Lê Minh
Khủng bố VC đánh bom ngay trung tâm Sài Gòn năm 1965 |
Hôm 1/05 vừa qua, sau gần 10 năm
lẩn trốn để tránh sự truy lùng của Hoa Kỳ và các nước đồng minh, tên
trùm khủng bố Osama Bin Laden bị biệt hải Hoa Kỳ truy sát và giết chết
tại tư gia của hắn, tại một thành phố nhỏ phía đông bắc Hồi quốc.
Từ
hôm đó đến nay hơn tuần lễ, câu chuyện Osama Bin Laden bị biệt hải Hoa
kỳ hạ bị sát là câu chuyện được bàn tán sôi nổi, đề cập nhiều nhất trên
các trang tạp chí, websites, diễn đàn. Người người đều cho rằng thế giới
từ nay được bớt đi một tên trùm khủng bố gian ác.
Theo
Wiki và nhiều websites khác thì “Khủng bố” được định nghĩa là hành động
phá hoại tài sản, gây thương vong hoặc dưới bất cứ hình thức nào, bất
chấp thiệt hại nhân mạng, miễn là có thể gây bất ổn, hoang mang, sợ hãi
cho cá nhân, cộng đồng, tổ chức, chính phủ, nhằm đạt mục tiêu chính trị,
tôn giáo.
Từ xưa nay, nạn khủng bố chưa bao
giờ chấm dứt. Trong những năm gần đây, nạn khủng bố của những nhóm hồi
giáo cực đoan phát triển đã lôi kéo cả thế giới vào cuộc chiến chống lại
chúng. Khủng bố không chỉ xảy ra tại những nước như Irag, Afghanistan,
Hồi quốc,... mà còn có thể xảy ra tại các nước Tây Phương hay bất cứ nơi
nào trên thế giới.
Trở lại với không khí cả thế giới vui mừng sau
khi được biết Bin Laden bị hạ sát, thì chính phủ nhà nước CHXHCNVN, cũng
có ý kiến thông qua lời phát biểu của nữ phát ngôn nhân Nguyễn Phương
Nga. Tại buổi họp báo hôm 3/05 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam
trước cái chết của Bin Laden, bà Nga đã trả lời một cách chung chung:
“Việt
Nam phản đối chủ nghĩa khủng bố và lên án các hoạt động khủng bố dưới
mọi hình thức. Những kẻ khủng bố phải chịu trách nhiệm về những hành
động của mình và cần phải bị nghiêm trị”.
Cảnh một chiếc xe đò và chiếc xe lam bị lật do mìn của VC - Phú Yên (2/1964) |
Nói vậy chứ không phải vậy, bởi
vì chỉ vài ngày trước đó, trong loạt bài “mừng chiến thắng 30/04”, nhiều
báo chí trong nước hí hửng đăng tự truyện của một số “Khủng bố Việt
Cộng”, trong đó có cả câu chuyện khủng bố ám sát Giáo sư Nguyễn Văn
Bông.
Thật ra cái chết thảm thương của vị
đại giáo sư tài ba Nguyễn Văn Bông cũng nằm trong số phận muôn ngàn nạn
nhân của khủng bố Việt Cộng.
Nạn khủng bố
của Việt Cộng đã có từ lâu, có từ thời ông Hồ Chí Minh mới đem chủ nghĩa
cộng sản vào Việt Nam. Các vụ ám sát khủng bố do các đảng viên, cán bộ
cộng sản thực hiện đã xảy ra từ những năm tháng trước thời điểm 1945. Từ
sau thời điểm 8/1945 thì các vụ ám sát, khủng bố lại diễn ra với hình
thức quy mô, rộng lớn hơn.
Những đối thủ
chính trị của các đảng phái khác khi bị ám sát thì được chụp cho cái mũ
“Việt gian, phản động” hay “tay sai”. Đây là những thủ thuật được dùng
để che mắt quần chúng và giúp kẻ nhận nhiệm vụ ám sát có thể ra tay dễ
dàng, dã man và dứt khoát hơn.
Những năm
tháng trong cuộc chiến kháng Pháp, các cuộc thanh trừng, khủng bố vẫn
diễn ra từ Nam chí Bắc, không những chỉ đối với các phe phái đối lập, mà
còn xảy ra đối với chính các đồng chí trong cùng nội bộ.
Ngay
khi cuộc chiến này chưa chấm dứt, Đảng CSVN đã vâng lời quan thầy Trung
Quốc tiến hành cuộc Cải Cách Ruộng Đất “long trời lở đất”. Hàng trăm
ngàn người bị chết oan. Nạn nhân, ngoài các tầng lớp nông dân, tư
thương, trí thức, còn có cả các đảng viên CS trung kiên. Tại các cuộc
đấu tố, có nhiều người nông dân vì bị đe dọa, khủng bố tinh thần, bị
buộc phải điểm mặt chỉ tên, tố giác những tội trạng không hề xảy ra. Sự
khủng bố và cách đối xử tàn ác của chính quyền cộng sản non trẻ ở miền
Bắc đã khiến cho người dân miền Bắc khiếp sợ. Điều đó lý giải tại sao
hàng triệu người miền Bắc sẵn sàng bỏ tất cả để chạy trốn vào Nam năm
1954.
Nạn khủng bố có chấm dứt sau năm 1954 ở miền Nam không? Thưa không.
Sau
1954 thì cộng sản tiếp tục “cuộc cách mạng giải phóng miền Nam” bằng
mọi giá, cho dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”, hoặc phải nướng hàng
triệu thanh niên vào cuộc chiến.
Trong những
năm của cuộc chiến này, người dân miền Nam đã quá quen thuộc với cảnh
đấp mô, gài mìn, liệng lựu đạn vào chỗ đông người của các tên “Đặc công
Việt Cộng” mà người miền Nam vẫn quen gọi chúng là “Khủng bố Việt Cộng”.
Cái tên này quả là không sai, bởi vì các tên khủng bố Việt Cộng thường
tiến hành các các vụ đánh lẻ tẻ mà chúng gọi là đánh du kích bằng cách
chôn mìn, gài lựu đạn vào chợ búa, nơi hội họp, đường xá, bệnh viện,
trường học,... bất kể nơi nào miễn là có thể gây sát thương nhiều nhất,
khiến dân chúng sợ hãi phải tránh xa những nơi đó. Nạn nhân của những vụ
khủng bố còn là những tư thương, gia đình không chịu đóng thuế hay
không đóng thuế đầy đủ cho ban kinh tài Việt Cộng. Những ai dám đi khai
báo với chính quyền thì bản thân và gia đình đều bị khủng bố VC truy sát
đến cùng để làm gương cho những người khác.
Những
khủng bố do VC gây ra trong thời chiến, kể ra thì có hàng ngàn, không
thể gom hết vào một vài trang giấy, nhưng danh sách một số vụ điển hình
thì cũng có thể tìm thấy trên một số trang mạng. Ngoài những vụ ám sát
đặt mìn lẻ tẻ để giết những chính khách, trí thức, nhà báo, thương gia,
thì phải kể đến một số vụ nổi bật về tính chất tàn ác một thời được báo
chí trong và ngoài nước nhắc đến như Vụ đánh bom nhà hàng nổi Mỹ Cảnh
(6/1965); Vụ thảm sát đồng bào
Thượng tại Dak Sơn, Đắc Lắc (12/1967); Vụ thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế
(2/1968); Vụ thảm sát tại sân vận động Quy Nhơn (1/1972); Vụ pháo kích
trường tiểu học Cai Lậy Định Tường (3/1974). Ghê tởm hơn cả là nhờ “sự
sáng tạo cao độ” trong công tác “giết địch” nên những khủng bố VC đã
nghĩ ra cách đánh bom kép để giết thêm đợt 2 khi nhân viên cứu thương,
cảnh sát đến hiện trường để cứu người, như trường hợp đánh bom kép một
số rạp hát (rạp hát Trưng Vương, Quy Nhơn), nhà hàng nổi Mỹ Cảnh,...
Thế
cho nên một cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, ông Bill
Laurie khi đem so sánh thời gian và tính chất giết người của khủng bố VC
với bọn khủng bố Al-Qaeda, đã thốt lên rằng “Việt Cộng chính là sư tổ
của bọn khủng bố” (“mother of all terrorism!”).
Đó là nói đến khủng bố VC “thời xưa”. Vậy thời nay Việt Cộng có còn khủng bố dân lành nữa không? Xin thưa: vẫn còn!
Sau
1975, đặc công VC tuy hết còn pháo kích, đặt mìn, liệng lựu đạn vào dân
lành nữa nhưng CSVN vẫn sử dụng nhà tù và lực lượng chỉ biết “còn Đảng
còn mình” để làm phương tiện khủng bố người dân. Nghe nói đến “học tập
cải tạo” thì ai cũng sợ. Bị kêu lên gặp chính quyền địa phương hoặc đồn
công an để “làm việc” thì ai cũng lo âu. Ngoài ra ngày nay công an còn
biết sử dụng côn đồ để trấn áp dân oan, đánh đập những nhà bất đồng
chính kiến.
Khủng bố vẫn tồn tại sau cái
chết của trùm Osama Bin Laden. Nhưng thế giới vẫn tiếp tục truy lùng
những tên khủng bố để đem ra xét xử. Trong khi đó nạn khủng bố tại Việt
Nam vẫn tiếp diễn.
Những tên khủng bố VC thời nay
thì ngày càng hung tợn hơn, trong khi những tên khủng bố VC “năm xưa”
vẫn huênh hoang, khoe khoang những tội ác của mình mà không hề tởm lợm
chút nào.
Xét cho cùng, bọn khủng bố thời
xưa và nay đều có chung sở thích bệnh hoạn là thích khoe khoang, khoác
lác thành tích giết người của chúng.
Úc Châu ngày 12/05/2011
Xem thêm hình ảnh khủng bố của thằng việt cộng huỳnh phi long ở đây nè ==>
Hình xưa :Vụ Nổ Bom Nhà Hàng Mỹ Cảnh Thang 6 1965
Bài viết của qdnd về thằng vc giết dân Nam nè .
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/99886/print/Default.aspx
Huỳnh Phi Long và trận đánh nhà hàng Mỹ Cảnh
QĐND - Thứ Sáu, 08/01/2010
Khủng bố Huỳnh Phi Long
Trong đoàn đại biểu Biệt động thành ra thăm Hà Nội tháng 1-2010 có Huỳnh Phi Long (bí
danh Huỳnh Anh Dũng)-chiến sĩ biệt động thành Sài Gòn - Gia Định . Mới
trông ông chỉ khoảng 60 tuổi, con người huyền thoại này khiến mọi người
thấy ông sẽ phải thốt lên kinh ngạc và thán phục về tài mưu trí, dũng
cảm đã thực hiện thắng lợi trận đánh vang dội nhà hàng Mỹ Cảnh Sài Gòn
ngày 23-6-1965 .
Ông
kể: Trước trận đánh vào nhà hàng Mỹ Cảnh, Huỳnh Phi Long và đồng đội
xác định là trận đánh để trả thù cho đồng chí Trần Văn Đang-một chiến sĩ
biệt động vừa bị Mỹ ngụy tử hình tại bùng binh chợ Bến Thành vào ngày
20-6-1965.
Nhà
hàng Mỹ Cảnh là một chiếc tàu nổi dài 75m, rộng 25m, chứa được tới 250
thực khách, thường được neo đậu theo bờ sông tại bến Bạch Đằng, cách
kênh Bến Nghé khoảng 100m, bên cạnh cột cờ Thủ Ngữ đối diện bên kia
đường bến Bạch Đằng (nay là đường Tôn Đức Thắng, quận 1). Chủ nhà hàng
là một người tên là Phú Lâm, một tay sai đắc lực của tình báo CIA .
Cấp
trên nhận định phá hủy được nhà hàng này coi như ta đã triệt được một
cái vòi của Mỹ-ngụy và sẽ khoét sâu được mâu thuẫn giữa Mỹ và ngụy sau
những trận đánh tại bến xe buýt (đường Hồng Bàng, dành riêng cho các cố
vấn Mỹ), trận đánh vào sân tập Bình Thới (quận 11, dành riêng cho bọn
cảnh sát địch).
Phi
Long đã phải điều nghiên kỹ địa hình và thói quen đi lại, chơi bời, ăn
uống của địch . Địa hình ở đây rất khó tiếp cận vì nhà hàng Mỹ Cảnh ở
dưới sông chỉ có một lối đi duy nhất là chiếc cầu thang, địch lại thường
xuyên bố trí hai cảnh sát mang súng tiểu liên canh gác bên cầu thang.
Ngay tại bãi trống trên bờ trước nhà hàng còn có 3 tên cảnh sát và một
tên công an chìm luôn luôn cảnh giới. Dưới sông, an ninh hải quân của
địch tuần tra liên tục.
Phi
Long và đồng chí Lê Văn Rãy (cùng trong tổ biệt động) hạ quyết tâm theo
phương án đã chuẩn bị. Trước lúc lâm trận, như có linh tính mách bảo
hay chính là sự cẩn tắc vô áy náy của những người lính chiến nên Phi
Long đã kiểm tra lại vũ khí. Trời ơi, thật may mắn, anh phát hiện ra
đồng hồ gài mìn bị chập, chút xíu nữa là nổ tung và hai người sẽ chết
khi chưa thực hiện được nhiệm vụ. Khi kể lại, ông vẫn còn xuýt xoa: Thật
hú vía cái đận ấy!
Diễn
biến trận đánh như sau: Phi Long đi xe máy mô-bylet chở một trái mìn đi
trước, đồng chí Rãy đạp xe giả làm người bán báo chở một trái DH10 đi
sau đủ tầm nhìn thấy nhau. Gần đến cầu Hang, Phi Long đi chậm lại quan
sát, chờ thời cơ vượt trạm gác. Khi người dân tập trung đi về phía giữa
cầu, lợi dụng đông người che khuất, Phi Long cho xe vượt qua, đồng chí
Rãy cũng đạp xe theo qua khỏi trạm gác cùng lao nhanh về hướng mục tiêu.
Dừng lại một phút để quan sát, thấy 3 tên cảnh sát vẫn đứng trước cầu
thang lên xuống nhà hàng, còn phía trên bờ sông 4 tên cảnh sát đứng dàn
hàng ngang súng tiểu liên cầm tay, hai tên công an chìm đi lại ngay bãi
trống đối diện nhà hàng. Tại các ngã tư địch tăng cường xe bọc thép và
bọn lính dã chiến hình thành thế bảo vệ quanh mục tiêu. Đây là một sự
bất thường xảy ra trong khu vực, một tình huống ngoài dự kiến. Nhưng Phi
Long quyết tâm là phải đánh và đây cũng là thời cơ đánh khi địch tập
trung cao nhất. Anh động viên đồng chí Rãy: Dù hy sinh hai anh em mình
cũng phải hoàn thành nhiệm vụ trước Đảng và Quân đội trong trận đánh
này. Quan sát thêm, Phi Long thấy có vài người bán hàng rong qua lại
trước mục tiêu và kế đó lại có hàng bán thuốc lá. Nhìn đồng hồ đeo tay
chỉ còn vài phút nữa thôi, Long liền chạy xe cập mục tiêu.
Long tự nhủ thật bình tĩnh để địch không nghi ngờ phát hiện, anh dừng xe máy nhắm
đúng hướng mìn thổi vào 2/3 thân tàu. Mồ hôi rịn đầy trên trán, song
anh vẫn cố tỏ ra ung dung thản nhiên móc tiền bước đến quầy mua thuốc lá
, những tên công an vẫn qua lại không biết gì. Chỉ còn 2 phút nữa thôi,
trái mìn DH10 sẽ nổ. Anh nhanh chóng đi đến bên cạnh công viên, áp sát
người vào một trụ cột, lợi dụng bóng tối bỏ 2 trái thủ pháo xuống sông
rồi lẹ làng lách người qua công viên cách đó 5m nhảy lên chiếc xe gắn
máy mà đồng chí Tám Sâm đã để sẵn.
Đồng
chí Rãy cũng đã gài xong quả mìn định hướng thứ hai. Hai người lên xe,
vừa chạy ra khoảng 50m thì trái mìn thứ nhất mà Phi Long gài đã nổ. Lao
xe đến bùng binh Nguyễn Huệ thì Long bị cảnh sát chặn lại khám xét, kiểm
tra thấy giấy tờ hợp pháp bọn chúng để cho hai người đi. Vừa lúc đó,
trái mìn thứ hai của đồng chí Rãy gài nổ tiếp. Cả Sài Gòn như bừng lên
khí thế tiến công. Tiếng còi báo động của địch vang lên inh ỏi, đường
phố trở nên một cảnh tượng hỗn loạn, chỉ riêng những người lính đặc công
biệt động mừng vui khôn tả.
Vài
phút sau, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn cũng có mặt và chứng kiến cảnh tan nát
này đã lắc đầu thất vọng và ủ rũ cúi đầu leo lên xe như không dám tin
vào những gì vừa xảy ra.
Ngày
23-6-1965, Huỳnh Phi Long được cấp trên tặng thưởng huân chương Chiến
công hạng nhất, các đồng chí Lê Văn Rãy, Tám Sâm, Kiều Nương và Nguyễn
Thị Hoài đều được tặng huân chương Chiến công hạng 3. Riêng tập thể đội
biệt động 67 được tặng thưởng huân chương Quân công hạng 3.
Trước
khi đi đánh trận nhà hàng Mỹ Cảnh, Huỳnh Phi Long được về thăm vợ con.
Lúc đó, bé Nga còn nhỏ xíu cứ quấn lấy ba hỏi: Ba ơi, chừng nào ba về?
Phi Long vờ trả lời con gái: Ờ, chiều mốt ba về. Nói là nói vậy để vợ
con yên lòng, chứ thực tình Phi Long không biết có còn ngày gặp lại vợ
con hay không. Nhưng cũng không dám nói ra sợ mọi người lo lắng. Vợ anh
thì chỉ biết ứa lệ nhìn chồng, rồi chị cố gạt nước mắt động viên: Anh cứ
yên tâm làm nhiệm vụ, đừng có băn khoăn vì gia đình.
Cũng
là một giao liên, nên chị hiểu công việc của chồng nguy hiểm đến nhường
nào. Vì thế, nhờ có chị vừa công tác tốt vừa chăm lo cho gia đình bé
nhỏ của mình nên Phi Long đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong
mỗi trận đánh.
Có
lần, cùng mẹ đến thăm ba khi Phi Long bị địch bắt giam ở khám Chí Hòa,
bé Nga cứ cầm tay ba kéo qua hàng rào và hỏi: Ba bị đánh vào đâu? Có đau
lắm không? Nó cho ba ăn gì? Thôi, ba về với con đi.
“Bé
Nga” bây giờ đã 50 tuổi rồi nhưng vẫn điên loạn vì bị địch hành hạ. Còn
người vợ hiền đảm hết mực thương yêu chồng con cũng bị địch bắt, đánh
đập, tra khảo vì có chồng tham gia hoạt động cách mạng. Rồi chị bị chúng
chích thuốc cho đến điếc tai, nhưng vẫn một lòng không khai báo nửa
lời. Nhưng những đòn tra tấn dã man ấy đã làm cho tinh thần của chị
hoảng loạn, không còn suy nghĩ như người bình thường được nữa, chị làm
việc như người vô thức, không biết đúng hay sai, không hiểu mình đang
làm cái gì. May thay, ông còn có hai cô con gái và một cậu con trai để an ủi, nhưng cuộc sống cũng còn khó khăn.
Trong
những ngày bị giam cầm ở khám Chí Hòa, rồi bị đày ra Côn Đảo, địch nhốt
vào chuồng cọp, nhưng Huỳnh Phi Long vẫn luôn giữ vững khí tiết kiên
trung của một người cách mạng, một người chiến sĩ đặc công biệt động
dũng cảm, mưu trí. Trong nhà tù Côn Đảo, Phi Long cùng với anh em đồng
chí luôn chống đối việc chào cờ địch, đấu tranh, tuyệt thực đòi thả tự
do cho những người không án và anh em bị bệnh tật. Ngay chốn lao tù, Phi
Long vẫn được anh em đồng chí tin tưởng bầu làm tổ trưởng tổ đảng. Đến
khi hiệp định Pa-ri ký kết, Phi Long mới được địch trao trả tù binh vào
ngày 21-3-1973.
Khi
chia tay ông ra về, trong lòng tôi vẫn nhói lên một sự băn khoăn áy náy
về gia cảnh. Thế nhưng trong cái bắt tay rất chặt, nhìn ông, tôi vẫn
thấy ánh mắt ông đang cười với một niềm tin tất thắng vào tương lai. Chúng
tôi sẽ còn được ông kể trận đánh còn lại, như trận đánh vào Bộ Tổng
Tham mưu ngụy; Nhà hát lớn thành phố; Sân bay Tân Sơn Nhất.
PV- Theo: Băng Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm