Tác Giả: V.Giang
ANDERSEN AIR FORCE BASE, Guam (AP) - Các con chuột chết được tẩm thuốc giảm đau với liều lượng cao sẽ được thả xuống các khu rừng rậm trên đảo Guam trong thời gian ngắn tới đây nhằm tiêu diệt loài rắn nâu sống trên cây, vốn đã gây đủ mọi vấn đề cho dân chúng nơi này từ hơn 60 năm nay.
Một binh sĩ Mỹ cầm một con rắn nâu trên đảo Guam. (Hình: AP Photo/Eric Talmadge)
Phần lớn các loài chim xuất xứ từ đảo Guam nay đã diệt chủng vì bị rắn nâu này ăn thịt, sau khi chúng theo các chiến hạm Mỹ từ vùng Nam Thái Bình Dương đến đảo sau Ðệ Nhị Thế Chiến.
Hiện có vào khoảng 2 triệu con rắn này ở đảo Guam, tiêu diệt các loại thú rừng, cắn người và ngay cả gây tình trạng mất điện khi bò trên các đường dây dẫn điện.
Cách nơi này khoảng hơn 3,000 miles, giới chức bảo vệ môi trường ở Hawaii từ lâu nay cũng lo ngại sẽ gặp phải sự xâm lăng tương tự, do các con rắn bám theo phi cơ từ Guam bay tới nơi này.
Nỗi lo lắng về tổn thất của các loài sinh vật thổ nhưỡng cùng hàng tỉ dollars thiệt hại trong kỹ nghệ du lịch sẽ giảm đi nhiều nếu chiến lược diệt rắn ở Guam thành công.
Một cuộc nghiên cứu do cơ quan National Wildlife Research Center thực hiện vào năm 2010 cho thấy loài rắn nâu này có thể gây thiệt hại từ $593 triệu đến $2.14 tỉ nếu phát triển được tại Hawaii như đã thấy ở Guam.
Các con rắn nâu thường dài khoảng 1m nhưng có thể tới hơn 3m. Phần lớn các loài chim ở Guam không biết cách nào để chống lại loài rắn ăn đêm nay và sau gần 3 thập niên coi như hoàn toàn bị tiêu diệt.
Các khoa học gia nay đề nghị giải pháp tẩm chất acetaminophen, thường dùng trong các thuốc trị đau nhức như Tylenol, vào các con chuột chết rồi dùng trực thăng thả xuống các khu rừng rậm.
ANDERSEN AIR FORCE BASE, Guam (AP) - Các con chuột chết được tẩm thuốc giảm đau với liều lượng cao sẽ được thả xuống các khu rừng rậm trên đảo Guam trong thời gian ngắn tới đây nhằm tiêu diệt loài rắn nâu sống trên cây, vốn đã gây đủ mọi vấn đề cho dân chúng nơi này từ hơn 60 năm nay.
Một binh sĩ Mỹ cầm một con rắn nâu trên đảo Guam. (Hình: AP Photo/Eric Talmadge)
Phần lớn các loài chim xuất xứ từ đảo Guam nay đã diệt chủng vì bị rắn nâu này ăn thịt, sau khi chúng theo các chiến hạm Mỹ từ vùng Nam Thái Bình Dương đến đảo sau Ðệ Nhị Thế Chiến.
Hiện có vào khoảng 2 triệu con rắn này ở đảo Guam, tiêu diệt các loại thú rừng, cắn người và ngay cả gây tình trạng mất điện khi bò trên các đường dây dẫn điện.
Cách nơi này khoảng hơn 3,000 miles, giới chức bảo vệ môi trường ở Hawaii từ lâu nay cũng lo ngại sẽ gặp phải sự xâm lăng tương tự, do các con rắn bám theo phi cơ từ Guam bay tới nơi này.
Nỗi lo lắng về tổn thất của các loài sinh vật thổ nhưỡng cùng hàng tỉ dollars thiệt hại trong kỹ nghệ du lịch sẽ giảm đi nhiều nếu chiến lược diệt rắn ở Guam thành công.
Một cuộc nghiên cứu do cơ quan National Wildlife Research Center thực hiện vào năm 2010 cho thấy loài rắn nâu này có thể gây thiệt hại từ $593 triệu đến $2.14 tỉ nếu phát triển được tại Hawaii như đã thấy ở Guam.
Các con rắn nâu thường dài khoảng 1m nhưng có thể tới hơn 3m. Phần lớn các loài chim ở Guam không biết cách nào để chống lại loài rắn ăn đêm nay và sau gần 3 thập niên coi như hoàn toàn bị tiêu diệt.
Các khoa học gia nay đề nghị giải pháp tẩm chất acetaminophen, thường dùng trong các thuốc trị đau nhức như Tylenol, vào các con chuột chết rồi dùng trực thăng thả xuống các khu rừng rậm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm