cung cấp, bao gồm việc tận tụy, đối xử tốt, chăm sóc nhiệt tình, khám chữa bệnh hết lòng…
Hiện nay, theo thăm dò ý kiến của VnExpress (tính đến 6 giờ chiều giờ Việt Nam, ngày 16 tháng 11, 2012) thì có tới khoảng 75% số người tham gia trả lời cho rằng thường xuyên phải đưa phong bì cho bác sĩ, 17.5% trả lời rằng họ “thi thoảng” đưa phong bì, trong khi chỉ có 7.5% trả lời rằng họ chưa bao giờ đưa phong bì. Tổng số người tham gia trả lời lên tới hơn hai nghìn.
Đây là một thống kê trực tuyến đơn giản và vì thế độ tin cậy không cao. Tuy nhiên, nó cũng một phần cho thấy việc đưa phong bì cho bác sĩ là chuyện mà đa số bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) phải làm để “mua” chất lượng dịch vụ y tế.
Nhưng tại sao lại có hiện tượng đó? Người đứng đầu ngành y tế Việt Nam cho rằng lương thấp và điều kiện làm việc nghèo nàn là lý do chính, cùng với các lý do như sự suy thoái đạo đức.
Xét về mặt kinh tế, cần phải gác vấn đề suy thoái đạo đức qua một bên. Lý do điều kiện làm việc nghèo nàn và tiền lương thấp xem ra cũng khá hợp lý. Người làm ngành y thường phải làm nhiều giờ hơn các ngành khác, thí dụ so giờ làm của một bác sĩ với giờ làm của một nhân viên hành chính trên Bộ y tế thì chắc chắn bác sĩ làm nhiều giờ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tiền lương của bác sĩ lại theo đúng quy định của nhà nước về bậc lương. Nói cách khác, làm cán bộ y tế trong hệ thống bệnh viện lương thì không hơn nhưng lại phải làm nhiều hơn.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nó phải dẫn đến tiêu cực. Nhiều ngành nghề có mức thu nhập và thời gian làm việc trênh nhau là chuyện bình thường. Không thể vì chênh lệch về thu nhập và thời gian làm việc mà bắt buộc phải có tiêu cực.
Lý do tiêu cực
Lý do chính mà tiêu cực phát sinh là vì tiêu cực không bị trừng phạt. Cán bộ y tế, cũng như mọi cá nhân kinh tế khác, luôn tư lợi – tức là họ luôn làm những gì có lợi nhất cho mình. Nếu luật chơi không trừng phạt họ khi họ nhận tiền của bệnh nhân thì họ sẽ luôn luôn tìm cách tối đa hóa thu nhập của họ từ tiền phong bì của bệnh nhân. Điều đó có nghĩa họ sẽ cáu gắt, gây phiền phức, chửi mắng, hoặc lờ đi không quan tâm, đến bệnh nhân để tạo sức ép buộc bệnh nhân phải đưa phong bì. Và việc này đang diễn ra hàng ngày.
Nhưng tại sao việc nhận phong bì lại không bị trừng phạt? Lý do nằm ở ngay câu trả lời của người đứng đầu ngành y: “lương quá thấp”. Khi người đứng đầu ngành y cho rằng lương của cán bộ mình quá thấp, thì chính tuyên bố ấy thể hiện sự đồng cảm của bà về tệ đòi và nhận phong bì. “Lương quá thấp” là lý do tốt nhất để hợp lý hóa việc nhận phong bì: vì lương quá thấp, lương không đủ sống, mà cán bộ ngành y phải nhận phong bì, đó là chuyện không mong muốn, nhưng vì miếng cơm manh áo mà phải làm.
Và cách hợp lý hóa này không chỉ diễn ra trong ngành y, mà còn diễn ra ở nhiều ban ngành khác trong hệ thống công quyền.
Chống tiêu cực thế nào
Việc chống tiêu cực trong ngành y xem ra không quá khó. Cũng giống như tiêu cực trong các ngành khác, nó bắt đầu bằng việc các từ bỏ ngay ý niệm khởi nguồn rằng “lương quá thấp”, và vì thế hãy vị tha cho tiêu cực vì đó là chuyện cực chẳng đã.
Thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là thị trường tự do, người lao động có trình độ không nhất thiết phải làm trong các cơ quan hay tổ chức của nhà nước để nhận đồng “lương quá thấp”. Nếu họ thực sự có trình độ chuyên môn, họ có thể kiếm được việc làm với mức lương cao hơn ở bên ngoài nhà nước để không phải nhận “lương quá thấp”.
Những người lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn sẽ phải làm ở các nơi có thu nhập thấp hơn. Thí dụ làm kỹ sư máy tính thì lương cao hơn làm thợ may hoặc làm thợ xây. Đó là quy luật của thị trường, dù muốn hay không.
Ngành y còn dễ hơn nhiều so với các cơ quan hành chính nhà nước khác. Hiện nay quá trình tư nhân hóa ngành y đang diễn ra nhanh, bệnh viện tư nhân mọc lên nhiều. Cán bộ y tế giỏi có thể chuyển ra làm trong các bệnh viện tư, và vì thế không cần phải làm với mức “lương quá thấp” trong hệ thống bệnh viện công.
Thế nhưng đến nay nhiều bác sĩ giỏi vẫn không chuyển hẳn ra làm ở bệnh viện tư. Lý do không phải là họ thích mức “lương quá thấp” mà vì nhiều khi “lương quá thấp” cộng với tiền phong bì còn cao hơn nhiều so với tiền lương do các bệnh viện tư trả.
Cho nên để chống tiêu cực tận gốc, thì phải đoạn tuyệt ngay với khái niệm “lương quá thấp”. Không có chuyện dựa vào mức lương thấp để hợp lý hóa chuyện nhận phong bì. Nếu ngành y thực sự muốn chống tiêu cực một cách quyết liệt (điều mà rõ ràng là không có thật), thì bất kỳ cán bộ y tế nào vòi tiền hoặc nhận tiền của bệnh nhân sẽ phải bị đuổi khỏi ngành y, bị tước giấy phép hành nghề vĩnh viễn.
Nếu làm được thế, thì việc còn lại chỉ là phát hiện tiêu cực. Đương nhiên việc này không dễ dàng như lời hiệu triệu của bà Tiến là đi chụp ảnh bác sĩ nhận phong bì. Không ai dại vừa đi đưa phong bì vừa chụp hình, vì như thế ngay cả khi bác sĩ không biết thì người đi đưa phong bì cũng dễ bị khép vào tội đưa hối lộ khi đi tố cáo. Thế nhưng sẽ có nhiều cách tinh tế hơn để làm, và người dân, nếu thực sự thấy sự nghiêm túc của lãnh đạo ngành y, sẽ giúp bà phát hiện được các bác sĩ nhận phong bì, không cách này thì cách khác.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm