Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam

Phong trào Hướng đạo ở Việt Nam

Anh Vũ, thông tín viên RFA
LangBian-Dalat-305.jpg
Du khảo núi LangBian và thăm Trại trường Tùng Nguyên - Đà Lạt của Liên đoàn Bà Rịa, Thiếu đoàn Tùng Nguyên và Đạo Cần Thơ vào tháng 5 năm 2007
Photo: wikipedia


Hướng đạo Việt Nam một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào năm 1930, là một thành viên của tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới vào năm 1957.
Sau năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam phong trào Hướng đạo đã bị chính quyền cấm hoạt động. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, Hướng đạo Việt Nam ở các tỉnh phía Nam đã tồn tại và hoạt động cho dù chưa được phép hoạt động chính thức từ phía chính quyền.

Phong trào Hướng đạo hiện đang có mặt ở 216 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với số hội viên ước chừng 40 triệu người. Tổ chức Hướng đạo là một tổ chức phi chính trị và tôn giáo, với mục đích là giáo dục giúp thanh thiếu niên có tinh thần yêu tổ quốc, ý thức cộng đồng và tinh thần độc lập trong các sinh hoạt.
Thông qua các hoạt động dã ngoại, cắm trại... tạo cho các Hướng đạo sinh ý thức tháo vát, chịu khó, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đây là điều kiện để chuẩn bị cho họ trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự và hữu ích cho xã hội.
Hướng đạo có nghĩa là dẫn đường, từ "đạo" trong cụm từ Hướng đạo có nghĩa là đường nó hoàn toàn không có liên quan đến bất kỳ tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị Hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, ngoại trừ các đoàn Hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Từ lúc thành lập vào năm 1930, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, thu hút rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò quan trọng trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam. Như các ông Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm...
Trong chiến tranh Việt – Pháp (1946-1954), hầu hết Hướng đạo sinh đã đều tham gia vào cuộc kháng chiến và họ đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Năm 1946, ông Hồ Chí Minh Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đã nhận lời làm Hội trưởng danh dự của Hội Hướng đạo Việt Nam.
Hướng đạo là một phương pháp giáo dục cho thanh thiếu niên rất tốt và rất bổ ích, xuất phát từ mong muốn thanh thiếu niên được giáo dục theo phương pháp Hướng đạo, để trở thành những công dân tốt và hữu ích cho đất nước.
...đã có quan hệ móc nối với các phần tử phản động, số cầm đầu các nhóm Hướng đạo ở hải ngoại và với tổ chức Hướng đạo thế giới, để tuồn thông tin, vu cáo chế độ, xin chỉ đạo và tài trợ cho hoạt động của mình ...
- Trích văn bản Trung ương đảng
Ông Nghiêm Văn Thạch, nguyên phó Tổng Ủy viên Hướng đạo Việt Nam trước 1975 cho chúng tôi biết:
“Giá trị tích cực của phong trào Hướng đạo ngay từ khi thành lập từ năm 1930, nó đã có một ảnh hưởng rất lớn tới thế hệ trẻ thời đó. Mà biểu tượng là sự dấn thân của các nhà trí thức hội đó, như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm...”
Ở Việt Nam hiện nay, với lý do đã có tổ chức Đoàn Thanh niên CS làm nhiệm vụ thay mặt cho Đảng và Nhà nước quản lý thanh niên. Một phần do chính quyền chưa hiểu hết về Hướng đạo, nên hoạt động của các tổ chức Hướng đạo không được ủng hộ. Cho dù chưa có văn bản nào cấm Hướng Đạo hoạt động, tuy nhiên đảng CSVN không đồng tình.
Năm 2004, Ban Bí thư Trung ương đảng CSVN có văn bản gửi đến các cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa phương yêu cầu ngăn cản và không cho đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo. Với lý do theo văn bản trên là "...đã có quan hệ móc nối với các phần tử phản động, số cầm đầu các nhóm Hướng đạo ở hải ngoại và với tổ chức Hướng đạo thế giới, để tuồn thông tin, vu cáo chế độ, xin chỉ đạo và tài trợ cho hoạt động của mình ..."
Tuy vậy từ năm 1990 đến nay, do sự nhiệt tình của một số Hướng đạo sinh cũ, Hướng Đạo ở miền Nam từ Huế trở vào vẫn từng bước khôi phục hoạt động và không bị chính quyền địa phương cản trở. Bắt đầu từ việc tụ họp không mặc đồng phục, tiến tới mặc đồng phục của các Hướng đạo sinh. Tới tổ chức các cuộc dã ngoại, cắm trại từ ít ngày đến nhiều ngày nhưng đều phải xin phép. Những việc này đều bị chính quyền giám sát, và theo dõi, nhưng dần dần chính quyền đã chấp nhận một cách dè dặt. Vì qua tìm hiểu, họ thấy đây là một hoạt động hữu ích trong việc giáo dục cho thanh thiếu niên. Một phần, thông qua việc cho hoạt động Hướng đạo khôi phục trở lại, sẽ giảm bớt ấn tượng xấu của quốc tế đối với chế độ toàn trị ở Việt Nam. Cho dù vậy, chính quyền yêu cầu không được dùng danh nghĩa Hướng đạo trong mọi hoạt động.

Chưa có quy định rõ ràng

Daklak_in_Tam_Binh_Thu_Duc-250.jpg
Hướng đạo sinh thuộc Đạo Hướng đạo Đắc Lắc tại Trại Hợp bạn Quốc gia "Tự Lực" ở Tam Bình, Thủ Đức vào lễ Giáng sinh năm 1974. Photo: wikipedia
Tại Sài gòn, Hướng đạo có một Ban Điều hành trên danh nghĩa. Vào 15h00-16h30 các ngày chủ nhật, tại hầu hết các công viên các hoạt động của hướng đạo sinh vẫn diễn ra công khai và thường xuyên, có sử dụng đồng phục Hướng đạo. Ở các địa phương khác như Huế, Đà Nẵng, Đồng Nai, Cần Thơ... cũng có các hoạt động tương tự. Tuy nhiên vấn đề tổ chức của các tổ chức Hướng đạo ở các cấp cũng chưa rõ ràng như quy định.
Ông Nguyễn Thành Nghĩa, Uỷ viên ngành Ấu Hướng đạo Âu lạc đang hoạt động tại công viên Hoàng Văn Thụ - Sài gòn cho chúng tôi biết:

“Ban đầu sinh hoạt, khoảng những năm 1990-1992, anh em đã gặp nhau nhưng không mặc đồng phục. Sau dần dần thử nghiệm mặc đồng phục, chủ yếu là anh em hướng đạo cũ thì nhà nước cũng chú ý tới và theo dõi. Qua tìm hiểu thì họ đã hiểu đây là một phong trào giáo dục, không phải là chính trị hay tôn giáo. Còn vấn đề cắm trại, khi để cho anh em qua đêm thì đây là vấn đề nhạy cảm, cái đó người ta hạn chế…”
Nhưng ở miền Bắc thì khác, do Đảng không ủng hộ, nên có nhiều người ngại không dám hoạt động. Theo họ nếu Nhà nước cho phép Hướng đạo hoạt động lại như trước đây thì họ sẵn sàng làm cho phong trào hướng đạo phát triển.

Ban đầu sinh hoạt, khoảng những năm 1990-1992, anh em đã gặp nhau nhưng không mặc đồng phục. Sau dần dần thử nghiệm mặc đồng phục, chủ yếu là anh em hướng đạo cũ thì nhà nước cũng chú ý tới và theo dõi.
-Ông Nguyễn Thành Nghĩa
Tuy nhiên, phía chính quyền cũng đã nhận thấy mặt tích cực của phong trào Hướng đạo. Ban Bí thư Trung ương đã có văn bản chỉ đạo cho đoàn Thanh niên CS và Hội Thanh niên cần phải tiếp thu có chọn lọc hình thức, phương pháp của Hướng đạo trong giáo dục và tổ chức hoạt động của thanh thiếu niên. Đó chính là lý do của sự ra đời của tổ chức thanh thiếu niên Sao Bắc Đẩu của nhà nước hiện nay.
Được biết vừa qua, đã có 100 cựu hướng đạo sinh tại Việt Nam, đã ký tên vào một kiến nghị gửi cho các cấp lãnh đề nghị chính thức công nhận phương pháp giáo dục thanh thiếu niên theo qui trình 1946 của Hội Hướng đạo Việt Nam. Và cho phép Hướng đạo Việt Nam hoạt động trở lại, bên cạnh Đoàn Thanh niên CS hiện nay.
Xuất phát từ thực trạng ý thức và đạo đức của giới trẻ ở Việt Nam đã và đang có các dấu hiệu đáng quan ngại. Việc nhà nước cho phép cho phong trào Hướng Đạo được tồn tại và hoạt động chính thức trở lại thiết nghĩ cũng là một việc làm khả thi để giải quyết vấn đề này.
Nhưng trở ngại lớn nhất cho vấn đề này không phải là về mặt pháp lý, mà là do vấn đề chính trị. Đó là tư tưởng đơn nguyên trong một thể chế toàn trị như ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bấm vào dưới avata "Tham gia trang web này " để có thể biết bài mới của Ròm