Có bao giờ bạn đi ăn ở nhà hàng và tự hỏi khay bánh mì dọn cho mình có phải bánh mì mới không, hay tại sao người chạy bàn tự nhiên biến mất kiếm hoài không thấy.
|
Một người chạy bàn mang thức ăn cho khách ở Alioto's Seafood Restaurant ở San Francisco, California. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images) |
Debra Ginsberg, người từng làm nghề chạy bàn trong suốt 20 năm, kể lại tất cả kinh nghiệm trong tập hồi ký “Waiting: The Confession of a Waitress”. Từ một tiệm ăn hạng xoàng, cho đến nhà hàng 5 sao, Ginsberg đều từng kinh qua. Bà kể những nỗi kinh hoàng, từ khúc bánh mì rớt xuống đất lượm lên đặt lại vào khay, đến việc các nhân viên nựng nịu nhau trong suốt ca làm việc.
Ginsberg san sẻ những bí mật gây sốc của các nhà hàng trong nhiều năm làm việc.
Từ bánh mì đến bơ, sau khi từ bàn của khách dọn xuống bếp, cái nào khách chưa đụng đến sẽ được đem dọn lại lên bàn của khách mới.
Yêu đương tình ái là chuyện thường tình ở dưới bếp, không lạ gì đôi khi người chạy bàn bỗng nhiên biến mất, không phải để phục vụ một bàn khác mà bận bịu với một nhân viên. Họ âu yếm giữa các thực phẩm và thức ăn ở chung quanh.
Từ nhân viên chạy bàn đến đầu bếp, họ có tuân thủ theo khẩu hiệu “phải rửa tay thường xuyên” không? Chưa hẳn vậy! Bà Ginsberg nói: “Ðây là một sự kiện đáng buồn. Theo tôi điều này xảy ra khá thường đối với đầu bếp hay người làm thức ăn ở trong bếp. Họ từ phòng vệ sinh đi ra mà không hề rửa tay.”
Nếu có gọi rượu khai vị martini thì chớ kêu thêm trái olive vì theo bà Ginsberg, chúng thường là đồ cũ và dơ bẩn. Nhớ đừng ăn. Khách cũ trước đó từng vừa nói chuyện vừa ho vào đó, thậm chí đã chạm tay vào nhiều lần.
Ðừng gọi thịt bít tết chín quá (well done) vì đầu bếp thường chọn miếng thịt xấu để làm cho bạn, do miếng thịt làm quá chín bạn không phân biệt được miếng thịt thế nào.
Ðừng chọc giận đầu bếp. Không một nhà bếp nào muốn nhìn thấy món ăn sau khi dọn lên bị khách bắt trả lại nhà bếp. Ginsberg nói: “Tôi chưa thấy một đầu bếp nào không cãi ngược lại là khách hàng mới chính là người hoàn toàn sai và rằng đĩa thức ăn không có gì đáng phê bình.” Thử tưởng tượng đêm trước người đầu bếp bị thiếu ngủ, bây giờ lại bị bạn làm cho bực mình. Cứ nghĩ đi hậu quả sẽ như thế nào?
Ðừng gọi cà phê sau khi ăn tối. Tốt nhất là đừng nghĩ đến điều này, đặc biệt nếu bạn chỉ muốn uống cà phê decaf vì biết người ta dọn lên có đúng cà phê decaf không hay vẫn chỉ là cà phê thường.
Muốn mang thức ăn thừa về nhà, tốt nhất là yêu cầu người phục vụ mang đồ bới cho bạn tự làm. Ginsberg kể rằng đã từng thấy tận mắt thức ăn bị rớt xuống nền thảm và người chạy bàn chỉ việc cúi xuống lượm lên rồi bỏ vào hộp.
Ðừng đi ăn tiệm vào ngày lễ Mother's Day hay Valentine's Day. Vào dịp lễ, đặc biệt là hai ngày lễ này nhân viên chạy bàn phải làm việc quá sức của họ vì quá nhiều khách hàng. Theo bà Ginsberg, thời gian tốt nhất để đi ăn nhà hàng là vào giữa tuần là lúc đồ ăn được tươi nhất, menu đặc biệt nhất, vì họ biết khách hàng thứ thiệt mới chọn thời gian ấy để đi ăn. (T.P.)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm